Đại biểu Quốc hội: ‘Chậm sửa đổi luật Đất đai, hàng trăm nghìn tỉ sẽ ứ đọng’

21/07/2021 16:46
21-07-2021 16:46:48+07:00

Đại biểu Quốc hội: ‘Chậm sửa đổi luật Đất đai, hàng trăm nghìn tỉ sẽ ứ đọng’

Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất sớm trình dự thảo luật Đất đai sửa đổi vào kỳ họp cuối năm 2021 thay vì để giữa năm 2022, do đây là vấn đề “nóng bỏng” liên quan quyền lợi của rất nhiều người dân.

ĐBQH đề xuất sớm sửa đổi luật Đất đai. Ảnh: Gia Hân

Chiều 21.7, Quốc hội (QH) cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Theo tờ trình, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho hay, dự án luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật phức tạp, có nội dung tác động lớn tới xã hội, cần nhiều thời gian để nghiên cứu, QH thảo luận kỹ lưỡng.

Do đó, UBTVQH dự kiến đưa dự án luật này vào Chương trình trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5.2022) và kỳ họp thứ 4 (tháng 10.2022) để thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5.2023) theo quy trình tại 3 kỳ họp. Trong quá trình chuẩn bị, nếu chất lượng dự án tốt và tiến độ chuẩn bị nhanh hơn, UBTVQH sẽ trình QH xem xét đẩy nhanh tiến độ thông qua theo quy trình tại 2 kỳ họp.

Cho ý kiến về chương trình, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) nhắc đến tình trạng dự án luật đưa vào chương trình họp rồi vì nhiều lý do lại rút ra. Nguyên nhân do nhiều đại biểu QH là ĐB kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao nên khó khăn khi đóng góp cho các dự án luât, chưa kể tài liệu luật gửi cho ĐB muộn nên càng khó thêm.

“Có dự án luật rất cấp bách theo phản ánh cử tri, nhưng lại không được đưa ra sửa đổi kịp thời. Như luật Đất đai sửa đổi từng đưa ra nhưng nhiều lần xin lùi thời gian và đến giờ phút này vẫn chưa được sửa đổi. Theo tiến trình thì dự án luật Đất đai phải tới giữa năm 2023 mới được thông qua, tới năm 2024 mới có hiệu lực và các văn bản thi hành cụ thể. Trong khi đó, đây là dự luật rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi về sở hữu đất đai của người dân”, ĐB Bé nhìn nhận và đề xuất cần đẩy nhanh tiến độ trình dự án luật Đất đai sửa đổi vào kỳ họp cuối năm 2021.

Cùng quan điểm này, ĐB Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hoà) cho rằng, QH khoá XIV năm 2018 đã đưa luật Đất đai vào chương trình luật, pháp lệnh năm 2019, nhưng năm 2019 - 2020 không xây dựng và kính chuyển sang QH khoá XV. Tới QH khoá này cũng dự kiến đưa vào kỳ họp tháng 5.2022.

“Tôi đề nghị giao Chính phủ và các bộ, ngành làm thế nào để cuối 2022 ban hành được luật Đất đai sửa đổi, để thể hiện quyết tâm của Chính phủ, QH với vấn đề rất nóng bỏng”, ông Thân nói.

Bấm nút tranh luận thêm, ĐB Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, nêu thực trạng thị trường bất động sản đang tăng giá rất kinh khủng, thậm chí có thể khủng hoảng vấn đề bất động sản về đất ở, song bất động sản du lịch đang đi xuống.

“Tất cả các địa phương, doanh nghiệp đã giải toả công trình đền bù nhưng vướng luật Đất đai và luật Đấu thầu nên không xử lý được. Nếu kéo dài đến kỳ họp thứ 4 mới đưa trình luật Đất đai thì hàng trăm nghìn tỉ đồng sẽ ứ dọng và doanh nghiệp gặp tình trạng rất nguy hiểm. Nếu không kịp trình thì QH phải đưa ra nghị quyết để giải toả bức xúc của doanh nghiệp”.

Tiếp thu ý kiến, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Thành Long cho rằng, việc đưa nội dung luật Đất đai vào kỳ họp tháng 5.2022 là cố gắng rất lớn của các cơ quan soạn thảo, do đây là nội dung rất lớn, liên quan đến nhiều vấn đề.

Đề xuất ra nghị quyết về phòng chống Covid-19

Theo ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp nhưng QH tới nay chưa có bất kỳ văn bản chính thức nào. Ông đề nghị QH có Nghị quyết chính thức về phòng chống Covid-19, người dân và các địa phương có chỗ dựa về luật pháp để chống dịch mạnh mẽ hơn.

Nhắc đến cảm giác “hụt hẫng” khi dự án luật Khám chữa bệnh đã trình nhưng lại bị đưa ra khỏi nội dung kỳ họp lần này, ông Trí cũng đề nghị rất cần sửa đổi luật này do hoạt động khám chữa bệnh thay đổi rất nhiều. “Nhiều bộ luật đã được thông qua nhưng chưa được triển khai hoặc mới triển khai được một phần, rất lãng phí nguồn lực của QH. QH không nên chỉ bấm nút thông qua mà cần có kế hoạch tái giám sát. Luật chỉ thực sự có giá trị khi được áp dụng trong cuộc sống”, ông Trí nêu.

Cảm ơn sự quan tâm của QH tới các bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) đề nghị bổ sung luật Khám chữa bệnh. Lý do, các hình thức khám chữa bệnh mới đã ra đời, như khám chữa bệnh từ xa Telehealth, nhưng việc triển khai đang rất vướng mắc do không có khung pháp lý. “Chúng ta đã xây dựng luật trong kỳ họp thì đề nghị đến cuối kỳ không rút, vì cử tri hỏi chúng tôi không biết trả lời thế nào”, ông Hiếu nói.

Lê Hiệp

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024, trong đó đề xuất quy định...

Cần có quy định và cơ chế sàng lọc nhà đầu tư khi đấu giá đất

Đơn vị tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt cọc bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; đáp ứng các điều kiện...

Bộ Tài chính đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có đề xuất quy định mới về miễn, giảm...

Ách tắc định giá đất, hàng chục ngàn căn nhà tại TP.HCM bị ‘treo’ sổ hồng

Để người mua nhà được cấp sổ hồng thì chủ đầu tư phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Tuy nhiên, ách tắc ở khâu định giá đất đang khiến hàng chục ngàn căn...

Tổ chức triển khai dự án bất động sản vi phạm đất đai có thể bị phạt 1 tỷ đồng

Tổ chức thực hiện dự án kinh doanh bất động sản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, tùy vào thời gian và...

Cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex nộp khắc phục hơn 580 tỷ đồng

Trước khi bị đưa ra xét xử vì liên quan đến vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội), cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị...

Long An được chuyển đổi hơn 200 ha đất lúa sang khu đô thị sinh thái 17.000 tỉ đồng

UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đảm bảo đúng quy...

Định danh nhà đất theo người sử dụng: Hiểu thế nào cho đúng?

Theo Bộ Xây dựng, việc triển khai định danh nhà đất theo người sử dụng sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn đồng thời thúc đẩy quá trình liên thông thủ tục...

Vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của thị trường bất động sản

Theo HoREA “vướng mắc pháp lý” là vướng mắc lớn nhất, chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở.

Bộ TN&MT đốc thúc cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện theo thẩm quyền các quy định của Luật Đất đai 2024, trong đó có nhiệm vụ xây dựng...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98