Người dân khổ vì 'bão giá' vật liệu xây dựng

04/05/2021 08:04
04-05-2021 08:04:24+07:00

Người dân khổ vì 'bão giá' vật liệu xây dựng

Không chỉ nhà thầu lo phá sản, rất nhiều người dân đang xây nhà cũng khốn khổ vì giá vật liệu xây dựng tăng phi mã, chưa có dấu hiệu giảm.

Nhiều công trình bị ảnh hưởng do giá cả vật liệu xây dựng tăng cao. Ảnh: Đình Sơn

“Méo mặt” vì làm nhà

Từ Hà Nội bay vào TP.HCM chơi lễ 30.4 - 1.5, chị Thảo Linh (ngụ tại Hà Đông, TP.Hà Nội) dự tính sẽ đi biển Cần Giờ từ ngày 29 - 30.4, sau đó trở về mừng tân gia nhà anh họ tại Q.Gò Vấp (TP.HCM).

Chia sẻ hình ảnh căn nhà phố 1 trệt, 1 lầu gần như đã hoàn thiện phần thô, khoảng sân phía trước vẫn còn ngổn ngang đá dăm, gạch, cát... chị Linh thở dài: “Tưởng vào sẵn cỗ rồi, chỉ việc “rửa” nhà mới thôi, ai ngờ vẫn còn thế này đây. Nhà gần xong rồi mà sắt thép lên giá, nên anh tôi tạm ngưng. Bên xây dựng là họ hàng nên không có tính toán hợp đồng, từ lúc khởi công đến giờ, giá phải cập nhật liên tục, đội lên gần 500 triệu đồng rồi, giờ chưa xoay tiếp được. Nhà anh tính chờ 1 - 2 tháng nữa, có thể dịch bệnh kéo giá xuống thì làm tiếp. Hy vọng tháng 10 trở vào là có nhà mới để tân gia”.

Tương tự, anh Đặng Duy Vượng (Vĩnh Phúc) kể cuối năm ngoái, anh hỏi giá xây dựng được báo giá trọn gói 4,5 triệu đồng/m2, nhân 180 m2 hết khoảng 810 triệu đồng, vay mượn thêm họ hàng gần 200 triệu đồng là đủ. Đến khi chuẩn bị xây thì dịch bùng phát nên hoãn lại, vừa rồi hỏi, giá đã tăng lên 6 triệu đồng/m2, tính sát nhất cũng lên tới gần 1,1 tỉ đồng. Muốn làm nhà bây giờ thì bắt buộc phải vay ngân hàng, nên gia đình anh Vượng vẫn đang tính toán, chưa quyết định.

Gần đây, trên các trang mạng xã hội về thiết kế và xây dựng như “Yêu nhà đẹp”, mỗi ngày, có hàng trăm bài viết được cập nhật và phải đến hơn 50% số bài đăng nhằm mục đích tham khảo, cập nhật, ca thán về giá xây dựng thời điểm này. Đơn cử, anh Ngọc Thạch (ngụ Hà Nội) dự tính đầu tháng 5 đổ móng xây nhà cho bố mẹ, nhưng cũng đang tính chỉ động thổ lấy ngày, sau đó tạm ngưng vì giá vật liệu xây dựng tăng cao quá.

Anh Nguyễn Mạnh (ngụ H.Sóc Sơn, Hà Nội) đang xây dở căn nhà diện tích 100 m2 than “méo mặt”, vì chưa xong phần thô 1 mặt sàn đã hết 236 triệu đồng, trong đó tiền xi măng, sắt thép hết hơn 87 triệu đồng; cát, đá và gạch “ngốn” 75 triệu đồng; chi phí phát sinh khác khoảng 4 triệu đồng, trong khi dự toán tiền cát, đá, gạch chỉ khoảng 50 triệu đồng là dư. Giá vật liệu tăng cao nhưng nhà xây dở nên phải cố làm tiếp cho xong vì không thể ở nhờ nhà bà ngoại lâu được. Vậy mà bên dưới bài đăng của anh Mạnh, còn có không ít người vào “khen” rẻ vì “nhà tôi mới có cái móng thôi đã hơn 200 triệu đồng rồi, diện tích hơn có vài mét vuông”, “nhà em 135 m2, chỉ làm 1 tầng mà dự tính hơn 1 tỉ đồng rồi bác ạ, cứ đà này chắc lên đến tỉ rưỡi, xây xong nhà chắc ốm vì trả nợ”…

May mắn hơn, nhờ đã ký hợp đồng cho hầu hết các hạng mục từ lúc bắt đầu khởi công nhà vào cuối năm 2019, chị N.H (TP.HCM) thở phào khi không bị ảnh hưởng bởi giá vật liệu xây dựng tăng phi mã thời gian qua, bởi theo báo giá từ phía nhà thầu, chi phí xây dựng, hoàn thiện căn nhà diện tích 100 m2 của chị tại khu vực TP.Thủ Đức, nếu áp theo giá thị trường hiện nay sẽ tăng hơn 2 tỉ đồng, từ 6 tỉ đồng lên hơn 8 tỉ đồng.

Lo giảm chất lượng công trình

Trả lời chúng tôi, đại diện Công ty CP đầu tư kiến trúc xây dựng Thiết Thạch cho biết hầu hết các đơn vị xây dựng đều đang có kế hoạch tăng giá vì hiện tại giá thép vẫn tăng, chưa có dấu hiệu giảm. Mặc dù đã cố gắng giữ nguyên giá xây dựng giữa “cơn lên đồng” của giá vật liệu từ đầu năm đến nay, nhưng từ ngày 3.5 thì Thiết Thạch buộc phải điều chỉnh đơn giá xây dựng thô, tăng thêm 50.000 đồng/m2.

