Góc nhìn 23/07: Tiếp tục hồi phục?

22/07/2021 18:11
22-07-2021 18:11:24+07:00

Bài cập nhật

Góc nhìn 23/07: Tiếp tục hồi phục?

Nhiều công ty chứng khoán như SHS, VCBS hay Yuanta Vietnam đều nhận định trong ngắn hạn thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục với target là ngưỡng kháng cự vừa mang tính tâm lý lẫn kỹ thuật quanh 1,300 điểm.

​Thị trường đang có xu hướng hồi phục tương đối tích cực

CTCK Vietcombank (VCBS): VN-Index mở cửa phiên sáng 22/7 với một vài nhịp rung lắc nhẹ, tuy nhiên lực cầu gia tăng nhanh chóng chỉ sau ít phút giao dịch đã giúp cho chỉ số VN-Index quay đầu tăng điểm với sắc xanh bao trùm nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong đó có nhóm ngân hàng. Lực cầu duy trì khá dồi dào kể từ sau 11h đã giúp chỉ số nhanh chóng “tăng tốc” và kết thúc phiên sáng 22/7 với mức tăng gần 11 điểm. Sang tới phiên chiều, nhóm cổ phiếu “trụ” lấy lại phong độ và bứt phá mạnh giúp cho đà tăng của chỉ số VN-Index được nới rộng lên đến gần 24 điểm. Về cuối phiên, đà tăng của chỉ số bị thu hẹp phần nào nhưng VN-Index vẫn ghi nhận mức tăng 22.88 điểm (+1.80%), chốt phiên tại mức 1,293.67, trong khi HNX Index dừng tại mức 305.97 (+1.72%).

Theo nhận định của VCBS, trong ngắn hạn chỉ số đang có xu hướng hồi phục tương đối tích cực sau 2 lần thử thách thành công mốc 1,230 điểm và 1,250 điểm. Diễn biến tích cực trong phiên 22/7 cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã xuất hiện sự cải thiện đáng kể, dù tâm lý e sợ rủi ro nhịp hồi phục kỹ thuật không kéo dài vẫn hiện hữu.

Theo đó, VCBS cho rằng nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục tích lũy cổ phiếu một cách từ từ theo xu hướng tăng của thị trường chung, với trọng tâm là nhóm cổ phiếu dẫn dắt có triển vọng hoạt động kinh doanh hồi phục khả quan trong nửa cuối năm 2021 hoặc ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 trên cơ sở mức định giá hợp lý và đà hồi phục trên thị trường chung.

Thị trường sẽ hồi phục lên mức cao hơn quanh 1,330 - 1,335 điểm

CTCK Tân Việt (TVSI): VN-Index kết phiên 22/7 tăng 22.88 điểm tương ứng mức tăng 1.8% so với phiên giao dịch ngày 21/7. Thị trường ngày 22/7 giao dịch nghiêng về số mã xanh. Tổng 3 sàn có 641 mã xanh so với 205 mã đỏ. Thanh khoản giao dịch khớp lệnh thị trường phiên 22/7 đã tăng trở lại đạt mức 14,964 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 493.26 triệu cổ phiếu, cải thiện trở lại phần nào

VN-Index đóng cửa với cây nến dạng Bullish Engufling tăng điểm với giá đóng cửa gần mức cao nhất ngày đi kèm thanh khoản cải thiện, cho tín hiệu tích cực trở lại. Phiên giao dịch ngày 22/7 coi như một nhịp bùng nổ theo đà xác nhận mốc 1,225 là vùng đáy của nhịp giảm vừa qua. VN-Index vẫn đang trong một nhịp phục hồi ngắn với kháng cự mạnh quanh vùng MA(50) tại mốc 1,330 – 1,335 điểm. Nhìn chung, VN-Index sẽ xác nhận hoàn toàn tạo đáy nếu tuần này có thể vượt lên lại vùng kháng cự 1,300 - 1,305 điểm và sẽ quay trở lại xu hướng tăng giá nếu vượt thành công mốc 1,330 – 1,340 điểm. Đà tăng trong phiên 22/7 có mức lan tỏa đều khắp tất cả nhóm ngành và đã lấp lại gap giảm điểm trước đó, cũng là một tín hiệu rất tích cực sau phiên phục hồi mạnh trước đó ngày 20/7.

