Phục hồi kinh tế: Hãy xem lại “mục tiêu kép”

22/06/2021 13:20
22-06-2021 13:20:00+07:00

Phục hồi kinh tế: Hãy xem lại “mục tiêu kép”

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát cho đến nay, Việt Nam vẫn kiên định chống dịch với mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội". Tuy nhiên, những diễn biến hiện tại có lẽ đang khiến nhiều người nghĩ lại vì có dấu hiệu dịch đã lây lan âm thầm vào cộng đồng, nhất là ở những thành phố lớn.

Nhìn từ nước Anh

Ở Anh nơi tôi đang sinh sống, thực tế mở ra cho tôi góc nhìn khác. Đây là vài con số: 80% người dân Anh đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine (Astrazeneca, Pfizer và Moderna). Trên 55% người dân đã tiêm 2 liều ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, đến giữa tháng 6, bất chấp tỷ lệ tiêm vaccine cao như vậy, số người mắc bệnh vượt quá 10.000 ca/ngày.

Như vậy người ta dễ đi đến kết luận vaccine không hiệu quả, chích vaccine rồi vẫn bệnh thì có tác dụng gì? Khoan hãy kết luận như vậy đã. Hãy nhìn vào số tử vong bất thường (excess death) trong đồ thị, cho thấy số người chết cao hơn mức bình thường ước tính trong điều kiện không có Covid.

Điều đáng chú ý, con số này đã trở lại âm trong tháng 5, có nghĩa là số người chết hiện tại ở Anh thấp hơn cả trong tình trạng bình thường không có Covid, mặc cho số ca đã tăng lại từ 2.000 lên đến hơn 10.000 ca/tuần hiện tại. Vì sao?

Có mấy nguyên nhân: (1) Người tiêm vaccine nhiễm bệnh nhưng không bị trở nặng.

(2) Hệ thống y tế của Anh đã được nâng cấp, bao gồm sử dụng lực lượng y tế dự phòng và những người rời khỏi ngành y giờ quay lại, đồng thời ngân sách tăng chi cho hệ thống y tế công (NHS).

(3) Những người sức khỏe yếu, dễ bị nhiễm bệnh nằm trong số 128.000 người thiếu may mắn, hoặc số tử vong bất thường không được tính do Covid.

(4) Anh vẫn duy trì giãn cách xã hội nhất định, nhiều nơi vẫn yêu cầu đeo khẩu trang. Nhờ 4 yếu tố này, dù số ca bệnh ở Anh tăng cao nhưng số người chết do Covid vẫn chỉ hơn chục người/ngày.

Cái giá phải trả để đạt đến mức này ở Anh dĩ nhiên rất lớn. Ngoài 128.000 người chết, Anh bị đánh tụt hạng tín nhiệm về an toàn tài chính, thâm hụt ngân sách lại tăng cao, ước tính tổn thất GDP làm mất tăng trưởng khoảng nửa thập niên.

Vì vậy, có thể nói dù số ca nhiễm Covid tăng cao, Anh đang có vẻ đi đúng đường để quay lại trạng thái gần bình thường, với cái giá về nhân mạng và kinh tế khổng lồ.

Từ đó có thể thấy, khi con virus có dấu hiệu lây lan vào cộng đồng một cách âm thầm, Việt Nam không thể không trả giá gì mà chống dịch được nữa. Có nghĩa chúng ta không thể kiên trì hô hào khẩu hiệu “mục tiêu kép” một cách mù quáng nữa.

Nguồn: Trang web chính phủ Anh https://www.gov.uk/government/statistics/excess-mortality-in-england-weekly-reports

Lựa chọn khó khăn

Một số người quen của tôi cho rằng Việt Nam phải chống dịch kiểu khác, nếu không kinh tế sẽ không chịu nổi. Tình trạng doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp đáng báo động. Nhiều người nói hệ thống y tế công cộng Việt Nam ngày thường đã căng thẳng, nay chống dịch không siết chặt, cho mở “hé hé” làm kinh tế, lỡ lây ra các cơ sở y tế nhiễm bệnh phải phong tỏa, tổn thất nhân mạng khi đó sẽ rất lớn.

