BID - Thận trọng trong ngắn hạn

26/05/2021 11:00
26-05-2021 11:00:00+07:00

BID - Thận trọng trong ngắn hạn

Giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) đã vượt lên trên đỉnh cũ tháng 04/2021 và đang hướng đến đỉnh cũ tháng 01/2021. Tuy nhiên, điểm giao cắt tử thần (Death Cross) đã xuất hiện chứng tỏ rủi ro vẫn đang hiện hữu.

Sự tồn tại của chu kỳ 10 tháng

Khi quan sát biến động của BID, ta sẽ thấy cổ phiếu này đang di chuyển theo một chu kỳ khoảng 10 tháng kể từ năm 2017.

Điển hình, giai đoạn tháng 07/2018, BID tạo đáy tại vùng 21,000-22,000 và sau đó bật tăng trở lại. Đến giai đoạn từ tháng 06/2019 đến tháng 07/2019, BID tạo đáy tại vùng 29,000-30,000 và tăng mạnh trong những tháng sau đó. Đỉnh lịch sử của BID (tương đương vùng 54,000-56,000) cũng xuất hiện trong chu kỳ này.

Tương tự, vào tháng 03/2020 và tháng 02/2021, cổ phiếu BID lần lượt tạo đáy tại vùng 30,000-31,000 và vùng 36,500-37,500.

Nếu theo chu kỳ này thì đáy tiếp theo của cố phiếu nhiều khả năng sẽ rơi vào khoảng thời gian từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022.

Nguồn: VietstockUpdater

Sự đảo chiều tại ngưỡng Fibonacci Retracement 78.6%

Theo lịch sử biến động giá của BID, ta có thể thấy cổ phiếu này thường có những đợt giảm điểm rất mạnh khiến nhà đầu tư phải “thót tim” trong mỗi chu kỳ. Điểm chung của những lần lao dốc này là cổ phiếu thường giảm sâu xuống ngưỡng Fibonacci Retracement 78.6% trước khi đảo chiều.

Sau khi tạo đỉnh vào tháng 09/2015, giá BID rơi mạnh và đà giảm này liên tục được gia tăng đến khi giá chạm ngưỡng kháng cự Fibonacci Retracement 78.6% (tương đương vùng 12,800-13,500). Chỉ trong vòng vài tháng, giá đã mất đến hơn 45% giá trị.

Nguồn: VietstockUpdater

Tương tự, sau khi tạo đỉnh vào tháng 04/2018, BID một lần nữa giảm sâu về ngưỡng Fibonacci Retracement 78.6% (tương đương vùng 19,600-20,600) trước khi đảo chiều. Quá trình giảm điểm này còn khủng khiếp hơn khi giá mất hơn 50% giá trị.

Nguồn: VietstockUpdater

Việc này một lần nữa lặp lại sau khi BID tạo đỉnh ở tháng 01/2020, cổ phiếu lại rơi về gần ngưỡng Fibonacci Retracement 78.6% (tương đương vùng 27,000-28,500). Đợt suy giảm này cũng khiến giá bay hơi gần 50% giá trị.

Nguồn: VietstockUpdater

Hướng về đỉnh cũ tháng 01/2021?

Trong phiên giao dịch ngày 21/05/2021, BID bật tăng mạnh mẽ với mẫu hình nến White Closing Marubozu vượt đường SMA 50 ngày và đường SMA 100 ngày cho thấy bên mua đang chiếm được ưu thế. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch bùng nổ thể hiện dòng tiền đang bắt đầu quay trở lại với BID.

Hiện tại, giá cổ phiếu đã vượt lên trên đỉnh tháng 04/2021. Trong thời gian tới, nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tiến lên test vùng 48,000-50,000 (đỉnh cũ tháng 01/2021).

Điều khiến cho cộng đồng đầu tư lo ngại nhất không phải là vấn đề chu kỳ, sự biến động của khối lượng, kháng cự… mà là nhóm Moving Average. Đường SMA 50 ngày đã rơi xuống dưới SMA 100 ngày và hình thành điểm giao cắt tử thần (Death Cross) vào đầu tháng 04/2021. Nếu trạng thái này vẫn được duy trì trong thời gian tới thì rủi ro sụt giảm là vẫn còn.

Nếu trạng thái điều chỉnh bất ngờ quay trở lại thì trendline dài hạn bắt đầu từ tháng 12/20216 sẽ là hỗ trợ quan trọng của BID. Đây là trendline có độ tin cậy cao khi đã thể hiện vai trò hỗ trợ cho giá cổ phiếu nhiều lần trong quá khứ.

Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03: Tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index tăng điểm kèm theo khối lượng giao dịch trong phiên sáng có sự cải thiện đáng kể cho thấy tâm lý lạc quan hơn của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98