VGT - Triển vọng ngành tốt nhưng giá cổ phiếu chưa hấp dẫn

29/06/2021 11:00
29-06-2021 11:00:00+07:00

VGT - Triển vọng ngành tốt nhưng giá cổ phiếu chưa hấp dẫn

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (UPCoM: VGT) là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành với hệ thống phân phối rộng và dây chuyền sản xuất hoàn thiện. VGT hưởng lợi từ việc xuất khẩu dệt may Việt Nam phục hồi do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh ở các thị trường Mỹ và EU. Tuy nhiên, hiệu quả sinh lời của VGT chưa thực sự tốt nếu so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Triển vọng ngành dệt may khá sáng sủa

Theo báo cáo thị trường dệt may toàn cầu của Ngân hàng Thế giới, tổng cầu dệt may thế giới dự kiến sẽ tăng từ 594 tỉ USD năm 2020 lên 654 tỉ USD vào năm 2021 và bằng 95% kết quả năm 2019.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 dự kiến xuất khẩu dệt may đến năm 2025 sẽ tăng 67% so với kịch bản không có Hiệp định. Về sản lượng, nhìn chung EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030.

Tuy nhiên, EVFTA chưa thể mang lại hiệu quả ngay lập tức trong ngắn hạn do các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ. Trong đó, quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi" với yêu cầu vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU.

Nguồn: VietstockFinance, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tích cực khép kín chuỗi giá trị ngành

VGT hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt may. VGT là một trong những công ty tích cực khép kín chuỗi giá trị của mình từ khâu trồng bông đến may và phân phối.

Năm 2021, theo xu hướng chuyển dịch phương thức đặt hàng, VGT tập trung nâng cao năng lực sản xuất theo mô hình OEM, phương thức sản xuất này có giá trị gia tăng cao hơn so với phương thức CMT (nhận nguyên liệu từ bên đặt hàng và gia công). Theo đó, VGT có thể tận dụng tối đa các sản phẩm như sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim… của mình.

Không dừng lại ở mô hình OEM, VGT còn tham vọng mở rộng mô hình sản xuất ODM. Với việc tận dụng chuỗi cung ứng của mình, doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm từ khâu thiết kế sản phẩm thay vì chỉ thực hiện may theo các thiết kế có sẵn từ bên đối tác. Nếu hiện thực hóa được tham vọng này, biên lợi nhuận của công ty sẽ được cải thiện đáng kể.

Chú thích:

CMT (Cut, Make Trim): Là khâu gia công sản phẩm và dùng nguyên liệu từ bên đặt hàng.

OEM/FOB: OEM (Original Equipment Manufacturing) là doanh nghiệp sản xuất nhận đơn đặt hàng may mặc và sử dụng các loại vải được sản xuất trực tiếp từ doanh nghiệp để hoàn thành đơn hàng được đặt may. FOB (Free On Board) là doanh nghiệp sản xuất nhận đơn đặt hàng may mặc chỉ có trách nhiệm ship hàng ra ngoài cảng biển là hết trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất.

ODM (Original Design Manufacturing): Doanh nghiệp sản xuất đảm nhiệm từ khâu thiết kế cho đến đóng gói và ship hàng.

OBM (Original Brand Manufacturing): Doanh nghiệp sản xuất sẽ tự chủ hết tất cả các khâu, từ thương hiệu riêng cho đến phân phối sản phẩm của mình.

Mức độ rủi ro tài chính cao và hiệu quả sinh lời thấp

Theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, có thể thấy dòng tiền dùng để trả nợ đang tăng dần qua các năm. Cấu trúc vốn của công ty đang tốt hơn, thể hiện qua tỷ lệ Debt/Capital đang giảm dần. Tỷ lệ Debt/EBITDA giảm qua các năm, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ phát sinh của doanh nghiệp đang tốt dần lên. Từ đó có thể thấy mức độ rủi ro về tài chính của doanh nghiệp đang được cải thiện.

Nguồn: VietstockFinance và Standard & Poor's

Dựa trên thang xếp hạng rủi ro tài chính của Standard & Poor's, người viết xếp loại mức độ rủi ro tài chính của VGT ở mức Significant (mức rủi ro khá cao). Tuy nhiên, các chỉ số về rủi ro tài chính được cải thiện dần qua các năm.

VGT đang là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành dệt may Việt Nam nhưng hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp lại đang ở mức thấp nhất trong ngành. Điều này phần nào làm giảm đi tính thu hút của VGT đối với cộng đồng đầu tư.

Nguồn: VietstockFinance

Định giá cổ phiếu

Mức P/B và P/E trung vị của các doanh nghiệp cùng ngành lần lượt là 1.69 và 13.38 lần. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm phương pháp định giá RNAV do VGT có khá nhiều khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết.

Người viết ước tính được mức giá hợp lý của VGT là 18,429 đồng. Giá thị trường của VGT đang cao hơn mức định giá lý thuyết nên không hấp dẫn.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98