Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại?

03/05/2021 15:48
03-05-2021 15:48:34+07:00

Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại?

Các dữ liệu chính thức về kinh tế Trung Quốc trong tháng 4 không đạt như mức kỳ vọng, một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chip toàn cầu. Điều này cho thấy sau một năm phục hồi mạnh mẽ từ cú sốc do đại dịch Covid-19, đà phục hồi kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại.

Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia (NBS) của Trung Quốc công bố hôm thứ Sáu (30/04), chỉ số nhà quản lý thu mua (PMI) chính thức của lĩnh vực sản xuất giảm còn 51.1, thấp hơn mức 51.9 hồi tháng 3 và thấp hơn mức kỳ vọng trung bình 51.6 của các nhà kinh tế được Wall Street Journal (WSJ) khảo sát.

Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất vẫn nằm trên ngưỡng 50 (ám chỉ sự mở rộng). Tuy nhiên, NBS cho rằng tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu, sự gián đoạn logistics trên thế giới và chi phí vận chuyển gia tăng đã tác động đến hoạt động sản xuất của nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Các số liệu chính thức được công bố hôm 30/04 còn cho thấy lĩnh vực dịch vụ vẫn còn ảm đạm. Điều này khiến các nhà kinh tế lo ngại rằng chi tiêu trong nước -một điểm yếu dai dẳng trong quá trình phục hồi hiện tại - có thể kìm hãm kinh tế Trung Quốc trong những tháng tới.

Chỉ số PMI phi sản xuất (bao gồm lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xây dựng) trong tháng 4 giảm còn 54.9, từ mức 56.3 ghi nhận hồi tháng 3. Trong đó, chỉ số con về hoạt động kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ đã giảm từ mức 55.2 (hồi tháng 3) xuống 54.4.

Các số liệu thấp hơn kỳ vọng của Trung Quốc xuất hiện sau một năm nước này vượt qua những dự báo và trở thành nền kinh tế duy nhất trên thế giới ghi nhận tăng trưởng dương trong bối cảnh kinh tế toàn cầu điêu đứng vì đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, không phải tất cả các dữ liệu đều ảm đạm. Một chỉ báo riêng lẻ về hoạt động kinh tế của lĩnh vực tư nhân được công bố hôm 30/04 đã cho thấy sự khả quan.

Theo đó, nhờ sản xuất và nhu cầu mạnh mẽ, chỉ số PMI sản xuất của Caixin/Markit đã bật từ mức 50.6 hồi tháng 3 lên mức 51.9 trong tháng 4 - mức cao nhất trong năm nay, theo khảo sát của Caixin và công ty nghiên cứu IHS Markit.

Chỉ số PMI Caixin/Markit tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn. Trong khi đó, chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp Nhà nước.

“Trong khi chỉ số PMI chính thức của các doanh nghiệp lớn ghi nhận mức thấp bất ngờ, thì sự hồi phục của chỉ số PMI của Caixin/IHS lại phát đi một tín hiệu khả quan. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nhóm các doanh nghiệp nhỏ vẫn tiếp tục diễn ra trong tháng trước”, Betty Wang, Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng ANZ, cho biết.

Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp lớn hơn của Trung Quốc bị kìm hãm một phần do ảnh hưởng của tình trạng thiếu chip toàn cầu.

Sự thiếu hụt này đã tác động đến nhiều ngành sản xuất, trong đó ngành sản xuất hàng điện tử và ô tô đã bị tác động nặng nề nhất. Tại Trung Quốc, việc sản xuất các thiết bị kỹ thuật số phụ thuộc phần lớn vào các linh kiện nhập khẩu.

Lĩnh vực phi sản xuất của Trung Quốc trong tháng 4 cũng yếu hơn kỳ vọng.  Các quan chức và chuyên gia kinh tế xem lĩnh vực này là chìa khóa để duy trì sự phục hồi của nền kinh tế thứ hai thế giới một khi các lĩnh vực xuất khẩu và công nghiệp hạ nhiệt.

Việc lĩnh vực phi sản xuất đạt mức thấp hơn kỳ vọng có thể là do sự thụt lùi đáng kể của hoạt động xây dựng. Trong tháng 4, chỉ số về hoạt động xây dựng thuộc PMI giảm còn 57.4, từ mức 62.3 hồi tháng 3. Theo các nhà kinh tế, việc này phản ánh sự ảnh hưởng của các quy định thắt chặt hơn và tình hình tài chính khó khăn hơn của các công ty xây dựng.

Một tín hiệu đáng khích lệ hơn cho các nhà quyết sách là chi tiêu tiêu dùng đang hồi phục trở lại sau một năm bị kiềm chế do đại dịch. Đây là một yếu tố then chốt trong các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm biến tiêu dùng nội địa thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế.

NBS cho biết hôm 30/04: “Tâm lý sẵn lòng tiêu dùng của người dân tăng mạnh và hoạt động thị trường tăng cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và các địa điểm giải trí”.

Sau kỳ nghỉ dài hồi đầu tháng 4/2021, các nhà phân tích hy vọng kỳ nghỉ Lễ Lao động kéo 5 ngày sẽ thúc đẩy du lịch nội địa. Trong suốt kỳ nghỉ này, Bộ giao thông vận tải Trung Quốc ước tính nước này sẽ thu hút được 265 triệu lượt du khách, tương đương với lượng du khách ghi nhận trong cùng thời điểm của năm 2019.

Công ty Trip.com Group, nhà điều hành website đặt vé du lịch trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc, cho biết số lượng đặt vé máy bay cho kỳ nghỉ lễ này tăng 23% so với hồi năm 2019, bất chấp mức giá vé có cao hơn.

Thế nhưng, việc người dân Trung Quốc có sẵn sàng chi tiêu số tiền khó kiếm của họ hay không còn phụ thuộc một phần vào sức khỏe của thị trường lao động trong nước.

Hiện nay, chỉ số việc làm tại Trung Quốc vẫn còn khá yếu. Các chỉ số về việc làm thuộc chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đều giảm sâu về dưới ngưỡng 50 hồi tháng 4, theo dữ liệu công bố hôm 23/04.

Chuyên gia kinh tế Wang cho rằng: “Sự phục hồi chậm chạp của thị trường lao động Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng trong nước”.

Khai Tâm (Theo Wall Street Journal)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98