TVSI vẫn kỳ vọng VN-Index vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá dài hạn và sẽ sớm lấy lại xu hướng tăng giá trung hạn vào cuối tuần này khi vượt lên lại vùng 1,300 điểm. Trong ngắn hạn, thị trường sẽ tiếp tục hồi phục trở lại lên vùng cao hơn quanh 1,330 – 1,335 điểm.

VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự mạnh 1,300 – 1,315 điểm

CTCK Yuanta Vietnam: Chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 1.8% dừng tại 1,293.67 điểm. Chỉ số HNX-Index cùng chiều tăng 1.72% dừng tại 305.97 điểm; Chỉ số Upcom-Index tăng 1.51%. Giá trị giao dịch khớp lệnh trên cả 3 sàn cải thiện nhẹ khi đạt 17,645 tỷ đồng.

Nhịp hồi phục của thị trường duy trì với sắc xanh trên diện rộng. Trong đó, dẫn đầu đà tăng đến từ cổ phiếu Bất động sản như VRE (+2.9%), VHM (+2.8%), VIC (+2.1%) hay KDH (+7%). FPT (+3.2%) cũng ghi nhận mức tăng mạnh đóng cửa tại mức 89,400 đồng, tiệm cận vùng đỉnh cũ.

Các mã Bất động sản vốn hoá vừa và nhỏ cũng có phiên giao dịch khá hưng phấn như IJC, DIG, CRE, SCR, DIG tăng hết biên độ. Đồng thời, thanh khoản cũng cải thiện ở nhóm cổ phiếu này trong các phiên gần đây.

Khối ngoại bán ròng gần 519 tỷ đồng toàn thị trường. Tuy nhiên, lượng bán ròng vẫn tập trung tại VIC (450 tỷ) cùng với KDH (130 tỷ), MSB (92 tỷ). Ở chiều ngược lại, VNM (52 tỷ), NVL (47 tỷ), DXG (44 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng.

Yuanta Vietnam cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự mạnh 1,300 – 1,315 điểm trong phiên kế tiếp. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn tiếp tục giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Điểm tích cực là chỉ số VN-Index đang tiến xa khỏi vùng hỗ trợ 1,210 – 1,261 điểm cho thấy đây là vùng hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn, nếu thị trường tiếp tục duy trì sắc xanh trong phiên kế tiếp thì rủi ro ngắn hạn sẽ giảm đáng kể và thị trường sẽ bước vào giai đoạn tích lũy.

Kiểm tra lại ngưỡng 1,300 điểm

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): VN-Index đã hồi phục trở lại trong phiên 22/07. Dòng tiền đầu tư lan tỏa vào thị trường khi có 7/19 nhóm ngành vận động khả quan so với phiên trước. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng tại sàn HNX. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường suy yếu với độ rộng thị trường ở trạng thái tích cực vẫn cho thấy dòng tiền đang chảy vào các mã cổ phiếu vừa và nhỏ. Như vậy, thị trường có thể kiểm tra lại ngưỡng 1,300 điểm trong ngắn hạn trước khi xác lập xu hướng mới.

Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch 22/07, chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tích cực, đóng cửa tăng gần 23 điểm, mức cao nhất trong ngày. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 22.88 điểm (tăng 1.8%), đóng cửa ở mức 1,293.67. Thanh khoản HOSE ở mức hơn 536 triệu cp (tăng 19%), giá trị hơn 17,000 tỷ đồng (tăng 6%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (308 mã tăng/ 79 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ bán ròng gần 508 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào VIC, và KDH.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh dài dạng ‘Marubozu’ với giá đóng cửa nằm trên các đường trung bình động ngắn hạn MA5 ngày và MA10 ngày, là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1,295-1,300 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,305-1,310 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1,285-1,290 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,275-1,280 điểm.

