Vì sao thị trường điều chỉnh mạnh phiên 07/06?

07/06/2021 17:52
07-06-2021 17:52:10+07:00

Vì sao thị trường điều chỉnh mạnh phiên 07/06? 

Chuỗi tăng điểm 6 phiên liên tiếp của VN-Index đã phải dừng lại trong phiên hôm nay (07/06). Kết phiên, VN-Index giảm 15.27 điểm về mức 1,358.78 (giảm 1.11%). Trong phiên, có thời điểm VN-Index giảm tới gần 26 điểm, đà giảm đã được thu hẹp về cuối phiên.

* Nhịp đập Thị trường 07/06: Cổ phiếu dầu khí vững vàng trong “tâm bão”

* 07/06: VN-Index đứng yên trong phiên sáng, chạy "mượt" hơn trong phiên chiều

Sàn HNX cũng có nhịp giảm mạnh trong phiên, HNX-Index giảm 11.13 điểm về còn 318.63 điểm (giảm 3.38%). Nhóm VN30 giảm mạnh trong phiên hôm nay, VN30-Index giảm tới 24.25 điểm về 1,484.1 điểm (giảm 1.61%).

Ngân hàng là nhóm đè thị trường mạnh nhất trong phiên hôm nay. Đà giảm của các Large Cap ở nhóm này như BID, TCB, CTG, VCB, MBB, STB, ACB… kéo giảm VN-Index tới hơn 11 điểm. Nhóm chứng khoán cũng có một phiên đỏ lửa. Toàn bộ cổ phiếu chứng khoán đều giảm, trong đó có 5 mã giảm sàn.

Khóa học Online

CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN

Nhập môn Chứng khoán

 💡 Khai giảng: 17/06/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 36.8 ngàn tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích của Công ty Chứng khoán (CTCK) Yuanta Việt Nam, có 3 nguyên nhân chính cho phiên giảm hôm nay. Đầu tiên là VN-Index đã tăng mạnh trong thời gian gần đây dẫn tới P/E của chỉ số đã ở quanh mức 18 lần, không còn là mức hấp dẫn nữa.

Thứ hai là room cho vay margin đã ở ngưỡng rủi ro nên các CTCK không cho mua thêm, lượng đòn bẩy không tăng thêm mà có chiều hướng thu hẹp, giảm dần. Trước khi các CTCK tăng vốn giải tỏa trần margin thì nhà đầu tư sẽ có tâm lý e ngại mua vào.

Nguyên nhân cuối cùng là vấn đề về hệ thống, giá khớp lệnh trên bảng điện gần đây không hiển thị đúng khiến nhà đầu tư không theo dõi được để đưa ra giá đặt lệnh hợp lý. Thêm vào đó, các CTCK hạn chế hủy, sửa lệnh để tránh hiện tượng nghẽn lệnh dẫn tới họ sử dụng lệnh MP nhiều.

Ông Minh nhận định thị trường cần phải có nhịp điều chỉnh trước khi muốn vượt qua mốc 1,400 điểm của VN-Index. Việc vượt mốc này là khả thi song thị trường cần có nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục sau đà tăng nóng.

Theo ông Minh, các phiên tới, nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục, không nên mua thêm cổ phiếu đã tăng mạnh như ngân hàng, chứng khoán, thép và nên chốt lời một phần. Nhà đầu tư nên tìm thêm cơ hội ở một số nhóm còn dư địa như bất động sản, hóa chất, bán lẻ.

Về phần mình, ông Lê Vương Hùng – Giám đốc Giám đốc Khối Kinh doanh Môi giới CTCK Rồng Việt (VDSC) đánh giá sau chuỗi tăng dài từ 1,250 lên 1,374 điểm, VN-Index có nhịp điều chỉnh là bình thường và đây là điều cần thiết cho quá trình tăng của thị trường. Một số thông tin như margin đang “căng”, Fed dự kiến tăng lãi suất trong trung, dài hạn có thể là tác nhân khiến thị trường điều chỉnh. Bên cạnh đó, ông Hùng chỉ ra ở mức PE quanh 19 lần thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh, tương tự như vào tháng 1 và tháng 4/2021.

Ở giai đoạn này, ông Hùng khuyến nghị nhà đầu tư sẽ cần có chiến lược đầu tư rõ ràng vì cơ hội dễ dàng kiếm lời ở các nhóm tăng nóng như ngân hàng, thép đã không còn. Sắp tới, thị trường sẽ phân hóa, điều chỉnh để tìm ra nhóm dẫn dắt mới. Do đó, nhà đầu tư nên thận trọng và lựa chọn các cổ phiếu có khả năng bảo toàn vốn và có dòng tiền chảy vào. Ông Hùng chỉ ra một số nhóm có thể chú ý như dệt may, xuất khẩu.

Đối với nhóm cổ phiếu thép, ông Hùng nhận định trong quý 3, giá thép sẽ chững lại khiến dư địa tăng đã không còn nhiều. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đã tăng giá cao hơn nhiều so với định giá, vì vậy cần điều chỉnh nhiều. Còn với nhóm chứng khoán, với điều kiện thị trường hiện tại, kết quả kinh doanh của nhóm này vẫn sẽ triển vọng. Do đó, nhịp điều chỉnh với nhóm này chỉ là tạm thời.

Chí Kiên

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98