Mỹ loại bỏ 60 triệu liều vaccine Johnson & Johnson do sự cố nhiễm bẩn

13/06/2021 20:42
13-06-2021 20:42:08+07:00

Mỹ loại bỏ 60 triệu liều vaccine Johnson & Johnson do sự cố nhiễm bẩn

Chỉ một ngày sau khi Johnson & Johnson (J&J) thông báo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép kéo dài thời hạn sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của hãng thêm sáu tuần, nhà sản xuất dược phẩm này đã nhận thông tin có khoảng 60 triệu liều vaccine của J&J sẽ bị loại bỏ do sự cố nhiễm bẩn chéo trong quá trình sản xuất.

Vaccine ngừa Covid-19 của hãng Johnson & Johnson. Ảnh: AFP

The New York Times ngày 11-6 đưa tin Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) buộc phải vứt bỏ khoảng 60 triệu liều vaccine loại một mũi tiêm duy nhất của Johnson & Johnson do sự cố nhiễm bẩn tại nhà mày sản xuất ra chúng ở Baltimore.

FDA cũng cho biết, còn có 10 triệu liều vaccine khác của nhà máy này sẽ được phân phối, nhưng cơ quan trên không thể đảm bảo rằng chúng được sản xuất theo đúng quy trình an toàn. FDA hiện vẫn chưa quyết định có mở cửa trở lại nhà máy hiện do công ty Emergent BioSolutions vận hành này hay không.

Việc phải vứt bỏ 60 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 vào thời điểm này được xem là bước lùi mới nhất đối với Emergent BioSolutions, vốn đã được giám sát chặt chẽ trong nhiều tháng sau khi xảy ra sự cố nhiễm bẩn chéo trong một thành phần của vaccine AstraZeneca với một thành phần của vaccine J&J. Những sự chậm trễ sau đó khiến hàng triệu liều vaccine J&J tại đây đã không thể được chuyển tới các cơ sở tiêm chủng.

Trong khi đó, các bệnh viện, các sở y tế của bang và chính quyền liên bang Mỹ cũng đang phải gấp rút tính xem nên làm gì với hàng triệu liều vaccine J&J sắp hết hạn trong tháng 6-2021 này.

Viễn cảnh số vaccine này phải tiêu hủy trong khi các nước đang phát triển lại không có vaccine để tiêm chủng khiến chính quyền của Tổng thống Joe Biden gánh thêm nhiều sức ép phải chia sẻ ngay số vaccine này cho các nước càng sớm càng tốt, theo The Wall Street Journal. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể chuyển cho các nước số vaccine này một cách nhanh chóng, kịp thời trước khi hết hạn không phải là việc dễ dàng.

Bang Philadelphia hiện có 42.000 liều vaccine J&J sắp hết hạn, còn các bang như West Virgina, Oklahoma, Ohio và Arkansas cũng đang trữ hàng ngàn liều vaccine J&J sắp hết hạn. Trong khi đó, một số lượng khá lớn hai loại vaccine khác của Mỹ là Pfizer/BioNTech và Moderna cũng sắp hết hạn trong vài tháng tới bởi thời hạn của các loại vaccine là sáu tháng.

Để nhanh chóng giải quyết số vaccine kể trên, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế tại các bang của Mỹ đã phải đưa ra các hình thức khuyến khích với hy vọng có thêm nhiều người dân sẽ chấp nhận tiêm vaccine J&J trước khi số vaccine này hết hạn. Tuy nhiên, những cố gắng này chưa mang lại nhiều hiệu quả bởi tiến trình tiêm chủng tại nước Mỹ đã bắt đầu chậm lại.

Theo số liệu của Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nước Mỹ mới sử dụng hết khoảng hơn một nửa trong tổng số 21,4 triệu liều vaccine J&J được phép lưu hành nhưng đã dùng hết 83% số vaccine do Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất.

Trước đó, vào ngày 10-6, Johnson & Johnson cho biết FDA đã cho phép kéo dài thời hạn sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm này thêm sáu tuần.

Tháng 2 vừa qua, FDA quy định hạn sử dụng của loại vaccine J&J là ba tháng với điều kiện bảo quản trong nhiệt độ tủ lạnh bình thường.

Trong thông báo phát hành ngày 10-6, J&J nêu rõ căn cứ kết quả những nghiên cứu đánh giá về tính ổn định của vaccine, FDA đã kết luận rằng vaccine của hãng vẫn an toàn và hiệu quả sau bốn tháng rưỡi. Như vậy, thời hạn sử dụng vaccine của hãng được kéo dài thêm sáu tuần.

Việc kéo dài thời hạn sử dụng vaccine của J&J sẽ giúp duy trì nguồn cung vaccine ngừa Covid-19 tại Mỹ trong bối cảnh tiến trình tiêm phòng tại Mỹ đang chậm lại và ở mức trung bình 800.000 người/ngày trong tuần trước.

FDA đã rà soát thời hạn sử dụng của cả ba loại vaccine đang được sử dụng tại Mỹ, gồm Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Vaccine của Pfizer và Moderna đều có thời hạn sử dụng sáu tháng.

Tới nay, đã có khoảng 64% người dân Mỹ từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine và mục tiêu của Tổng thống Joe Biden là nâng tỷ lệ này lên 70% trước ngày kỷ niệm Quốc khánh Mỹ 4-7.

Tổng hợp từ AFP, WSJ, NYT

KTSG Online







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98