Nhập gạo Ấn Độ, dán mác Việt Nam

22/06/2021 20:05
22-06-2021 20:05:37+07:00

Nhập gạo Ấn Độ, dán mác Việt Nam

Thực tế không chỉ có một lô, nhiều lô gạo nhập từ Ấn Độ về Việt Nam có dấu hiệu gian lận xuất xứ.

* Hàng trăm ngàn tấn gạo nhập khẩu từ Ấn Độ tiêu thụ ở đâu?

Giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ hiện thấp hơn gạo cùng loại của Việt Nam khoảng 100 USD/tấn. Ảnh: Hoàng Sang

Gạo khai xuất xứ Ấn Độ, nhưng bao bì thể hiện xuất xứ Việt

Cục Hải quan TP.HCM cho biết, trong tháng 3, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TP.HCM) đã kiểm tra phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ của Công ty CP T.L với một lô hàng gạo xuất khẩu, khai báo xuất xứ Việt Nam (ngày 4.3.2021) và một lô khai báo xuất xứ Ấn Độ (ngày 24.3.2021) nhưng trên bao bì nhãn mác thể hiện xuất xứ Việt Nam. Hiện Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 đang điều tra, xác minh, xử lý vụ việc nói trên.

Tới tháng 5, về cảng Cát Lái còn có lô hàng gạo nhập từ Ấn Độ của Công ty C…T.E.I (Q.Tân Phú, TP.HCM) lên tới 390 tấn gạo trắng 5% tấm, xuất xứ Ấn Độ nhưng không có nhãn mác (2 tờ khai cùng trong ngày 26.5.2021). Hải quan cảng Cát Lái đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa.

Đặc biệt, có 2 lô hàng gạo nhập khẩu từ Ấn Độ có tổng khối lượng 234,49 tấn gạo của Công ty TNHH K.T (Long An) qua cảng Cái Lái từ cuối năm ngoái đến nay vẫn đang bị vướng hướng xử lý. Cụ thể, trong 2 ngày 29 và ngày 31.12.2020, Công ty TNHH K.T đã thực hiện mở 2 tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1, khai báo hàng nhập khẩu là gạo có xuất xứ từ Ấn Độ với số lượng 9 container, tương đương 234,49 tấn, tờ khai được hệ thống phân luồng vàng (chỉ kiểm tra hồ sơ giấy tờ - PV).

Tuy nhiên, qua công tác thu thập thông tin trên hệ thống thủ tục hải quan điện tử, hệ thống E-Manifest… cơ quan hải quan nghi vấn lô hàng nhập khẩu trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên đã chuyển luồng đỏ, kiểm tra thực tế 100% lô hàng. Ngày 22.1.2021, Đội thủ tục hàng hóa nhập khẩu phối hợp vối Đội Giám sát và kiểm soát hải quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, Công ty TNHH giám định Vinacontrol TP.HCM và đại diện doanh nghiệp tiến hành kiểm tra thực tế và lấy mẫu trưng cầu giám định.

Ngày 26.1.2021, Vinacontrol có chứng thư gửi Chi cục xác nhận: Lô hàng tại tờ khai 103758697560/A11 ngày 31.12.2020 gồm 5 container (260 bao loại 50 kg, có trọng lượng 130.030 kg), đóng trong bao PP trắng loại 50 kg, toàn bộ không có nhãn, không thể hiện xuất xứ.

Tờ khai thứ 2 ngày 29.12.2020 số 103754365040/A11, có 4 container (2.080 bao, tương đương 104.405 kg). Trong đó, 140 bao loại 50 kg/bao đóng trong bao PP, toàn bộ hàng hóa không nhãn, không thể hiện xuất xứ nhưng trên giấy chứng nhận nhận xuất xứ C/O ghi hàng có xuất xứ Ấn Độ. Còn lại 1.940 bao 50 kg/bao trên bao bì thể hiện nhãn bằng tiếng Việt, nội dung: K.T - company Limited, gạo 5% tấm - 50 kg, địa chỉ trụ sở chính số đặt tại Long An, nhà máy tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Trên bao bì ghi rõ website của công ty. 1.940 bao gạo này cũng không ghi xuất xứ nhưng theo C/O là xuất xứ Ấn Độ. Lực lượng hải quan làm thủ tục hàng hóa nhập khẩu đã thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa (quy định tại điểm h khoản 3 điều 22 nghị định 128/2020 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan).

"Khó xác định hành vi vi phạm"?

Trong văn bản gửi Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức ngày 18.5 về quan điểm xử lý đối với vụ việc liên quan nhập khẩu gạo của Công ty TNHH K.T, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 khẳng định lô hàng của Công ty TNHH K.T có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Lô hàng gạo nhập của doanh nghiệp này khai báo là gạo có xuất xứ từ Ấn Độ nhưng không có chữ nào ghi hàng Ấn Độ. Đặc biệt trên bao bì lại thể hiện địa chỉ nhà máy tại Việt Nam.

Hải quan phân tích, đối với hàng hóa không có nhãn, không thể hiện xuất xứ, doanh nghiệp này đã vi phạm quy định “nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc" theo Nghị định 128 của Chính phủ. Chưa kể gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam nhưng trên bao bì không thể hiện thông tin nào về xuất xứ, nhãn hiệu… là có dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa tại điểm 1a, phần II, công văn 5189 ngày 13.8.2019 của Tổng cục Hải quan.

Tuy nhiên, theo Nghị định 98/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 43/2017 quy định về nhãn hàng hóa; Nghị định 128/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì cho đến nay “chưa đủ cơ sở để xác lập hành vi vi phạm đối với lô hàng có nhãn bằng tiếng Việt”.

“Đến thời điểm hiện tại, giữa Chi cục và các phòng tham mưu còn có sự khác nhau về quan điểm xác lập hành vi vi phạm”- Báo cáo viết.

Vì thế đến nay, theo một lãnh đạo của Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1, vụ gạo nhập của Công ty TNHH K.T từ Ấn Độ vẫn đang chờ ý kiến của các cơ quan chức năng khác để xử lý.

Nguyên Nga

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày 29/3 đón nhận lực mua tích cực.

Tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada

Ước tính khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada không khai thác được lợi ích từ CPTPP, nghĩa là hàng hóa Việt Nam đang bị đắt hơn so với các đối...

Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ

Đối với tôm, Hoa Kỳ yêu cầu đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân. Theo đó, hơn 4 triệu tấn hàng ồ ạt về nước ta.

Mỹ tăng nhẹ thuế CBPG cá tra Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ Undercurrent News cho biết, Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các doanh...

Găm lúa gạo để đẩy giá: Coi chừng mất thị trường

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thu gom lúa nhưng găm trữ hàng không bán ra, đợi giá tăng cao như năm 2023 để kiếm lợi lớn.

Vì sao 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo?

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các doanh nghiệp bị cảnh báo báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục trước ngày 1-4.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần...

Kiếm tiền triệu từ trái cây giải nhiệt mùa nóng

Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua đã làm nhu cầu sử dụng trái cây và một số nông sản giải nhiệt tại TP HCM tăng cao. Nhiều loại trái cây trong nước giá...

Cách nào giữ vị thế tôm Việt Nam trị giá 4 tỷ USD?

Hiện, xuất khẩu tôm mang về tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD mỗi năm, dù gặp khó khăn nhất thời từ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. Để tiếp tục giữ vị thế này...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98