Vì sao chứng khoán Ấn Độ chỉ giảm nhẹ dù dịch Covid-19 bùng phát mạnh?

06/05/2021 11:22
06-05-2021 11:22:44+07:00

Vì sao chứng khoán Ấn Độ chỉ giảm nhẹ dù dịch Covid-19 bùng phát mạnh?

Tại sao chứng khoán Ấn Độ không giảm sâu hơn? Đây là một câu hỏi hợp lý khi xét tới việc đất nước châu Á này đang phải vật lộn với thảm họa tàn khốc nhất kể từ khi giành độc lập gần 75 năm về trước.

Số ca nhiễm Covid-19 vẫn trên 300,000 ca/ngày trong gần 2 tuần qua và đây là tình trạng ca nhiễm bùng mạnh nhất trên thế giới cho tới nay. Số ca tử vong hiện đang 3,700 ca/ngày – có thể còn cao hơn thế nếu xét tới khả năng số liệu thống kê chưa ghi nhận hết.

Nỗi sợ về Covid-19 rõ ràng đang bao trùm cả nền kinh tế. Ngay cả giới giàu có và quyền lực cũng cảm thấy khó mà dàn xếp một giường bệnh tại bệnh viện hoặc chuẩn bị sẵn một bình oxy.

Với tất cả sự khó khăn trên, chỉ số chuẩn Nifty 50 của Ấn Độ chỉ giảm nhẹ. So với giữa tháng 2/2021, chỉ số này hiện giảm chưa tới 5%.

Ở mức P/E 32 lần – gần như gấp đôi Trung Quốc, thị trường Ấn Độ đang cực kỳ đắt đỏ. Logic đằng sau mức định giá cao ngất ngưỡng này là: Không như năm 2020, Ấn Độ không bị phong tỏa toàn quốc. Và có thể cũng không phong tỏa nếu đường cong lây nhiễm đạt đỉnh trong vòng 1 hoặc 2 tuần tới như một số mô hình dịch tễ học cho thấy.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư rút kinh nghiệm từ đợt bùng phát đầu tiên trong năm 2020. Họ biết rằng các công ty sẽ bảo vệ lợi nhuận bằng cách tạm ngưng hoặc giảm quy mô hoạt động, đồng thời sa thải người lao động nếu cần thiết. Những ai vẫn giữ được việc làm có thể phải giảm bớt chi tiêu không thiết yếu. Khoản tiền tiết kiệm dư dả của họ sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường ngay cả khi nỗi đau đang tích tụ ở các công ty nhỏ không niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Một lý do khác cho sự lạc quan của nhà đầu tư là những kỳ vọng về phản ứng của cơ quan chức trách. Kỳ vọng này tất nhiên cũng dựa trên kinh nghiệm của năm 2020. Nếu các biến thể nguy hiểm hơn của Covid-19 khiến Ấn Độ buộc phải phong tỏa toàn quốc, Bộ Tài chính và NHTW Ấn Độ có thể phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ về thanh khoản và khoản vay để bù đắp cho sự mất mát về dòng tiền mặt.

Mới đây, NHTW Ấn độ đã thông báo giãn nợ, đồng thời đưa ra gói tài trợ 500 tỷ Rupee (6.8 tỷ USD) kỳ hạn 3 năm ở mức lãi suất 4% để các ngân hàng hỗ trợ cho các nhà sản xuất vắc-xin, bệnh viện và nhà cung ứng oxy.

Tuy vậy, những người lạc quan có lẽ đã bỏ qua một thực tế cơ bản: Ấn Độ của năm 2021 dường như không hề giống với năm 2020. Một năm về trước, các biện pháp giãn cách xã hội khắc nghiệt đã tác động đến hoạt động kinh tế và đời sống người dân tại các thành phố. Thế nhưng, hệ thống y tế lúc đó không bị quá tải. Tệ hơn, virus giờ đã lan tới các làng quê và các khu vực này giờ cũng cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Về phần các doanh nghiệp, họ cũng khó mà bảo vệ khả năng tạo lợi nhuận khi mà giá nguyên vật liệu thô đang ở mức cao nhất trong 10 năm. Không như năm trước, giá kim loại công nghiệp, năng lượng và nông sản đều tăng mạnh trên toàn cầu.

Hiện tại, Ấn Độ chỉ mới có 2% dân số được tiêm 2 liều vắc-xin, chậm hơn rất nhiều so với quá trình tiêm chủng tại các nước giàu có. S&P Global Ratings cho biết tăng trưởng GDP Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại có thể đạt 9.8%, giảm từ dự báo 11% hồi tháng 3/2021. Đó là trong trường hợp tỷ lệ lây nhiễm đạt đỉnh trong tháng 5/2021.

Trong trường hợp tỷ lệ lây nhiễm đạt đỉnh trong tháng 6/2021, tăng trưởng GDP Ấn Độ được dự báo ở mức 8.2%.

BNP Paribas SA gần đây đã hạ bậc khuyến nghị về chứng khoán Ấn Độ, từ “mua” xuống “trung lập”. Trong cuộc phỏng vấn với Business Standard, Manishi Raychaudhuri, Trưởng bộ phận nghiên cứu cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương tại BNP Paribas SA, lên tiếng cảnh báo rằng “đối với chúng tôi, các điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận của doanh nghiệp Ấn Độ dường như vẫn còn hơi lạc quan quá”.

Cẩn trọng là điều cần có trong bối cảnh hiện tại. Tác động từ đại dịch – cũng như hệ thống y tế – vẫn còn khó lường. Nhóm các phòng thí nghiệm xử lý trình tự bộ gen của Covid-19 đã cảnh báo về các biến thể mới hồi đầu tháng 3/2021.

Việc phớt lờ lời khuyên từ giới khoa học và cho phép tổ chức đám cưới và các cuộc tụ họp tôn giáo hay tổ chức các cuộc biểu tình bầu cử đông đúc có thể mang lại hậu quả khôn lường. Một mô hình từ nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington dự báo tới cuối tháng 7/2021, Ấn Độ sẽ có thêm 1 triệu ca tử vong, gần như gấp đôi ca tử vong ở Mỹ và hơn gấp 4 lần con số hiện tại của Ấn Độ.

Trước bối cảnh khó lường hiện tại, giới đầu tư toàn cầu đã bán mạnh cổ phiếu Ấn Độ. Trong tháng 4/2021, họ bán mạnh cổ phiếu Ấn Độ, đồng thời chuyển sang mua cổ phiếu Hàn Quốc và Đài Loan.

Dựa trên những gì đang diễn ra, tác giả bài viết cho rằng vẫn nên cẩn trọng hơn là giả vờ xem rằng làn sóng bùng phát dịch lần hai này chỉ là phiên bản lớn hơn của đợt bùng phát thứ nhất và có hậu quả có thể dự báo trước.

*Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Andy Mukherjee trên Bloomberg Opinion

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98