Từ hacker nhí thành CEO công ty tỷ đô

17/05/2021 08:57
17-05-2021 08:57:30+07:00

Từ hacker nhí thành CEO công ty tỷ đô

Khi Henrique Dubugras nhận được thông báo của cơ quan pháp luật vì “tội” bẻ khóa và đưa lên internet miễn phí một trò chơi điện tử nổi tiếng của Hàn Quốc ở tuổi 14, cha mẹ cậu đã không hài lòng.

Thông báo pháp lý đó nói rằng tôi đã vi phạm luật bằng sáng chế. Khi đó, tôi thực sự không biết bằng sáng chế là gì, nhưng mẹ tôi đã rất khó chịu và yêu cầu tôi dẹp ngay mọi thứ”.

Nhưng nhờ trò chơi này, tôi đã học được cách lập trình và điều đó đã thay đổi phần còn lại của cuộc đời tôi”, Dubugras nhớ lại.

Đồng sáng lập và CEO của Brex, Henrique Dubugras

Giờ đây, ở tuổi 25 tuổi,  Dubugras là đồng sáng lập và CEO của Brex, công ty khởi nghiệp chuyên về thẻ tín dụng có giá trị khoảng 7.4 tỷ USD. Dubugras và người đồng sáng lập, Pedro Franceschi, 24 tuổi, được cho là mỗi người có tài sản trị giá 400 triệu USD.

Brex thậm chí không phải là công ty thành công đầu tiên mà họ thành lập. Năm 2016, họ đã bán công ty thanh toán đầu tiên của họ, Pagar.me, với giá “hàng chục triệu USD”, Dubugras cho biết vào năm 2018. Pagar.me hiện là một phần của Stone, một công ty khởi nghiệp trị giá 19 tỷ USD và là một trong những công ty thanh toán lớn nhất ở Brazil, nơi hai nhà đồng sáng lập lớn lên.

Nhưng Brex là đứa con của họ. Ngày nay, công ty tự hào có 10,000 khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các công ty khởi nghiệp như Boxed và Outdoor Voices. Và với vòng gọi vốn 425 triệu USD gần đây, do công ty đầu tư Tiger Global dẫn đầu, Brex hiện đã huy động được hơn 940 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có cả đồng sáng lập Y Combinator và PayPal là Max Levchin và Peter Thiel, cùng hơn 300 triệu USD hạn mức tín dụng từ Barclays và Credit Suisse.

Dubugras muốn Brex tiếp tục phát triển để cung cấp thẻ tín dụng doanh nghiệp cho ngày càng nhiều công ty trên toàn thế giới, để “mọi công ty đang phát triển đều có thể phát huy hết tiềm năng của mình”, anh nói.

Quan trọng nhất là, anh cho biết, anh muốn gắn bó lâu dài với Brex.

Từ lập trình viên tuổi teen đến doanh nhân

Năm 12 tuổi, Dubugras bắt đầu học lập trình từ internet. Đến năm 14 tuổi, cậu đã có thể tạo ra phiên bản của trò chơi nhập vai Hàn Quốc có tên “Ragnarok”, rất phổ biến ở Brazil vào thời điểm đó.

Mục đích ban đầu của cậu chủ yếu là để chơi cùng bạn bè, nhưng sau một vài tháng, ngày càng có nhiều người chơi hơn và cuối cùng Dubugras cho biết cậu đã kiếm được “hàng chục ngàn USD” từ các giao dịch mua trong trò chơi trước khi bị nhà phân phối trò chơi gốc ở Brazil cảnh báo.

Khi gần 16 tuổi, Dubugras dùng số tiền kiếm được từ trò chơi trên và kỹ năng lập trình lập ra công ty khởi nghiệp đầu tiên: Một ứng dụng giúp thanh thiếu niên Brazil thực hiện quá trình đăng ký vào đại học Mỹ, với các mẹo về cách luyện thi SAT, chuẩn bị bài luận bằng tiếng Anh và xin thị thực du học.

Tuy vậy, việc kinh doanh thất bại thảm hại. Mặc dù ứng dụng thu hút được khoảng 800,000 người dùng, nhưng cậu “không bao giờ có thể kiếm tiền từ nó” bởi vì số lượng học sinh sẵn lòng hoặc có thể trả phí khi truy cập trang web của cậu không đủ lớn.

Liên kết lực lượng

Vào khoảng thời gian đó, Dubugras gặp Franceschi, người đồng sáng lập Brex. Cả hai đều là thần đồng lập trình của Brazil và họ kết nối với nhau trên mạng xã hội.

Franceschi nổi tiếng ở Brazil khi mới 11 tuổi vì bẻ khóa phần mềm của iPhone để khiến trợ lý ảo Siri phải hiểu tiếng Bồ Đào Nha. Sau bài phát biểu về thành tích của mình tại một hội nghị Tedx, cậu nhận được công việc kỹ sư phần mềm tại các công ty khởi nghiệp ở Brazil khi vẫn còn ngồi ghế trung học.

Công ty khởi nghiệp đầu tiên do cả hai cùng thành lập là Pagar.me, được Dubugras mô tả là “tương đương các công ty khởi nghiệp thanh toán của Mỹ như Stripe”. Sau khi công ty phát triển đến mức có 150 nhân viên và xử lý hơn 1.5 tỷ USD giao dịch, họ đã bán nó vào năm 2016.

