Người Mỹ thay đổi thói quen mua sắm khi nền kinh tế mở cửa trở lại

18/06/2021 14:45
18-06-2021 14:45:31+07:00

Người Mỹ thay đổi thói quen mua sắm khi nền kinh tế mở cửa trở lại

Trong tháng 5/2021, doanh số bán lẻ của Mỹ giảm 1.3% do người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm, Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm 15/06.

Thay vì chi tiêu cho những mặt hàng có giá trị lớn, nhiều người Mỹ đã chuyển sang mua sắm những hàng hóa và dịch vụ liên quan đến việc ra khỏi nhà khi hoạt động kinh doanh mở cửa trở lại và tỷ lệ người dân tiêm vắc-xin Covid-19 ngày một cao hơn.

Người Mỹ đã hạn chế chi mua ôtô, đồ nội thất, hàng điện tử, vật liệu xây dựng và một số mặt hàng khác, theo Bộ Thương mại Mỹ. Đây là những mặt hàng đã được mua khá nhiều trong suốt giai đoạn đại dịch. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và giá hàng hóa tăng cũng góp phần kéo doanh số những mặt hàng có giá trị sử dụng lâu dài đi xuống.

Thay vào đó, người Mỹ đang chi tiêu nhiều hơn vào dịch vụ - lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng kinh tế. Trong tháng 5/2021, chi tiêu vào dịch vụ nhà hàng và quán bar tăng 1.8%, đẩy doanh số dịch vụ ăn uống vượt xa mức trước đại dịch.

Diane Swonk, Kinh tế trưởng tại Grant Thornton cho rằng: “Xu hướng chi tiêu đang chuyển dần từ hàng hóa sang dịch vụ. Chúng ta nhận thấy rằng người tiêu dùng đang chi tiêu cho những thứ họ đã không chi tiêu trong suốt giai đoạn đại dịch”.

Trong tháng 5/2021, chi tiêu bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng vào các dịch vụ giải trí tăng so với tháng 4, theo dữ liệu theo dõi của Earnest Research. Trong 4 tuần tính đến ngày 02/06, chi tiêu vào các sòng bạc tăng 17% so với giai đoạn 4 tuần trước đó. Chi tiêu vào các công viên giải trí và các trung tâm giải trí trong nhà, gồm sàn bowling, cũng tăng 9%. Chi tiêu vào các phòng tập gym tăng 4%, theo Earnest Research.

Người Mỹ cũng chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và quần áo khi họ bắt đầu ra ngoài trở lại. Đây là những mặt hàng họ đã hạn chế mua sắm tối đa trong suốt thời gian diễn ra đại dịch. Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ hôm 15/06 còn cho thấy doanh số bán hàng trực tuyến giảm khi xu hướng mua sắm trực tiếp tăng lên.

Thói quen mua sắm của người Mỹ đã thay đổi khi gói hỗ trợ từ Chính phủ sắp chấm dứt. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung và giá cao hơn đối với các sản phẩm như xe hơi.

Ở diễn biến khác, Bộ Lao động Mỹ hôm 15/06 cho biết, chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 5/2021 tăng 0.8% so với tháng trước. Xu hướng PPI tăng gần đây có thể cho thấy rằng các doanh nghiệp đang đẩy phần tăng chi phí sang người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp đang niêm yết giá bán lẻ nhiều sản phẩm cao hơn tại các kệ hàng trên cả nước.

Doanh số bán lẻ trong tháng 5/2021 vẫn tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020 – thời điểm Mỹ áp các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Xu hướng chi tiêu mạnh tay hơn – một phần nhờ hàng ngàn tỷ USD hỗ trợ từ Chính phủ – đã giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng 6.4% trong quý 1/2021. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng chi tiêu tiêu dùng cùng với nhiều yếu tố khác sẽ tiếp tục thúc đẩy xu hướng phục hồi kinh tế trong năm nay.

Một trong những yếu tố đó là người tiêu dùng có nhiều tiền để chi tiêu. Trong các đợt phong tỏa, nhiều người tích góp tiền mặt nhờ các đợt hỗ trợ tiền mặt của Chính phủ. Thị trường việc làm đang mạnh dần cũng mang lại nguồn hỗ trợ thu nhập cho họ.