Thị trường phiên 22/07 ghi nhận một phiên giao dịch khá khởi sắc với sắc xanh lan tỏa khắp thị trường. Aseansc dự báo trong phiên giao dịch 23/07 tới, thị trường sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng kháng cự gần 1,295-1,300 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1,305-1,310 điểm. Aseansc dự báo sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối phiên 23/07.

Củng cố vùng đáy sau nhịp giảm

CTCK MB (MBS): Thị trường trong nước vẫn trong nhịp phục hồi nhờ dòng tiền được cải thiện, đà tăng diễn ra trong phần lớn thời gian giao dịch mà không gặp áp lực bán như ở các phiên trước. Chỉ số VN-Index đã lấy lại ngưỡng MA100 với độ rộng rất tích cực, gần như toàn bộ rổ VN30 đều tăng điểm.

Thị trường tăng điểm cùng thanh khoản tăng so với phiên trước đó với giá trị khớp lệnh đạt hơn 14,964 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng giá trị gần 500 tỷ đồng.

Thị trường đóng cửa cao nhất 4 phiên vừa qua giúp chỉ số VN-Index củng cố vùng đáy mới sau nhịp giảm vừa qua. Trong khi các yếu tố tác động bên ngoài tạm thời được giải tỏa, thì ở trong nước thời gian dập dịch cũng bước vào giai đoạn quyết liệt và chủ động để củng cố sức đề kháng của nền kinh tế qua đó tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Về kỹ thuật, một phiên tăng điểm đưa chỉ số VN-Index lấy lại ngưỡng MA100 với thanh khoản tăng nhẹ và độ rộng tích cực sẽ tạo nền vững cho vùng đáy mới.

Tiếp tục duy trì vị thế đã mở

CTCK KB (KBSV): Chỉ số VN-Index đã sớm lấy lại đà hồi phục sau nhịp rung lắc nhẹ vào đầu phiên và dần mở rộng biên độ tăng điểm về cuối phiên 22/07. Sau nhịp hồi phục khá tích cực từ đáy ngắn hạn, chỉ số có thể sẽ gặp phải áp lực điều chỉnh khi tiếp cận vùng kháng cự kế tiếp quanh 1,305. Mặc dù vậy, KBSV cho rằng VN-Index sẽ nhận được lực đỡ tại vùng hỗ trợ quanh 1,279 và vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng thêm đà hồi phục sau đó.

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì các vị thế đã mở trong những phiên trước, tránh mua đuổi và có thể nâng thêm 1 phần tỷ trọng nếu chỉ số về lại vùng hỗ trợ đã đề cập.

Canh chốt lời

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): VN-Index hồi phục khá mạnh trong phiên 22/07 (tăng 1.8%) với thanh khoản được cải thiện so với phiên 21/07 nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy lực cầu mua lên là chưa thực sự mạnh, một bộ phận nhà đầu tư vẫn đang thận trọng với diễn biến thị trường. Khối ngoại duy trì bán ròng 500 tỷ đồng trên 2 sàn là một điểm tiêu cực.

Tuy nhiên, trên góc nhìn phân tích kỹ thuật, thị trường đang trong sóng hồi phục sau sóng điều chỉnh trước đó và thanh khoản thấp trong giai đoạn này là việc hoàn toàn dễ hiểu. SHS dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 23/07, thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục với target là ngưỡng kháng cự vừa mang tính tâm lý lẫn kỹ thuật quanh 1,300 điểm. Nhà đầu tư đã nâng tỷ trọng cổ phiếu lên mức trung bình trong phiên 19/07 khi thị trường điều chỉnh về quanh ngưỡng 1,260 điểm nên tiếp tục quan sát thị trường trong phiên 23/07 tới và có thể canh chốt lời dần nếu VN-Index tiến vào vùng kháng cự trong khoảng 1,300-1,350 điểm tùy vào mức độ kỳ vọng của cá nhân.

Minh Hồng

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (14)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Khoản lỗ của EVN là rủi ro với các doanh nghiệp xây lắp điện

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98