Con số GDP và thu ngân sách như vậy có lẽ là bình thường!

19/07/2021 14:22
19-07-2021 14:22:03+07:00

Con số GDP và thu ngân sách như vậy có lẽ là bình thường!

Cuối tháng 6-2021, Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố số liệu cho thấy tăng trưởng GDP theo giá so sánh là 5,64%, khiến dư luận và một số chuyên gia có vẻ ngờ vực, gây nên một sự xôn xao nhẹ.

Một số cho rằng trong khi đại dịch Covid-19 hoành hành mà GDP tăng trưởng như vậy có vẻ gì đó đáng ngờ. Tuy nhiên, theo tôi, tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm 2021 như vậy có lẽ là bình thường ở mấy lý do sau:

Thứ nhất, do sáu tháng đầu năm 2020 GDP tăng trưởng rất thấp (1,8%) so với cùng kỳ năm 2019 và dịch Covid-19 đến tuần đầu tháng 5 mới thực sự bùng lên, đặc biệt ở một số khu công nghiệp tại Bắc Giang, Bắc Ninh…, nên sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo đặc biệt của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn có tăng trưởng khá cao.

Thuế sản phẩm thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh sáu tháng đầu năm 2021 tăng, tính theo giá hiện hành, khoảng 7,8% và tính theo giá so sánh tăng 4,92% là hợp lý, phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP theo cả giá hiện hành và giá so sánh.

Thứ hai, cơ quan thống kê Việt Nam tính GDP cơ bản bằng phương pháp sản xuất, tức là GDP bao gồm tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản và thuế sản phẩm (thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu), không bao gồm các khoản trợ cấp. Theo công bố của TCTK, GDP theo giá so sánh tăng 5,64% và GDP theo giá hiện hành (bao gồm cả yếu tố giá) tăng 8,26%.

Thông tin của Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2021 vào ngày 9-7 cho thấy, thu ngân sách của hầu hết các sắc thuế đều tăng mạnh. Thu từ thuế VAT tăng rất mạnh 19,5% so với cùng kỳ năm trước và thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 38,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, thu ngân sách sáu tháng đầu năm 2021 bao gồm thu của hoạt động sản xuất kinh doanh sáu tháng đầu năm 2021 và những khoản nợ đọng thuộc năm 2020 theo Nghị định 41 về “gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuế đất”.

GDP của Việt Nam vẫn tính theo phương pháp giảm phát một lần (sự thay đổi giá đầu ra và đầu vào là như nhau), nên không còn phù hợp, có thể dẫn đến những sai số đáng kể trong tính toán GDP.

Như vậy, theo số liệu của TCTK, thuế sản phẩm thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh sáu tháng đầu năm 2021 tăng, tính theo giá hiện hành, khoảng 7,8% và tính theo giá so sánh tăng 4,92% là hợp lý, phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP theo cả giá hiện hành và giá so sánh.

Thứ ba, nếu nhìn vào một số năm gần đây, có thể thấy sáu tháng các năm 2018, 2019 và 2020 GDP từ phía cầu cuối cùng (tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, chi tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích lũy gộp tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ) luôn lớn hơn GDP được tính bằng phương pháp sản xuất. Nhưng khi chuyển sang giá so sánh thì GDP từ phía cầu lại nhỏ hơn phía cung. Điều này cho thấy chỉ số giá GDP (GDP deflector) có vẻ tùy tiện.

Phải chăng chỉ số giá GDP bị ép để có tăng trưởng GDP cao hơn thực tế? Sáu tháng đầu năm 2021 xu hướng trong cân đối GDP đảo ngược với một số năm trước (GDP theo phương pháp chi tiêu nhỏ hơn GDP theo phương pháp sản xuất ở giá hiện hành) khiến không ít người cảm thấy nghi ngờ. Thực ra số liệu trong trang web của TCTK cho thấy tăng trưởng của GDP theo phương pháp sản xuất và phương pháp chi tiêu là tương đối khác nhau ở những năm như 2012, 2015, 2018 và 2019 (xem biểu đồ).

Thứ tư, số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa cho thấy trên 90% nhập khẩu là cho sản xuất (hơn 60% cho chi phí trung gian và khoảng 30% cho tích lũy tài sản), chỉ chưa tới 10% là cho tiêu dùng cuối cùng. Từ chỉ số giá xuất nhập khẩu, cho thấy, sự thay đổi giá đầu vào và đầu ra của nền kinh tế Việt Nam là rất khác nhau.

GDP của Việt Nam vẫn tính theo phương pháp giảm phát một lần (sự thay đổi giá đầu ra và đầu vào là như nhau), nên không còn phù hợp, có thể dẫn đến những sai số đáng kể trong tính toán GDP. Cơ quan thống kê cần cập nhật bảng cân đối liên ngành (bảng IO) hoặc bảng nguồn và sử dụng (Supply and Use tables) trong tính toán GDP để phục vụ người dân, các nhà hoạch định chính sách tốt hơn.

Nếu cập nhật bảng cân đối liên ngành, TCTK hoàn toàn có thể công bố GDP bằng cả ba phương pháp (sản xuất, chi tiêu cuối cùng và phương pháp thu nhập)(1). Ngoài ra, lúc đó khi tính toán chỉ tiêu GDP cũng sẽ loại bỏ được dòng sai số khá vô duyên trong cân đối GDP giữa các phương pháp.

Hiện nay trên trang web của TCTK đã có GDP, tổng thu nhập quốc gia (GNI) nhưng những số liệu về thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) và tiết kiệm (saving) không có, và trớ trêu là hầu như trên trang web của ADB, OECD, IMF... đều có những chỉ tiêu này của Việt Nam. Một điều chắc chắn rằng những tổ chức quốc tế này không thể tự tính các chỉ số này, mà do phía Việt Nam cung cấp. Chủ nợ đòi hỏi thì phải cung cấp nhưng cũng nên phục vụ người đóng thuế.

Bùi Trinh

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...

UOB: Triển vọng vẫn tích cực trong năm 2024

Kết quả khả quan vào đầu 2024 tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy thử thách - theo nhận định trong Báo cáo tăng trưởng kinh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98