Người tiêu dùng cũng thêm cơ hội để chi tiêu. Việc tái mở cửa kinh tế và tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 ngày càng tăng đang khuyến khích nhiều người muốn ra khỏi nhà hơn.

Tuy nhiên, đà phục hồi kinh tế Mỹ vẫn còn không đồng đều. Hàng triệu người lao động vẫn chưa gia nhập vào thị trường việc làm vì nhiều yếu tố như khoản trợ cấp thất nghiệp hào phóng, trách nhiệm chăm sóc con cái và lo sợ về Covid-19.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 cũng tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số nhà kinh tế đang lo ngại đến việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không nâng lãi suất đủ nhanh để kiềm chế áp lực lạm phát.

Tình trạng thiếu chip toàn cầu đang làm giảm nguồn cung xe hơi và nhiều đại lý xe hơi cũng cạn hàng tồn kho. Kết quả là doanh số ôtô giảm trong tháng 5/2021.

Nhiều nhà sản xuất đang chạy đua để đáp ứng nhu cầu từ phía khách hàng. Fed cho biết sản lượng công nghiệp tăng 0.8% trong tháng 5/2021, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng, thiết bị và vật liệu kinh doanh tăng 1%.

Sự thay đổi về thói quen chi tiêu của người tiêu dùng khiến doanh số tại cửa hàng đồ nội thất Modern Bungalow gần đây giảm mạnh, bà Danielle Sandusky, đồng sở hữu cửa hàng, cho biết. Tình trạng này khá tương phản với giai đoạn đầu dịch bệnh – thời điểm cửa hàng có doanh số cao gấp đôi so với cùng kỳ.

Bà Sandusky cho biết, giữa giai đoạn hạn chế ra đường vì đại dịch, những người mua nhà mới xây cần mua đồ đạt để trang trí nhà cửa. Trong khi đó, nhiều người buộc phải ở yên tại nhà để phòng chống dịch đã chi tiền vào những mặt hàng về nhà cửa thay vì dùng số tiền đó để đi du lịch như trước. Nhưng tình hình đã khác khi Mỹ bắt đầu gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch.

Bà Sandusky kỳ vọng doanh số của cửa hàng sẽ suy giảm phần nào khi nền kinh tế mở cửa trở lại và người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn trong chi tiêu. Bà nói thêm, các nút thắt cổ chai đã tạo thêm thách thức cho Modern Bungalow. Nhiều nhà cung cấp của Modern Bungalow đang phải nỗ lực để kịp giao hàng cho cửa hàng vì thiếu nguyên vật liệu như gỗ xẻ, mút xốp, ván ép và nhựa tái chế.

Bà chủ cửa hàng Modern Bungalow cho biết, trước đây thời gian để sản xuất một bộ bàn ăn Amish đặt theo yêu cầu là từ 8 - 10 tuần và thời gian để vận chuyển đến cửa hàng chỉ từ 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, hiện nhà sản xuất phải mất từ 14 - 16 tuần mới hoàn thiện sản phẩm này và mất 2 - 3 tuần để vận chuyển.

Bà Sandusky còn cho biết, trước đây, các sản phẩm bọc đệm được giao đến cửa hàng trong vòng 6 - 8 tuần nhưng nay phải mất đến 6 tháng. Thời gian chờ giao hàng lâu hơn đang khiến một số khách hàng cảm thấy nản lòng.

Tuy nhiên, theo bà Sandusky, nhiều người đang cho rằng: “Chà, dù sao thì cũng không phải chờ đợi đến tháng 10 hay tháng 11. Tôi sẽ tiếp tục chờ. Giờ tôi sẽ xài tiền vào nhà hàng và du lịch hay bất cứ khoản nào khác và sau đó tôi sẽ tính đến việc đi đâu vào mùa thu này”.

Bà Sandusky cũng cho biết bà hy vọng vào mùa thu năm nay, cửa hàng sẽ hoạt động trở lại như trước và mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Khai Tâm (Theo Wall Street Journal)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98