'Con đường phục hồi kinh tế tại Đông Nam Á còn xa'

17/05/2021 16:08
17-05-2021 16:08:45+07:00

'Con đường phục hồi kinh tế tại Đông Nam Á còn xa'

Đại dịch Covid-19 kéo dài đã trì hoãn sự phục hồi nền kinh tế ở Đông Nam Á, đặc biệt ở Thái Lan - quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực.

Theo Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội (NESDC), trong quý I/2021, sự tăng trưởng của nền kinh tế Thái Lan giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương quan theo năm cho 4 quý gần nhất hiện thấp hơn 4,2% so với số liệu tại thời điểm quý IV/2020.

NESDC đã giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2021 từ 2,5%-3,5% xuống còn 1,5%-2,5%. Trước đó, hội đồng đưa ra mức dự báo tăng trưởng 3,5%-4,5% cho nền kinh tế tại xứ sở chùa Vàng.

“Dịch bệnh nên được kiểm soát từ tháng 6 trở đi. Việc triển khai tiêm phòng thuận lợi sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Thái Lan”, Danucha Pichayanan - Tổng thư ký NESDC - chia sẻ.

Phục hồi nền kinh tế ở Đông Nam Á còn nhiều chông gai ảnh 1
Người phụ nữ lớn tuổi đẩy xe bán đồ ăn qua con phố bị phong toả ở Bangkok. Ảnh: AP.

Từ đợt bùng phát dịch thứ 2, kéo dài từ giữa tháng 12/2020 đến đầu tháng 2/2021, các cơ sở kinh doanh như quán bar, karaoke và spa - nơi được cho là dễ lây lan virus nhất - đều bị yêu cầu đóng cửa.

Dù làn sóng dịch Covid-19 thứ 3 chỉ mới bắt đầu và gây ra ảnh hưởng nhỏ trong quý I/2021, các nhà hàng đều được yêu cầu chuyển hình thức kinh doanh sang chỉ phục vụ các bữa ăn mang về. Chính phủ nước này cũng yêu cầu người dân hạn chế đi du lịch và khuyến khích họ làm việc tại nhà.

Sau khi nhận lại sự phản đối kịch liệt từ các chủ cơ sở kinh doanh nhà hàng, chính phủ đã cho phép ngành dịch vụ này hoạt động bình thường với điều kiện giới hạn chỗ ngồi ở mức 25%. Tuy nhiên, doanh thu nhà hàng vẫn duy trì ở mức thấp. Các hạn chế đã làm chậm lại chi tiêu tiêu dùng cá nhân, vốn đã giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, là nước có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào du lịch, dòng chảy du khách đến Thái Lan đang bị gián đoạn vì sự xuất hiện của làn sóng Covid-19 mới.

Xuất khẩu dịch vụ, gồm chi tiêu của người không cư trú như khách du lịch, giảm trong 3 tháng đầu tiên của năm 2021. Ngược lại, xuất khẩu hàng hoá lần đầu tiên ghi nhận mức tăng trưởng 3,2% trong 4 quý vừa qua.

Phục hồi nền kinh tế ở Đông Nam Á còn nhiều chông gai ảnh 2
Mức tăng trưởng GDP trong khu vực ASEAN từ quý I/2019 đến quý I/2021. Ảnh: Gorvement Data.

Không chỉ ở Thái Lan, nền kinh tế ở các quốc gia khác trong khu vực đều chứng kiến mức sụt giảm hàng năm trong quý I/2021. Mức sụt giảm ở Philipines, Indonesia và Malaysia lần lượt là -4,2%, -0,7% và -0,5%. Tất cả các quốc gia này đều trải qua đợt bùng phát dịch cục bộ, gây gián đoạn các hoạt động kinh tế trong quý.

Dù đã có kinh nghiệm từ đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên trong quý II/2020, tương lai của nền kinh tế vẫn còn mơ hồ khi dịch bệnh chưa được dập tắt hoàn toàn.

Theo Nikkei Asia, tiến độ các chương trình tiêm chủng ở mỗi quốc gia sẽ tác động đến chi tiêu của người dân. Theo ngân hàng Trung ương Thái Lan, nếu 100 triệu liều vaccine được phân phối trong năm nay, vào quý I/2022, nền kinh tế sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 2% cho năm 2021 và 4,7% cho năm 2022.

Ngược lại, nếu sự chậm trễ trong việc tiến hành phân phối vaccine kéo dài tới quý III/2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan sẽ giảm xuống 1,5% cho năm 2021 và 2,8% cho năm 2022. Hơn nữa, nếu sự chậm trễ đó kéo dài thêm tới quý IV/2022, nền kinh tế sẽ dừng mức tăng trưởng ở con số 1% và 1,1% cho 2 năm 2021 và 2022 liên tiếp.

“Tiến độ triển khai vaccine chậm trong khu vực và sự xuất hiện của các chủng virus đột biến có thể khiến sự phục hồi của nền kinh tế thêm mơ hồ. Khi nền kinh tế vẫn còn vật lộn với virus, lạm phát và thất nghiệp, con đường phục hồi sẽ còn xa”, Margaret Tang – chiến lược gia của Daily FX, cho biết.

Linh Đỗ

ZING








TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98