Trong bối cảnh hiện nay, không loại trừ trường hợp các nhà thầu buộc phải làm dự án theo kiểu "gọt chân cho vừa giày”, nếu không sẽ thua lỗ nặng. Để giảm chi phí xây dựng trong bối cảnh giá cả leo thang, các nhà thầu có rất nhiều cách như kìm hãm tiến độ thi công, bớt xén vật liệu xây dựng như giảm vữa xây tô, vữa bê tông, giảm lượng sắt thép và sử dụng những vật liệu rẻ tiền hơn... Điều này sẽ dẫn đến việc chất lượng công trình bị sụt giảm nghiêm trọng. Do đó, nếu cơ quan nhà nước không nhanh chóng có động thái can thiệp, để giá vật liệu leo thang kinh hoàng như hiện nay thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Phó tổng giám đốc một công ty xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng

Theo vị này, đa phần khách có nắm thông tin giá thép, nên cũng thông cảm cho phía nhà thầu. Khách có kế hoạch xây nhà, không tạm ngưng được thì phải chịu tăng giá. Thông thường, thời gian xây dựng mất từ 4 - 6 tháng, công tác chuẩn bị hết 1 tháng, tổng cũng phải mất từ 5 - 7 tháng, chưa kể tác động từ thời tiết, sau đó chuẩn bị nội thất. Khách hàng xây nhà có tâm lý không để qua 2 năm, nên xây bây giờ thì mới kịp có nhà mới đón tết. Tuy vậy, số lượng hợp đồng cũng giảm khoảng 25 - 30% so với cùng kỳ 2019.

Phó tổng giám đốc một công ty xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng cho biết: Việc tăng giá vật liệu xây dựng trong suốt thời gian qua đã trở thành “ác mộng” đối với các nhà thầu, nhất là đối với dạng hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh giá. Chi phí nguyên vật liệu của công trình thường chiếm từ 40 - 70% tổng dự toán. Chỉ riêng sự thay đổi giá của 5 loại vật liệu chủ yếu là xi măng, thép xây dựng, đá, cát và gạch đã làm cho chi phí xây dựng tăng từ 1,25 - 1,4 lần. Điều này đã kéo theo tình trạng một số nhà thầu đang bị lỗ nặng, một số khác không thể tiếp tục thi công, buộc phải chọn giải pháp chấp nhận bị phạt thầu hoặc mất bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bên cạnh đó, do trượt giá quá cao và quá nhanh đã khiến nhiều nhà thầu tuy đã được lựa chọn, nhưng vẫn không ký hợp đồng. Nhiều gói thầu đang triển khai nhưng cũng bị ngưng trệ. Cũng có dự án đã lên kế hoạch đấu thầu, nhưng khi mời thầu lại không có nhà thầu nào tham gia vì gói thầu chưa được điều chỉnh giá...

Hà Mai

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thực phẩm chức năng "công nghệ xô chậu" lại quảng cáo... "chữa bách bệnh"

Thời gian tới, Sở An toàn Thực phẩm TP HCM sẽ tăng cường kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn.

Shopee, Lazada, TikTok kiếm nghìn tỷ tại Việt Nam nhờ phục vụ chị em

Tổng doanh thu bán lẻ 5 sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop Quý 1/2024 đạt hơn 71.000 tỷ đồng, trong đó phần không nhỏ tới từ các món...

Vé máy bay dịp lễ 30-4, 1-5 đang cạn nhanh

Các chuyến bay từ Hà Nội, TP HCM đến địa phương vào thời gian bắt đầu kỳ nghỉ 30-4, 1-5 đã bán từ 75-100% số vé, tính chất di chuyển "lệch đầu" thể hiện rõ nét

Giám đốc Nhã Nam: Không chỉ là lời xin lỗi “nhã nhặn”!

Sau 9 năm gắn bó, ngày 16/4, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang thông báo dừng hợp tác với Nhà xuất bản Nhã Nam. Qua 2 ngày giữ im lặng trước cơn bão dư luận, rạng sáng 18/4...

Giá vé bay cao ngất ngưởng, người dân chọn du lịch bằng xe cá nhân

Vé máy bay giá cao chót vót, một số chặng ngắn của ngành đường sắt “khan vé” đã khiến nhiều người dân lựa chọn đi du lịch bằng xe cá nhân nhằm tiết giảm chi phí.

Đường bay nào đang 'sốt' vé dịp nghỉ 30/4-1/5?

Các chặng bay xuất phát từ Hà Nội và TPHCM đi các điểm du lịch như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Côn Đảo, Phú Quốc, Quy Nhơn, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, tỷ lệ...

Phim có doanh thu cao trong nền điện ảnh còn… thấp!

Năm ngoái, với việc vượt mốc doanh thu hơn 200 tỷ đồng chỉ sau hơn 1 tuần phát hành, “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” đã giúp Lý Hải xác lập và giữ vững kỷ lục thực...

Giá vé máy bay cao điểm: Thái Lan rẻ gây sốc, Việt Nam vẫn 'trên trời'

Việc Thái Lan giảm giá vé máy bay ngay trước lễ hội Songkran (tết té nước) chứng tỏ quyết sách táo bạo ít quốc gia nào theo kịp. Trong khi tại Việt Nam, mùa cao...

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thủ tướng chốt nghỉ 5 ngày

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2450/VPCP-KGVX ngày 12/4/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ...

TPHCM: Phạt nguội hơn 29,000 trường hợp trong quý 1/2024

Đại diện Công an TPHCM cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng Cảnh sát giao thông TP đã gửi 29,200 thông báo vi phạm cho chủ phương tiện. Đến thời điểm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98