Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến bị truy tố liên quan vụ SAGRI

28/07/2021 16:46
28-07-2021 16:46:19+07:00

Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến bị truy tố liên quan vụ SAGRI

Những sai phạm của ông Trần Vĩnh Tuyến được xác định là cơ sở để ông Lê Tấn Hùng và các đồng phạm tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn tự ý quyết định giá trị dự án chuyển nhượng trái pháp luật, gây thiệt hại hơn 672 tỉ đồng.

Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến bị truy tố liên quan vụ SAGRI - Ảnh 1.
Cựu phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngày 28-7, nguồn tin của chúng tôi cho biết Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí", "tham ô tài sản", "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "che giấu tội phạm" xảy ra tại UBND TP.HCM và Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).

Viện kiểm sát đã truy tố 19 bị can, trong đó ông Trần Vĩnh Tuyến và 8 người bị truy tố về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ông Lê Tấn Hùng, cựu tổng giám đốc SAGRI và Nguyễn Thị Thúy (kế toán trưởng) bị truy tố về hai tội "tham ô tài sản" và "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Gây thiệt hại hơn 672 tỉ đồng

Theo cáo trạng, trong giai đoạn giữ chức tổng giám đốc SAGRI, ông Lê Tấn Hùng biết việc chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 chỉ xây dựng được 80% công trình kỹ thuật hạ tầng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện thủ tục, đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận để chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú.

Ông Trần Vĩnh Tuyến biết việc chuyển nhượng dự án phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường… 

Dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chưa đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để chuyển nhượng. Tuy nhiên, ông Tuyến đã ký quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án phát triển khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9 do SAGRI làm chủ đầu tư cho Tổng công ty Phong Phú.

Viện kiểm sát cho rằng quyết định của UBND TP chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.

"Đây là cơ sở để Lê Tấn Hùng và các đồng phạm tại SAGRI tự ý quyết định giá trị dự án để chuyển nhượng trái pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 672 tỉ đồng", cáo trạng nêu.

Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến bị truy tố liên quan vụ SAGRI - Ảnh 2.
Cựu tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng bị truy tố 2 tội danh - Ảnh: TTO

Theo kết luận điều tra, nguyên nhân vi phạm pháp luật của ông Trần Vĩnh Tuyến một phần do nể nang ông Lê Tấn Hùng - em trai nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM.

"Bị can Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận hành vi phạm tội, cho phép chuyển nhượng dự án không đảm bảo các yêu cầu, quy định của pháp luật. Một phần nguyên nhân vì nể nang, áp lực về tình cảm, quan hệ. Do đây là lĩnh vực được phân công nên bị can không báo cáo chủ tịch UBND TP và tập thể ban lãnh đạo UBND TP", cáo trạng nêu.

Các ông Lê Văn Thanh, phó chánh Văn phòng và Nguyễn Thanh Chương, trưởng phòng đô thị thuộc Văn phòng UBND TP.HCM, bị xác định có vai trò giúp sức, đã soạn thảo và ký tờ trình tham mưu cho ông Tuyến ký quyết định.

Lê Tấn Hùng và đồng phạm tham ô hơn 13 tỉ đồng

Viện kiểm sát xác định ông Lê Tấn Hùng có vai trò chủ mưu, xuyên suốt trong toàn bộ các hành vi phạm tội.

Với chức vụ tổng giám đốc SAGRI, ông Hùng biết việc chuyển nhượng dự án phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên khi dự án chưa đủ điều kiện, bị can vẫn chỉ đạo cán bộ cấp dưới hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng.

Ông Hùng đã ký văn bản đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú; ký hợp đồng và các văn bản khác hoàn tất việc chuyển nhượng với tổng số tiền hơn 168 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 672 tỉ đồng.

Năm 2016, ông còn chỉ đạo Nguyễn Thị Thúy và một số nhân viên bàn bạc với giám đốc và kế toán trưởng của hai công ty lập 10 hồ sơ, hợp đồng khống cho cán bộ, nhân viên SAGRI đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài để chiếm đoạt hơn 13 tỉ đồng.

Sau khi chiếm đoạt được số tiền trên, các bị can Lê Tấn Hùng, Nguyễn Thị Thúy và Nguyễn Thị Tuyết Mai đã chiếm hưởng chi tiêu chung gần 9 tỉ đồng và thu lời bất chính từ số tiền lãi ngân hàng của các khoản tiền đã tham ô hơn 200 triệu đồng.

Viện kiểm sát cáo buộc hành vi của ông Hùng phạm tội tham ô tài sản và vi phạm quy định quản lý sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.

THÂN HOÀNG

Tuổi trẻ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98