Một loạt quốc gia lập kỷ lục về số ca nhiễm mới Covid-19 do biến chủng Delta

21/07/2021 11:15
21-07-2021 11:15:52+07:00

Một loạt quốc gia lập kỷ lục về số ca nhiễm mới Covid-19 do biến chủng Delta

Biến chủng Delta hiện chiếm 80% số ca nhiễm mới ở Mỹ, đồng thời khiến nhiều nước như Hàn Quốc và Thái Lan lập kỷ lục mới về số ca nhiễm...

Đường phố Seoul vắng vẻ vì giãn cách xã hội hôm 12/7 - Ảnh: Reuters.

Biến chủng Delta hiện đã chiếm hơn 80% số ca nhiễm Covid-19 mới ở Mỹ, nhưng các vaccine đã được cấp phép ở nước này vẫn đạt hiện quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa bệnh trở nặng và tử vong – chuyên gia cấp cao nhất của Mỹ về bệnh truyền nhiễm, tiến sỹ Anthony Fauci, cho biết trong một phiên điều trần tại Thượng viện ngày 20/7.

Cùng với đó, biến chủng Delta cũng là nguyên nhân khiến một loạt quốc gia lập kỷ lục về số ca nhiễm mới những ngày gần đây.

Được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ vào đầu năm nay, Delta là biến chủng có khả năng lây lan nhanh hơn và do đó đã trở thành biến chủng chủ đạo ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Hiện Delta đã có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.

Trong tuần trước, số ca tử vong vì Covid-19 ở Mỹ bình quân 239 ca mỗi ngày, cao hơn gần 48% so với tuần trước đó, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ Rochelle Walensky cho biết trong cuộc điều trần.

Cũng tại cuộc điều trần này, quyền Giám đốc Cơ quan thực phẩm và dược phẩm liên bang Mỹ (FDA) kêu gọi các tiểu bang tiếp tục giữ số vaccine tồn kho trong lúc nhà sản xuất xác định thời hạn bảo quản vaccine. Một lượng lớn vaccine Covid-19 chưa sử dụng ở Mỹ sẽ hết hạn trong vài tuần tới đây nếu thời hạn bảo quan không được gia hạn.

CDC Mỹ hiện đang rà soát dữ liệu từ các nhóm người được tiêm vaccine Covid-19 để xác định xem sự bảo vệ có thể kéo dài trong bao lâu, từ đó ra quyết định về việc có cần phải tiêm mũi nhắc lại hay không, theo ông Fauci.

Biến chủng Delta cũng là nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 mới ở Hàn Quốc lập kỷ lục. Ngày 20/7, nước này xác nhận 1.784 ca nhiễm mới, nhiều chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bắt đầu và phá vỡ đỉnh cũ thiết lập vào tuần trước – CDC Hàn Quốc cho biết ngày 21/7.

Tại Australia, biến chủng Delta đang lây lan mạnh tại các thành phố lớn, khiến hơn một nửa trong số 25 triệu dân của nước này bị đặt trong tình trạng phong toả nghiêm ngặt từ ngày 21/7.

Bang South Australia đã gia nhập danh sách những bang bị phong toả, gồm Victoria và Sydney, với yêu cầu người dân phải ở trong nhà để ngăn đà lây lan của đợt bùng dịch tồi tệ nhất từ đầu năm đến nay. Số ca nhiễm mới ở Sydney đã giảm trong 3 ngày trở lại đây, nhưng vẫn có nhiều ca không truy được nguồn gốc, đặt ra khả năng thành phố này không thể mở cửa trở lại vào ngày 30/7 như kế hoạch.

So với nhiều nước phát triển khác, Australia khá thành công trong việc giữ số ca nhiễm Covid-19 ở mức thấp, đến nay có 32.100 ca nhiễm và 915 ca tử vong. Tuy nhiên, tốc độ triển khai vaccine chậm và việc đóng-mở cửa liên tục khiến người dân bất bình.

Thủ tướng Australia Scott Morrison bị chỉ trích vì chiến dịch tiêm chủng chậm chạp, trong khi ông Morrison đổ lỗi cho sự thay đổi tư vấn y tế về vaccine AstraZeneca và nguồn cung vaccine Pfizer eo hẹp.

Tại Đông Nam Á, Tổng thống Joko Widodo của Indonesia ngày 20/7 tuyên bố gia hạn phong toả đến ngày 25/7 do số ca nhiễm vẫn ở mức cao. Do biến chủng Delta, Indonesia hiện là một trong những quốc gia có số ca nhiễm mới hàng ngày cao nhất thế giới, bất chấp việc áp lệnh phong toả ngặt nghèo từ hôm 3/7.

Trong vòng 1 tuần qua, số ca nhiễm mới ở nước này dao động quanh ngưỡng khoảng 50.000 ca mỗi ngày. Đến ngày 20/7, số ca tử vong đã ở trên ngưỡng 1.000 ca mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp.

Cơ quan y tế Thái Lan sáng 21/7 cho biết nước này ghi nhận kỷ lục 13.002 ca nhiễm Covid-19 mới trong 24 giờ qua, phá vỡ kỷ lục thiết lập hôm 20/7, trong đó có hơn 1.000 ca phát hiện trong các trại giam.

An Huy

VnEconomy







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98