Sau đó, cả hai đều được nhận vào Đại học Stanford nhưng lại sớm bỏ học vì phát hiện ra “mọi thứ không vui như chúng tôi mong đợi”.

Bạn biết đấy, chúng tôi đã điều hành một công ty, có một cuộc sống trưởng thành và thật khó để đi từ đó đến đại học. Vì vậy, chúng tôi quyết định lập ra một công ty khác”, Dubugras nói.

Brex ra mắt vào tháng 1/2017 khi Dubugras và Franceschi khoảng 20 tuổi. Công ty ban đầu hoạt động tại một ngôi nhà mà Dubugras ở chung với hai người bạn cùng phòng trước khi văn phòng Brex đầu tiên được mở tại một không gian trên Phố Market của San Francisco mà anh mô tả là "rất nhỏ" và "rất rẻ."

Một năm sau khi thành lập công ty, Brex được định giá hơn 1 tỷ USD, nhờ các khoản đầu tư lớn ban đầu, gồm 50 triệu USD từ Y Combinator và 125 triệu USD khác từ một nhóm do các công ty đầu tư Greenoaks Capital và DST Global dẫn đầu.

Dubugras cho biết Brex huy động tiền dễ dàng hơn nhiều nhờ thành công cùng những bài học kinh nghiệm mà anh và Franceschi có được với Pagar.me. Ví dụ, tại Pagar.me Dubugras cho biết họ chủ yếu thuê bạn bè (thanh thiếu niên và những người khác không có nhiều kinh nghiệm kinh doanh).

Với Brex, “chúng tôi đã thuê những người đã trải qua điều gì đó để chúng tôi có thể học hỏi từ họ”, chẳng hạn như giám đốc tài chính (CFO) của họ, Michael Tannenbaum, trước đây là giám đốc doanh thu của công ty khởi nghiệp SoFi.

Một con đường quanh co

Một trong những thách thức lớn nhất mà Brex phải đối mặt là hậu quả từ đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng khởi nghiệp, vốn là lượng khách hàng chính của Brex.

Tháng 5/2020, Brex phải cắt giảm khoảng 17% lực lượng lao động (62 người) vào thời điểm Thung lũng Silicon đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, Brex cũng đã huy động được thêm 150 triệu USD từ các nhà đầu tư, thị trường nhanh chóng phục hồi trở lại và đặc biệt là nền kinh tế trực tuyến (nơi nhiều khách hàng khởi nghiệp của Brex hoạt động), phát triển mạnh.

Sau khi đưa ra "quyết định thực sự khó khăn" để tiết kiệm tiền, bao gồm cả việc giảm hạn mức tín dụng, hoạt động kinh doanh bắt đầu khởi sắc trở lại vào mùa hè năm 2020. Ngoài việc khôi phục hạn mức tín dụng của hầu hết khách hàng, Brex bắt đầu tuyển dụng trở lại. Dubugras tin rằng năm 2021 sẽ là “một năm tuyển dụng tốt đối với chúng tôi và thậm chí chúng tôi có thể thuê lại một số người mà chúng tôi đã cho nghỉ”.

Giờ đây, Dubugras đang háo hức hướng tới mục tiêu phát triển Brex trong 30 năm tới. “Nhiệm vụ của chúng tôi là hình dung lại các hệ thống tài chính để mọi công ty đang phát triển có thể phát huy hết tiềm năng”, anh nói.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...

5 'bóng hồng' quyền lực của làng công nghệ thế giới

Thế giới công nghệ khô khan ngày càng xuất hiện nhiều 'nữ tướng' nổi bật như tân CEO X Linda Yaccarino, CEO AMD Lisa Su hay Reshma Saujani, CEO Girls Who Code.

Facebook sập toàn cầu, cổ phiếu sụt giảm, nỗi đau tỷ USD của Mark Zuckerberg

Facebook sập trên toàn cầu là sự cố hiếm hoi đối với một ông lớn công nghệ thế giới. Ông chủ Mark Zuckerberg ngay lập tức mất vài tỷ USD, nhưng còn chịu nỗi đau khi...

Tỷ phú Bill Gates đến Đà Nẵng và Hội An

Tỷ phú Bill Gates vừa đến Việt Nam sau khi tham dự đám cưới của con trai tỷ phú Mukesh Ambani.

Tỷ phú Elon Musk kiện cha đẻ ChatGPT vì từ bỏ mục tiêu phi lợi nhuận

Tỷ phú Elon Musk đã đâm đơn kiện OpenAI và CEO Sam Altman cùng một số cá nhân khác, với lý do họ đã từ bỏ mục tiêu ban đầu của OpenAI là phát triển trí tuệ nhân tạo...

Ý tưởng kinh doanh triệu USD từ bộ bài phát triển EQ đơn giản

Khi giảng viên dùng một bộ bài làm giáo cụ, Jenny Woo đã nảy ra ý tưởng kinh doanh độc đáo trên Amazon, hiện mang lại doanh thu hàng triệu USD/năm.

Startup Fintech 1Long nhận vốn 500,000 USD

Một nền tảng ứng dụng công nghệ tài chính cho biết người dùng có thể tích lũy tài sản với số tiền ban đầu chỉ từ 10 ngàn đồng (dưới 1 đô la Mỹ).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98