Phòng vệ thương mại: Ngành gỗ Việt Nam hướng đến minh bạch từ nguồn

02/06/2021 11:29
02-06-2021 11:29:00+07:00

Phòng vệ thương mại: Ngành gỗ Việt Nam hướng đến minh bạch từ nguồn

Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những nhóm mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng khá mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là sản phẩm bị nhiều nước điều tra phòng vệ thương mại.

Sản xuất đồ gỗ tại Công ty TNHH MTV Triệu Phú Lộc, thị xã Tân Uyên, Bình Dương. (Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN)

Để duy trì động lực tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro từ các cuộc điều tra hiện tại, tránh có thêm các vụ điều tra trong tương lai, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cũng như kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn từ việc nhập khẩu sản phẩm gỗ đầu vào để bảo đảm hệ thống sản xuất minh bạch.

Mặt hàng gỗ của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh khi cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Hoa Kỳ-Trung Quốc xảy ra.

Tuy nhiên, mặt hàng này của Việt Nam cũng chịu sức ép không ít khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đặc biệt từ khi Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc.

Việc kiểm soát này khiến một số doanh nghiệp Trung Quốc chuyến hướng đầu tư hoặc tìm các biện pháp để lẩn tránh mức thuế trên; trong đó Việt Nam có thể được chọn là một trong những điểm đến.

Ông Trần Lê Huy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, cho rằng cuộc chiến này cũng tạo ra những rủi ro mới cho Việt Nam, đặc biệt là rủi ro về gian lận xuất xứ.

Rủi ro này xảy ra khi các mặt hàng của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam lấy nhãn mác, xuất xứ sau đó được xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Vì vậy, việc ngăn chặn và giải quyết gian lận thương mại kịp thời, hiệu quả có tính chất sống còn với ngành gỗ Việt.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp hội viên phản ánh, thời gian gần đây có một số doanh nghiệp đã nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm là những mặt hàng rủi ro cao từ Trung Quốc về Việt Nam.

Doanh nghiệp núp bóng dưới hình thức nhập khẩu mặt hàng bộ phận các sản phẩm này sau đó gia công, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh; hoặc mua bán lòng vòng qua các công ty khác nhau, các bộ phận mặt hàng này sẽ tập hợp lại một công ty và công ty này lắp ráp, lấy danh nghĩa sản phẩm của mình sản xuất để xuất khẩu.

Để đề phòng, ngăn ngừa tình trạng gian lận, lẩn tránh xuất xứ hàng hóa và đặc biệt trong bối cảnh Hoa Kỳ đang điều tra mặt hàng gỗ dán Việt Nam lẩn tránh xuất xứ, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết hiệp hội đã đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu nghi ngờ.

Việc điều tra này theo ông Đỗ Xuân Lập là nên tập trung vào các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng có yếu tố rủi ro cao mà có giá trị tăng trưởng nhanh để nếu có vi phạm thì có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Theo ông Trần Lê Huy, các cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp trong việc xác định các mặt hàng rủi ro và các công ty có hành vi gian lận. Đồng thời, xây dựng kênh kết nối thông tin giữa các hiệp hội gỗ và cơ quan quản lý nhằm cập nhật thường xuyên thông tin về các dấu hiệu gian lận, từ đó, xác định các biện pháp can thiệp kịp thời.

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty CP WOODSLAND Tuyên Quang. (Ảnh: TTXVN)

Các cơ quan quản lý cần tăng cường nguồn lực, kiểm tra, giám sát chặt chẽ khâu cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm xuất khẩu.

Hành động trên không chỉ nhằm tránh gian lận khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mà còn tạo sự minh bạch, uy tín về sản phẩm gỗ Việt Nam với nhiều thị trường xuất khẩu lớn khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt đã cam kết tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Quy chế gỗ của Liên minh châu Âu (EUTR 995/2010), Luật Lacey của Mỹ, Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Cũng bởi vậy, để kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ chế biến, Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp lý là Nghị định 102/2020-NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (Nghị định 102). Bởi, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 2-2,5 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ nhiệt đới từ châu Phi, một số quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, Lào, Campuchia và Papua New Guinea, tương đương từ 40-50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu.

Ông Tô Xuân Phúc, đại diện tổ chức Forest Trend cũng nhìn nhận, giảm rủi ro trong khâu nhập khẩu gỗ nhiệt đới không những giúp duy trì ổn định thị trường xuất khẩu mà còn tạo động lực mở rộng thị trường.

Việc giảm rủi ro trong khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu cần thực hiện trên cả khía cạnh chính sách và các hoạt động thực tiễn trong khâu nhập khẩu và tiêu dùng nội địa. Về khía cạnh chính sách, siết chặt quản lý trong khâu nhập khẩu đối với nguồn gỗ rủi ro theo Nghị định 102.

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp này nhằm kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu.

Gỗ rủi ro nhập khẩu được kiểm soát thông qua “bộ lọc” về loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro, theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ rủi ro vào Việt Nam cần đưa ra các bằng chứng nhằm minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Việc triển khai Nghị định 102 hy vọng sẽ khắc phục được những rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Thực hiện Nghị định 102, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chuyên môn yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành việc hoàn thiện thông tin theo quy định, cần cung cấp/khai báo bổ sung các loại giấy tờ.

Cụ thể như giấy phép khai thác của đơn vị khai thác, hoặc chứng nhận được phép khai thác lô rừng được cấp cho đơn vị chủ rừng; giấy chứng nhận đăng ký là cơ sở chế biến gỗ; giấy phép được phép xuất khẩu; chứng từ giải trình nguồn gốc gỗ theo thông tin “quốc gia nơi khai thác” chứ không theo hướng quốc gia xuất khẩu…

“Việc làm rõ các loại giấy tờ bổ sung trong hồ sơ nhập khẩu mà doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ quan chức năng giúp doanh nghiệp dễ thực hiện thống nhất, đồng thời nhằm mục tiêu thực hiện Nghị định 102 đạt hiệu quả cao nhất,” ông Đỗ Xuân Lập khẳng định.

Theo các doanh nghiệp chế biến gỗ, đa phần các đơn vị nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ.

Vì vậy, trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ giống như một số thị trường nhập khẩu yêu cầu Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặc từ nguồn gỗ có chứng chỉ./.

Bích Hồng

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98