Giá bất động sản toàn cầu tăng mạnh nhất kể từ năm 2006

03/06/2021 14:03
03-06-2021 14:03:36+07:00

Giá bất động sản toàn cầu tăng mạnh nhất kể từ năm 2006

Cơn sốt bất động sản vẫn tiếp diễn trên toàn cầu, từ New Zealand và Canada cho tới Singapore.

Giá nhà ở trung bình tăng 7.3% trong giai đoạn 12 tháng (tính tới tháng 3/2021), mức leo dốc nhanh nhất kể từ quý 4/2006, báo cáo về Chỉ số Giá Nhà ở Toàn cầu (GHPI) của Knight Frank cho thấy trong ngày 03/06. Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu danh sách với mức tăng 32%, kế đó là New Zealand với 22.1%. Mỹ đứng vị trí thứ 5 với mức tăng 13.2%, tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2005.

Các gói kích thích tài khóa và tiền tệ khổng lồ được tung ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã châm ngòi cho cơn sốt nhà ở trên toàn thế giới. Điều này cũng làm dấy lên nỗi lo về bong bóng và một vài quốc gia đã ra tay để hạ nhiệt thị trường.

New Zealand đã loại bỏ ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư bất động sản, đồng thời Chính phủ kỳ vọng lạm phát từ giá nhà ở sẽ tăng chậm lại ở mức 0.9% vào tháng 6/2022. Trung Quốc cũng ra một số động thái để kiểm soát các nhà phát triển bất động sản và hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng.

“Trong lúc các chính phủ đưa ra động thái kiểm soát và các biện pháp kích thích tài khóa sắp chấm dứt trong năm nay (ở một số thị trường), người mua có thể bớt hưng phấn”, Knight Frank cho biết trong báo cáo. “Cùng với đó, mối đe dọa từ biến chủng mới và sự gián đoạn tiêm chủng vắc-xin có khả năng gây thêm áp lực lên đà tăng giá”.

Ở thị trường nhà ở châu Á, Singapore ghi nhận mức tăng mạnh nhất với 6.1%, kế đó là Hàn Quốc (5.8%) và Nhật Bản (5.7%). Hồng Kông – thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới – tăng 2.1%. Chỉ số của Knight Frank theo dõi giá nhà ở trung bình ở 56 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98