Bên cạnh đó, Việt Nam mới có mấy trăm ngàn liều vaccine, trong khi Anh và một số nước đã tiêm chủng gần xong cho dân, đang đặt tiếp cả trăm triệu liều vaccine cho vòng tiêm tiếp theo. Họ đã đặt những lô hàng bổ sung này nhiều tháng trước. Chúng ta đi sau mà hy vọng sẽ lấy được vaccine trước họ?

Tóm lại, hy vọng Việt Nam có đủ số vaccine để tiêm chủng 80% dân trở lên trong 1-2 tháng nữa là không thực tế. Tiêm chưa đủ số, tác động của vaccine sẽ rất hạn chế.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam có 2 lựa chọn. Thứ nhất, mở cửa hoạt động kinh tế trong điều kiện giãn cách xã hội nới lỏng nhất định. Số ca bệnh nhiều khả năng tăng nhanh. Nhưng ít ra người dân có đồng ra đồng vô để sống, nhất là giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế xã hội cũng như sức khỏe tinh thần của người dân.

Giãn cách xã hội chặt kéo dài nhiều khả năng sẽ gây tổn thương lên sức khỏe tinh thần của người dân như nhiều nghiên cứu ở các nước đã chỉ ra.

Thứ hai, giãn cách xã hội chặt trong thời gian đủ dài để đảm bảo không quá tải hệ thống y tế. Việt Nam có mật độ dân số cao, khó tổ chức làm việc tại nhà hiệu quả cho nhiều ngành (thí dụ các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động), nên đây là giải pháp có thể kiểm soát số ca nhiễm trong khả năng chống chịu của hệ thống y tế. Đánh đổi lại là tổn thất kinh tế lớn.

Không có giải pháp đạt “mục tiêu kép” lúc này, bởi Việt Nam đã đi qua giai đoạn đó khi các nguồn lây nhiễm từ cộng đồng ngày càng khó kiểm soát. Quan trọng lúc này là chọn mức điều chỉnh liều lượng cân bằng ra sao, ưu tiên cái gì.

Theo thông tin trên truyền thông, giải pháp hiện tại của Việt Nam có vẻ đang nghiêng về cách thứ 2, là giãn cách xã hội chặt chẽ trong tầm chịu đựng của hệ thống, hệ lụy đi kèm là tổn thất kinh tế ngày một lớn. Nhưng nếu “bung” ra để nền kinh tế "sống được", chắc chắn số ca sẽ tăng lên mạnh.

Vấn đề là không có giải pháp đạt “mục tiêu kép” lúc này nữa. Việt Nam đã đi qua giai đoạn đó khi các nguồn lây nhiễm từ cộng đồng ngày càng khó kiểm soát. Quan trọng lúc này là chọn mức điều chỉnh liều lượng cân bằng ra sao, ưu tiên cái gì.

Kinh nghiệm của Anh, Mỹ, EU là thực thi các gói chi tiêu công của chính phủ, thực hiện giãn cách xã hội đủ để kiểm soát dịch trong khả năng ứng phó của hệ thống y tế, đồng thời có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do giãn cách xã hội.

Nhưng muốn làm vậy phải tăng chi tiêu công, tăng vay nợ công và trong tương lai phải tăng thuế. Việt Nam nếu không muốn tăng gánh nặng nợ công, cũng không muốn hy sinh kinh tế thì phải hy sinh sức khỏe cộng đồng (và ngược lại). Mức độ hy sinh tùy liều lượng tính toán. Đây quả là sự lựa chọn khó khăn.

Nếu được lựa chọn, tôi sẽ bỏ phiếu cho tăng vay nợ, tăng chi tiêu công qua hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp (miễn thuế, vay ưu đãi) để giảm bớt sức ép phải nới lỏng giãn cách xã hội. Nhưng tôi nghe nói người ta vừa đánh thêm một số loại thuế.

Cụ thể từ 1-8 tới theo Thông tư 40 của Bộ Tài chính, các ngành cắt tóc, gội đầu, giặt là, may đo... nằm trong danh sách chịu 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân. Khi dịch qua đi tất nhiên phải tăng thu thuế để lấy lại an ninh tài chính. Nhưng tuyệt đối không nên tăng thuế lúc này.

Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh

Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...

UOB: Triển vọng vẫn tích cực trong năm 2024

Kết quả khả quan vào đầu 2024 tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy thử thách - theo nhận định trong Báo cáo tăng trưởng kinh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98