ĐHĐCĐ KDC: Thời điểm ra mắt sản phẩm trì hoãn vì Covid-19, tái cấu trúc mở rộng thêm ngành hàng

22/06/2021 14:27
22-06-2021 14:27:10+07:00

ĐHĐCĐ KDC: Thời điểm ra mắt sản phẩm trì hoãn vì Covid-19, tái cấu trúc mở rộng thêm ngành hàng

“Bản thân chúng tôi đặt ra kế hoạch kinh doanh ngay từ đầu năm và cũng như mọi người không nghĩ rằng mùa dịch quay trở lại. Tuy nhiên, HĐQT quyết định không điều chỉnh” - Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Xuân Liễu cho biết trong phần báo cáo về kế hoạch kinh doanh tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 của CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC).

Sáng ngày 22/06, ĐHĐCĐ thường niên 2021 của KDC đã được tổ chức.

Ban lãnh đạo KDC trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu thuần 11.5 ngàn tỷ đồng và lãi trước thuế 800 tỷ đồng trong năm 2021, lần lượt tăng trưởng 38% và 92% so với năm trước. Về phương án phân phối lợi nhuận cho 2021, KDC dự kiến chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 10% và cổ tức tiền mặt tỷ lệ 6% cho cổ đông.

Tại Đại hội, dù cho biết HĐQT không thay đổi kế hoạch kinh doanh dưới tác động của Covid-19, Phó Tổng Giám đốc KDC - bà Nguyễn Thị Xuân Liễu cũng chia sẻ rằng khả năng thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp thực tế vẫn phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh. Hiện, một số sản phẩm, dự án của KDC phải trì hoãn thời điểm ra mắt người tiêu dùng vì sự phức tạp của các ca lây nhiễm và tình hình giãn cách xã hội.

Trong ngành nước, các sản phẩm của liên doanh Vibev (KDC - Vinamilk) được chuẩn bị tung ra thị trường trong tháng 6 thì hiện đã tạm thời hoãn kế hoạch đến quý 3/2021.

Đối với ngành snacking - bánh kẹo, bà Liễu cho biết đây là lĩnh vực sở trường nên KDC tự tin trong việc quay trở lại. Các sản phẩm snacking mới cũng được lên kế hoạch ra mắt trong quý 3 sắp tới.

Để đảm bảo khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đề ra, KDC dành sự quan tâm đến công tác quản lý nguyên liệu đầu vào giữa bối cảnh giá các loại hàng hóa tăng mạnh. Theo đó, ở ngành kem, Công ty đến nay đã mua dự trữ lượng nguyên liệu đủ dùng cho sản xuất đến tháng 9/2021. Ở ngành dầu, lãnh đạo KDC tự tin rằng họ đang làm tốt hơn đối thủ trong việc quản lý giá đầu vào, nhờ đó có thể vượt qua mùa dịch.

“Trong ngành dầu, biên lợi nhuận thấp nên nếu thua ở đầu mua thì cầm chắc phần lỗ trong tay”, Phó Tổng Giám đốc Liễu chia sẻ.

Tái cấu trúc để mở rộng

Trong cuộc họp sáng ngày 22/06, một tờ trình đáng chú ý được gửi đến ĐHĐCĐ là phương án chuyển đổi mô hình kinh doanh tại KDC. Theo đó, KDC sẽ đảm nhận việc phân phối, bán sản phẩm ra thị trường đối với tất cả các ngành hàng, trong khi các công ty thành viên sẽ tập trung vào hoạt động sản xuất.

Như vậy, sau 5 năm bước chân vào ngành thực phẩm thiết yếu, lãnh đạo KDC tiếp tục tiến hành một cuộc tái cấu trúc mô hình hoạt động kinh doanh giữa bối cảnh Công ty đang muốn mở rộng thêm nhiều ngành kinh doanh mới từ nước giải khát và cà phê, cho đến quay trở lại ngành bánh kẹo hay xây dựng một chuỗi bán lẻ mang tên Chuk Chuk.

Theo Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Xuân Liễu, việc mua cổ phần chi phối tại doanh nghiệp dầu ăn Nhà nước trước đây cần có thời gian để xây dựng lại kênh phân phối và danh mục sản phẩm, do ngành dầu Việt Nam tuy phát triển từ lâu nhưng không tạo được năng lực cạnh tranh và để công ty nước ngoài chiếm lĩnh thị trường. “Đến thời điểm này TAC đã đủ mạnh để sáp nhập vào KDC” - bà Liễu nói.

Theo nữ Phó Tổng Giám đốc, ý nghĩa của đợt tái cấu trúc lần này là nhằm mở đường cho KDC tiếp tục mở rộng thêm các ngành hàng khác.

Mô hình hoạt động của KDC sau tái cấu trúc
Nguồn: KDC

Trong những năm qua, lãnh đạo KDC đã phải giải bài toán phải xây dựng mô hình vận hành để có thể phát triển thêm nhiều ngành hàng mà vẫn duy trì được khả năng kiểm soát hoạt động hiệu quả.

Theo mô hình trình bày với cổ đông tại Đại hội, KDC chia các hoạt động trong toàn tập đoàn làm 3 nhóm đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Nhóm thứ nhất phụ trách kinh doanh, kênh phân phối, marketing. Trong khi đó, nhóm thứ hai phụ trách sản xuất và nhóm ba phụ trách các hoạt động tài chính, nhân sự,…

Bà Liễu cho biết, nhờ việc phân chia hoạt động, khi thị trường có diễn biến thì mỗi nhóm đều có một bộ phận quản lý để ghi nhận, tiếp thu những phản ứng, góp ý từ người tiêu dùng để sửa chữa. “Chúng tôi quản lý theo ngành hàng và quản lý theo nhóm… không bị vướng ngại bởi các bộ phận chức năng (function - nguyên văn), bởi hành chính của các công ty. Độ mở của doanh nghiệp tăng thì sự quản lý, quản trị cũng tăng theo.”

Tại cuộc họp sáng ngày 22/06, lãnh đạo KDC cũng chia sẻ về kế hoạch tham gia vào ngành cà phê trong thời gian tới. Đến nay, Công ty đã xây dựng được đội ngũ R&D nghiên cứu để có thể ra mắt sản phẩm đến người tiêu dùng.

Với chuỗi bán lẻ Chuk Chuk, Tổng Giám đốc KDC - ông Trần Lệ Nguyên cho biết dịch bệnh và các quy định giãn cách tại TP HCM đã đẩy lùi thời điểm ra mắt các cửa hàng đầu tiên của dự án.

Đại hội kết thúc với tất cả tờ trình được thông qua.

Thừa Vân

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...

Không có khoản bồi thường tại VSIP III, lãi ròng PHR giảm mạnh

Quý 1/2024, CTCP Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR) không ghi nhận khoản bồi thường thực hiện dự án VSIP III, do đó chỉ lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, giảm mạnh 68% so...

ĐHĐCĐ TVS: Phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Chiều ngày 24/04/2024, CTCP Chứng khoán Thiên Việt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã thông qua kế hoạch kinh doanh, bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2028.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98