Gỡ bỏ hạn chế phòng dịch, sống chung với Covid-19: Quá sớm, quá nguy hiểm?

13/07/2021 20:11
13-07-2021 20:11:33+07:00

Gỡ bỏ hạn chế phòng dịch, sống chung với Covid-19: Quá sớm, quá nguy hiểm?

Trong khi Anh dự kiến gỡ bỏ tất cả hạn chế từ ngày 19/7 tới, các bang tại Mỹ đã bỏ hầu hết quy định phòng dịch, còn Singapore có kế hoạch tiến tới sống chung với Covid-19...

Hầu hết quyết định về phòng chống dịch Covid-19 ở Mỹ được giao cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp - Ảnh: Getty Images

Trong bối cảnh biến thể virus Delta đang làm gia tăng số ca nhiễm Covid-19 mới trên toàn cầu, chính phủ nhiều nước như Mỹ, Anh, Singapore kỳ vọng tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao sẽ giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương trước dịch bệnh và đưa cuộc sống trở lại mức bình thường hơn. 

Theo Wall Street Journal, đó là tương lai mà các chính phủ hy vọng rằng họ có thể điều trị Covid-19 giống như bệnh cúm - căn bệnh khiến hàng chục nghìn người tử vong mỗi năm ở Mỹ mà không gây ra thiệt hại kinh tế. 

XEM COVID-19 NHƯ CÚM MÙA, GỠ BỎ MỌI QUY ĐỊNH PHÒNG DỊCH

Tiêm chủng là chìa khóa quan trọng nhất bởi Covid-19 khiến tỷ lệ tử vong cao hơn so với bệnh cúm, nhưng vaccine có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus và mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu bị nhiễm. Tuy nhiên, Covid-19 sẽ vẫn hiện diện trong cuộc sống của mọi người.

“Đây là virus mà chúng ta phải học cách sống chung. Chúng ta phải học cách ứng phó và chấp nhận rằng sẽ vẫn có bệnh nhân Covid-19 trong tương lai”, Edward A. Stenehjem, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại chuỗi bệnh viện Intermountain Healthcare ở Murray, Utah, cho biết.

Những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao là những trường hợp ngoại lệ trong một thế giới mà phần lớn dân số chưa được tiêm chủng. Quan điểm trước rủi ro của các cơ quan chức năng khác nhau - thậm chí giữa các khu vực ở Mỹ hay Canada, tuy nhiên, việc tiêm chủng đang giúp phá bỏ mô hình hạn chế phòng dịch khi số ca nhiễm tăng cao mà họ đã áp dụng trước đó. 

Điều này dễ thấy tại Anh. Trái ngược hoàn toàn với các biện pháp trước đó, Anh đang chuẩn bị dỡ bỏ tất cả lệnh hạn chế phòng dịch Covid-19 trong tháng 7, kể cả khi tỷ lệ ca nhiễm tại nước này thuộc hàng cao nhất thế giới và đang tăng nhanh mỗi tuần. Chính phủ Anh cũng đang chuyển trọng tâm từ các quy định hạn chế bắt buộc sang tùy thuộc vào quyết định của mỗi cá nhân. 

“Chúng tôi sẽ bỏ các quyết định pháp lý và cho phép mọi người đưa ra quyết định của riêng họ sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin”, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ngày 12/7. Anh dự kiến gỡ bỏ các hạn chế từ ngày 19/7 tới. 

Trong tuần gần đây nhất, Anh ghi nhận 298 ca nhiễm Covid-19 mới trên 100.000 dân. So với Mỹ, tại Vermont - bang có tỷ lệ dân số đã được tiêm phòng đầy đủ là 66%, tỷ lệ này là 4 ca nhiễm mới trên 100.000. Còn Arkansas, bang có tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ là 35%, ghi nhận 13 ca nhiễm mới trên 100.000 dân vào tuần trước, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC). 

Các quan chức Anh tin rằng với việc 86% dân số trưởng thành đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine và gần 65% đã tiêm hai liều, virus có thể lây lan tương đối an toàn trong nhóm người chưa tiêm vaccine (chủ yếu là người trẻ), đồng thời số trường hợp nhập viện và tử vong sẽ tăng chậm hơn nhiều. 

Tại Anh, hiện có khoảng 2.700 người đang điều trị Covid-19 ở các bệnh viện, con số tương đối nhỏ so với gần 40.000 người trong đợt cao điểm dịch bệnh hồi tháng 1.

Các quy định khẩu trang bắt buộc, giãn cách xã hội, hạn chế khán giả trong các sự kiện thể thao hay sự kiện trực tiếp khác sẽ được gỡ bỏ. Yêu cầu tự cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 vẫn sẽ được duy trì, nhưng không còn quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại địa điểm công cộng trong nhà. 

Quyết định của chính phủ Anh vấp phải sự phản đối của hơn 120 học giả - những người cho rằng việc gỡ bỏ các hạn chế này là “quá sớm và nguy hiểm”. 

