Xuất-nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục bùng nổ

07/06/2021 12:09
07-06-2021 12:09:00+07:00

Xuất-nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục bùng nổ

Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5/2021 dù chậm hơn so với tháng trước. Nguyên nhân đến từ nhu cầu mạnh trên toàn cầu khi các quốc gia bắt đầu tái mở cửa kinh tế. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh trong bối cảnh giá hàng hóa nhảy vọt.

Xét bằng USD, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 tăng gần 28% so với cùng kỳ, Cục Hải quan Trung Quốc cho biết trong ngày 06/06. Tuy vậy, con số này thấp hơn dự báo của các chuyên gia và thấp hơn nhịp độ tăng trưởng của tháng 4/2021.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 51.1%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2010. Thặng dư thương mại của Trung Quốc ở mức 45.5 tỷ USD trong tháng 5/2021.

Nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc vẫn còn mạnh khi các nền kinh tế từ Anh cho tới Mỹ bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch và nhờ đó thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc – vốn được xem là phong vũ biểu cho thương mại thế giới – tăng mạnh nhất kể từ năm 1988 trong tháng 5, một dấu hiệu cho thấy đà hồi phục của kinh tế toàn cầu ngày càng vững chắc hơn.

“Đây vẫn là những con số tốt lành”, Jonathan Cavenagh, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại Informa Global Markets, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg. “Chúng tôi thấy rằng nhu cầu toàn cầu vẫn đang phục hồi và xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục cho tới cuối quý 2/2021 và đầu quý 3/2021 vì các nền kinh tế phát triển đang mở cửa trở lại”.

Sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 ở Ấn Độ và Đông Nam đã gây gián đoạn đến hoạt động sản xuất ở những quốc gia này, qua đó có thể thúc đẩy đơn hàng xuất khẩu sang cho Trung Quốc. Ngoài ra, tình trạng tái bùng phát dịch cũng làm gia tăng nhu cầu của các quốc gia châu Á đối với hàng hóa y tế từ Trung Quốc, theo các chuyên gia kinh tế tại Citigroup.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục đà tăng mạnh trong nửa đầu năm 2021, Gao Feng, Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết trong tuần trước.

“Thặng dư thương mại có thể vẫn lớn trong vài tháng tới khi xuất khẩu của Trung Quốc vẫn mạnh”, Peiqian Liu, Chuyên gia kinh tế tại Natwest Group, cho hay. “Chúng tôi kỳ vọng hoạt động xuất-nhập khẩu vẫn là động lực chính thúc đẩy đà hồi phục trong nửa sau năm 2021”.

Nhập khẩu bùng nổ

Giá hàng hóa cao hơn và mức nền thấp của năm 2020 tiếp tục thúc đẩy mức tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu. Đà hồi phục mạnh của nền kinh tế Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu hàng hóa, qua đó tạo thêm cú huých cho giá hàng hóa.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu quặng sắt và tinh quặng sắt đã tăng 85.5% về giá trị, nhưng chỉ tăng 6% về khối lượng. Nhập khẩu về quặng đồng và tinh quặng đồng tăng 54.5% về giá trị, nhưng chỉ tăng 6.4% về khối lượng.

Giá hàng hóa tăng mạnh đang làm gia tăng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp. Chính phủ Trung Quốc gần đây tăng cường chiến dịch kìm hãm giá hàng hóa và áp lực lạm phát. Dữ liệu có thể cũng bị bóp méo vì tháng 5 có ít ngày làm việc hơn do dịp lễ Ngày Lao động kéo dài 5 ngày.

Đà tăng trưởng sản xuất có thể đã đạt đỉnh?

 

 

Dữ liệu gần nhất từ Trung Quốc cho thấy đà hồi phục sản xuất của đất nước này có lẽ đã đạt đỉnh, trong đó giá nguyên liệu đầu vào ngày càng cao đang gây áp lực lên các nhà máy nhỏ.

 

Kết quả khảo sát tư nhân công bố sáng nay cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Markit trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đạt 52 điểm trong tháng 5, cao hơn so với kỳ vọng 51.9 mà các nhà phân tích đưa ra trong một cuộc thăm dò gần đây của hãng tin Reuters. Kết quả tháng 5 tăng nhẹ so với con số 51.9 trong tháng 4.

Trước đó, chỉ số PMI chính thức trong lĩnh vực chế tạo tháng 5 được Trung Quốc công bố đạt 51, thấp hơn so với kỳ vọng 51.1 của các nhà phân tích. Chỉ số PMI trên 50 cho thấy ngành/lĩnh vực đạt tăng trưởng trong kỳ khảo sát.

 

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98