Thừa điện, giảm giá được không?

15/05/2021 08:16
15-05-2021 08:16:01+07:00

Thừa điện, giảm giá được không?

Không còn ca bài “thiếu điện” nữa, từ tháng 2 đến nay, lần đầu tiên ngành điện bị dư thừa điện tại một số thời điểm của các dự án năng lượng tái tạo... Nếu thừa nguồn cung, liệu có giảm giá điện được không?

Các dự án năng lượng tái tạo nên có quy định rõ đầu tư pin tích trữ... Ảnh: Ng.Nga

Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), trong năm nay, khoảng 1,3 tỉ kWh điện năng lượng tái tạo sẽ bị cắt giảm, trong đó có hơn 500 triệu kWh nguồn điện mặt trời do quá tải đường dây 500 kV. Hai chữ “thừa nguồn” trong ngành điện nghe có vẻ xa xỉ song thực tế đã và đang xảy ra.

Giải pháp tình thế là ngành điện lực phải điều tiết cắt giảm công suất phát các nguồn điện theo quy định, dừng mua điện từ nước ngoài, đẩy mạnh cải tạo và nâng cấp hệ thống truyền tải...

Nên xem xét giảm giá!

Tuy nhiên, chính việc cắt giảm công suất, sản lượng điện đối với các dự án năng lượng mặt trời trong thời gian qua khiến không ít nhà đầu tư “khó chịu” mà chỉ riêng với ngành năng lượng, vô tình đây là sự lãng phí lớn, gây thiệt hại cho nhà đầu tư lẫn chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo của Chính phủ. Vấn đề là không chỉ có năng lượng tái tạo, ngay thủy điện, nhiệt điện cũng có thừa năng lượng. Nhiều ý kiến cho rằng điện thừa, thì ngành này nên tính toán phương án giảm giá điện để kích thích sản xuất, tiêu dùng, phát triển kinh tế.

PGS-TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho rằng khi điện thiếu, ngành điện tăng giá và kêu gọi mọi người sử dụng hạn chế, tiết kiệm điện thì giai đoạn này, khi nguồn cung dư thừa, EVN và Bộ Công thương cũng nên xem xét phương án giảm giá.

Ông phân tích: “Hiện nay, chúng ta có nhiều nguồn cung điện khác nhau, bao gồm thủy điện, điện than, điện tái tạo…Trong đó, thủy điện chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đặc biệt, việc dư thừa nguồn cung không chỉ xảy ra ở khu vực năng lượng tái tạo mà còn ở các nguồn cung khác. Bằng chứng là EVN cũng đã đề xuất cắt giảm sản lượng sản xuất của cả điện than và thủy điện. Mặt khác, khoảng 2 năm trở lại đây, lượng nước về nhiều nên giá thủy điện khá rẻ, mua vào chỉ khoảng vài trăm đồng 1 kWh. Giá thành điện trung bình có thể giảm sâu. Theo tính toán thì giá điện đầu vào có giảm nhưng giá đầu ra lại không giảm sẽ không hợp lý”.

Đánh giá chung về thị trường năng lượng, vị này cho rằng tình trạng thừa nguồn cung - bài toán khó của ngành điện - như hiện nay là hệ quả của việc quy hoạch tổng thể ngành điện ngắn hạn, không sát nhu cầu thực tế, dự báo nhu cầu chưa đồng bộ hệ thống giữa các nguồn điện khác nhau. Thông thường, trên thị trường cạnh tranh, điện rẻ (thủy điện và điện than) phải được ưu tiên mua trước nhưng hiện nay lại cắt hết cả điện than, thủy điện để ưu tiên mua điện gió, điện mặt trời.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Dáo, nguyên Trưởng khoa Điện - Điện tử (Đại học Tôn Đức Thắng), nhận định có 2 chính sách liên quan ngành điện đáng chú ý gần đây, đặc biệt tạo nên tư duy mới trong mua bán, sản xuất điện.

Đó là quy định phát điện đối với các dự án điện nhỏ, trước đây, giờ phát thủy điện là từ 8 - 14 giờ. Nay trong một ngày chia ra 2 thời điểm, phát từ 6 - 9 giờ và từ 15 - 20 giờ. Khoảng thời gian giữa dành cho điện mặt trời phát. Chính sự điều tiết linh hoạt này khiến tình trạng “thừa nguồn” của điện giảm bớt.

Thứ hai, việc thử nghiệm cho nhà sản xuất điện mặt trời bán điện trực tiếp cho đơn vị sử dụng, thậm chí dự án điện mặt trời gần nhà máy sản xuất mua điện có thể tính giải pháp phát thẳng điện cho nhau.

Phải đầu tư tích trữ điện

Vấn đề là làm thế nào để dự trữ được điện từ nguồn điện dư thừa để phát khi cần? TS Nguyễn Dáo cho hay đầu tư dự trữ điện khó, không đơn giản là chuyện tải lên để dành là được. Với tâm lý sợ xài không hết, lại đi bỏ bớt công suất điện thừa nên có không ít người tỏ ra “sốt ruột” với việc thừa nguồn này.

Ông phân tích Việt Nam chưa có chính sách đầu tư hệ thống tích trữ năng lượng tái tạo. Trước mắt, Bộ Công thương với sự phối hợp của EVN, xây dựng cho được cơ sở pháp lý mà trong đó cho phép các chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo đầu tư ắc quy tích trữ điện. Hiện Đức là quốc gia đầu tư tích trữ nguồn năng lượng tái tạo rất tốt.

Thay đổi chính sách mang tính tích cực, giảm thiểu được tình trạng thừa điện. Tất nhiên, nói giảm giá điện ngay rất khó, vì liên quan chính sách vĩ mô của Chính phủ, không đơn giản. Song về lâu dài, ngành điện cần tính toán tìm cách giảm giá điện vì cách giảm thừa nguồn chúng ta cũng đã và đang áp dụng có hiệu quả.

TS Nguyễn Dáo

“Tôi từng trao đổi với một lãnh đạo cao cấp của EVN là ngành có đầu tư bơm nước điện tích năng tại Nhà máy điện Bác Ái (Ninh Thuận). Thế nên, với các dự án năng lượng mặt trời lớn, trước mắt phải có quy định đầu tư ắc quy tích trữ năng lượng thừa và phải bảo đảm tích trữ được khoảng 50% công suất của dự án để phát lại. Với các dự án thủy điện nhỏ cũng vậy, nên quy định bắt buộc các nhà máy thủy điện nhỏ đầu tư hệ thống bơm để điều tiết nguồn điện”, ông nói.

Công tác dự trữ nguồn điện thừa phải có sự hợp lực của nhà đầu tư. Việt Nam cần có quy định này thì giá điện chắc chắn sẽ giảm được trong bối cảnh cung ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, sản xuất sụt giảm, nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho sản xuất và cả tiêu dùng đều giảm, các chuyên gia đề xuất ngành điện nên xem xét giảm giá điện để kích cầu tiêu dùng, hạ chi phí sản xuất, hỗ trợ chung cho nền kinh tế. “Vì nếu có cắt giảm cả thủy điện và điện than thì tính ra, EVN vẫn lãi”, ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Hà Mai

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98