“Thủ tướng Boris Johnson nói rằng mọi người phải sống chung với Covid-19 như sống chung với cúm mùa. Tuy nhiên, Covid-19 không giống với cúm mùa mà nghiêm trọng hơn nhiều”, Giáo sư Martin McKee tại Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London (Anh), cho biết. Ông cùng hơn 120 học giả trên đã ký vào bức thư phản đối quyết định của chính phủ Anh gửi tạp chí y học Lancet. 

MỸ, CANADA, SINGAPORE: CHIẾN LƯỢC KHÁC NHAU NHƯNG ĐỀU NỚI LỎNG HẠN CHẾ VỚI NGƯỜI ĐÃ TIÊM VACCINE

Trong khi đó, tại Mỹ, chính quyền liên bang chủ yếu đưa ra các hướng dẫn, thay vì quy định bắt buộc trong phòng chống Covid-19. Hầu hết các quyết định do chính quyền bang đưa ra. Do đó, mức độ quyết liệt trong phòng chống dịch không giống nhau tại các bang. 

Hầu hết quyết định về phòng chống dịch Covid-19 ở Mỹ được giao cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp - Ảnh: Getty Images

Cuối tuần trước, CDC Mỹ kêu gọi các trường học tại nước này mở cửa vào mùa thu, duy trì một số biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, tiến tới đưa cuộc sống của nhiều trẻ em trở lại bình thường.

Hiện tại, hầu hết các bang Mỹ đã gỡ bỏ tất cả hạn chế phòng dịch, trừ các địa điểm như bệnh viện, phương tiện công cộng, nhằm phục hồi kinh tế. Các bang Mỹ cũng khuyến khích, chứ không bắt buộc, tiêm vaccine ngừa Covid-19. 

Tại bang California, người chưa tiêm vaccine (từ 2 tuổi trở lên) bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng và trong doanh nghiệp. Những người tham gia những sự kiện thể thao lớn trong nhà phải chứng minh đã tiêm vaccine hoặc có xét nghiệm âm tính với Covid-19. Còn ở bang Mississippi, bang có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất tại Mỹ, không có hạn chế nào được áp dụng. 

Có chung đường biên giới với Mỹ, Canada có cách tiếp cận khác trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19. Dù khởi đầu chậm, chiến dịch tiêm chủng tại Canada đang tăng tốc. Tính tới ngày 4/7, nước này đã tiêm ít nhất một liều vaccine cho khoảng 69% dân số. Khoảng 36% người dân nước này đã tiêm phòng đầy đủ.  

Tỉnh phía tây Alberta của Canada đã gỡ bỏ gần như toàn bộ các hạn chế phòng dịch, bao gồm đeo khẩu trang bắt buộc tại các địa điểm công cộng trong nhà. Trong khi đó, một số tỉnh khác có cách tiếp cận thận trọng hơn.

Tại Ontario, tỉnh đông dân nhất Canada, các nhà hàng hiện đã được phép phục vụ ngoài trời nhưng chưa thể phục vụ trong nhà. Ngoài ra, tỉnh này vẫn bắt buộc đeo khẩu trang tại các công sở và sự kiện công cộng trong nhà. Trên toàn quốc, Canada vẫn đóng cửa biên giới với du khách từ Mỹ và các quốc gia khác. 

Tại Singapore, nhà chức trách đang lên kế hoạch để ứng phó với Covid-19 như một bệnh đặc hữu. Quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra từ từ trong nhiều tháng kể cả khi số ca nhiễm hàng ngày giảm xuống mức  một con số. 

Chính phủ Singapore cho biết nước này đang tiến tới mục tiêu tiêm phòng đầy đủ cho 50% dân số vào cuối tháng 7 và gần 70% vào ngày 9/8. Các mốc này sẽ mở ra những chính sách mới cho phép người dân thực hiện nhiều hoạt động kinh tế và xã hội hơn. Những người đã tiêm phòng có nhiều lựa chọn hoạt động hơn so với những người chưa tiêm. 

Hầu hết quyết định về phòng chống dịch Covid-19 ở Mỹ được giao cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp - Ảnh: Getty Images

Dần dần, quốc đảo này sẽ dừng các biện pháp đã được áp dụng thời gian qua. Ví dụ, những người nhiễm Covid-19 sẽ được phép phục hồi tại nhà, bỏ các biện pháp truy vết trên diện rộng và quy định cách ly, hay chuyển việc thống kê số ca nhiễm hàng ngày sang số lượng người cần chăm sóc đặc biệt và cần đặt nội khí quản để thở oxy. 

Khách du lịch đến Singapore hiện vẫn phải tuân thủ các quy định cách ly nghiêm ngặt, làm việc tại nhà vẫn được áp dụng và việc ăn uống tại nhà hàng giới hạn ở nhóm 2 người (tăng lên 5 người từ ngày 12/7). Bên cạnh đó, ở các không gian ngoài gia đình, người dân vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang. 

Hoài Thu

VnEconomy







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98