Nhà kinh tế Angus Deaton: Đánh thuế người giàu để hồi phục từ Covid là ý tưởng tồi

14/04/2021 08:33
14-04-2021 08:33:47+07:00

Nhà kinh tế Angus Deaton: Đánh thuế người giàu để hồi phục từ Covid là ý tưởng tồi

Nhà kinh tế đoạt giải Nobel, Angus Deaton, cho rằng đánh thuế tài sản để có tiền thanh toán các khoản nợ do đại dịch gây ra - và có thể được áp dụng vĩnh viễn nếu được chấp thuận - là cách “dở tệ”.

Đánh thuế người có thu nhập cao là điều khó thực hiện và càng làm cho người giàu có những động lực lớn để tránh nó - chắc chắn họ sẽ làm thế”, Deaton, giáo sư Đại học Princeton, người đang thực hiện nghiên cứu chính thức về sự bất bình đẳng ở Vương quốc Anh, nêu quan điểm.

Ý kiến của ông hoàn toàn trái ngược với việc ngày càng có nhiều chính trị gia kêu gọi những người giàu nhất chia sẻ thêm gánh nặng của khoản vay kỷ lục mà các Chính phủ thực hiện để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho rằng một khoản thuế tạm thời sẽ giúp giảm bớt bất bình đẳng xã hội tăng sâu trong đại dịch.

Trong một cuộc phỏng vấn, đồng tác giả cuốn “Deaths of Despair” (người còn lại là vợ ông, nhà kinh tế học Anne Case) cho rằng thuế tài sản “một lần” có khả năng biến thành loại thuế “vĩnh viễn”, giống như những gì đã xảy ra với thuế thu nhập. Nước Anh đã áp dụng thuế đối với những khoản tài trợ cho cuộc chiến do Napoléon gây ra và giờ đây, nó là một trong những nguồn thu nổi bật nhất.

Sau một thập kỷ thắt lưng buộc bụng ở Anh sau cuộc khủng hoảng tài chính, Deaton cũng khuyến nghị không nên cắt giảm các dịch vụ xã hội, và cảnh báo “những người cho rằng sẽ có diệt vong, thâm hụt ngân sách, yêu cầu thắt lưng buộc bụng” đã tạo ra thảm họa bởi điều đó đã cắt giảm những nguồn quỹ dành cho y tế và giáo dục.

Deaton hiện dẫn đầu một nhóm chuyên gia ở Vương quốc Anh đang tìm cách giảm bớt sự bất bình đẳng, khi người trẻ tuổi và những người có trình độ học vấn thấp hơn ngày càng bị bỏ lại phía sau những người giàu có. Viện Nghiên cứu Tài khóa có kế hoạch công bố những phát hiện của họ vào năm 2023.

Deaton cho biết các xu hướng nổi bật do đại dịch mang lại đã bộc lộ ở cả Mỹ và Vương quốc Anh. Giáo dục đang trở thành biến số quan trọng hơn trong việc xác định kết quả cuộc sống của con người. Ngoài ra, thất nghiệp - trước giờ được xem như một chỉ báo về sức khỏe của nền kinh tế - đang trở nên ít hữu ích hơn. Mặc dù sự phục hồi khỏi những cuộc suy thoái do đại dịch gây ra sẽ tạo ra việc làm, nhưng Deaton cho rằng nhiều người hơn đang bị bỏ lại phía sau.

Trong những đợt bùng nổ kinh tế, mọi thứ luôn được cải thiện, nhưng không bao giờ đạt đỉnh như trước đó. Bạn nhận được sự đi xuống vô tận. Đó là điều mà chúng ta thực sự cần xoay chuyển và sẽ rất khó khăn”, Deaton nói.

Nhã Thanh (Theo Fortune)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98