Thiếu lao động, dệt may chới với

03/07/2021 10:40
03-07-2021 10:40:08+07:00

Thiếu lao động, dệt may chới với

Dù đơn hàng dồi dào nhưng doanh nghiệp (DN) dệt may lại “đứng ngồi không yên” khi dịch bệnh bủa vây, dẫn đến thiếu lao động và nguy cơ ngưng trệ sản xuất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Cty Dony không thể tuyển thêm lao động vì dịch diễn biến phức tạp. Ảnh: U.P

Thiếu lao động, phải tăng ca

Bày tỏ niềm vui khi đơn hàng tấp nập từ tháng 3/2021 đến nay, ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Cty TNHH May mặc Dony (Q.Tân Bình, TPHCM) cho biết: “Không chỉ trong Cty mà ngay cả các đối tác cũng kín đơn hàng. Điều quan trọng nhất lúc này là làm sao kịp hoàn thành đơn hàng đúng thời gian cam kết; đồng thời đảm bảo an toàn cho công nhân sản xuất”.

Mặc dù Cty Dony không nằm trong điểm nóng của dịch bệnh, cũng chưa xuất hiện các ca F1, F2 nhưng lãnh đạo đơn vị này cũng rất lo lắng, bởi công nhân thuê trọ ở nhiều địa phương, chỉ cần một ca nghi mắc hoặc tiếp xúc thì khả năng đơn vị tạm ngưng sản xuất là rất lớn. “Chúng tôi cũng muốn tuyển thêm lao động giai đoạn này nhưng hầu như không có. Vì vậy, chúng tôi vừa sản xuất, vừa phòng dịch ở mức độ cao nhất”, ông Quang Anh nói.

Thời điểm này, Cty CP may Bình Minh (TPHCM) nhận đơn hàng đến hết quý 3 từ khách hàng ở Mỹ và châu Âu. DN chỉ dám nhận số đơn hàng bằng khoảng 70% so với năm 2019 để khi có tình huống xấu, xảy ra ca bệnh, có thể chuyển đơn hàng cho các nhà máy của Cty ở khu vực khác sản xuất. Theo ông Võ Quốc Hào, Tổng Giám đốc Cty CP may Bình Minh, điều ông lo nhất là có thêm khu vực nào đó bị căng dây phong tỏa, vì hơn 500 công nhân Cty ở rải rác tại quận Bình Thạnh, Gò Vấp và quận 12... Vốn thiếu hụt lao động, nay lại có nhiều công nhân phải cách ly tại các khu phong tỏa, Cty luôn phải căng thẳng điều phối lao động ở các dây chuyền sản xuất. “Để đảm bảo tiến độ giao hàng thì trước khi nhận đơn hàng, chúng tôi tính toán chọn hàng thuộc sở trường của mình. Thời hạn giao hàng phải giãn ra, thiếu lao động thì luân chuyển người hoặc đưa người từ khối gián tiếp hỗ trợ khối sản xuất trực tiếp”, ông Hào nói.

Còn tại Cty TNHH Việt Thắng Jean, mỗi ngày, các xưởng ở TPHCM phải sản xuất khoảng 20.000 sản phẩm, để có đủ 5 container hàng/tuần giao cho khách ở Mỹ, châu Âu và Nhật. Trong khi lao động thiếu khoảng 20% và phải thực hiện giãn cách, DN buộc phải tổ chức tăng ca.

Ông Bùi Thế Kích, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Cty CP May Đồng Nai (TP Biên Hòa) cho biết, từ đầu quý 2, đơn hàng của doanh nghiệp rất nhiều, nhưng lại thiếu lao động. “Bình thường, doanh nghiệp đã luôn thiếu lao động, nay với dịch bệnh kéo dài, lao động càng khan hiếm hơn. Hiện tại, Cty đang cần khoảng 3.000 lao động”, ông Kích nói. Để khắc phục tình trạng khó khăn về lao động, theo ông Kích, giải pháp được áp dụng phổ biến là tăng ca. Tuy nhiên, việc tăng ca chỉ giải quyết được một phần việc. Để chạy kịp đơn hàng cho đối tác, doanh nghiệp phải hợp tác với các đơn vị khác gia công sản phẩm, thay đổi công nghệ, máy móc để giảm bớt nhân công.

Lý giải nguyên nhân khó tuyển lao động trong giai đoạn này, ông Quang Anh cho rằng, đợt dịch năm 2020, nhiều DN sa thải công nhân. Không có việc làm, họ đành về quê, bên cạnh đó, để tránh dịch phức tạp, họ cũng không quay lại nữa. Ngoài ra, một lượng lớn lao động đang ở trong các khu phong tỏa, cách ly nên càng khó tuyển dụng hơn. “Nếu DN có các ca F1,F2 thì họ phải thực hiện cách ly cả tháng. DN đã thiếu nay còn hụt lao động nên khó lại càng thêm khó”, lãnh đạo Cty Dony nói.

Ngoài chịu tác động của dịch, các DN dệt may đối mặt với sự thiếu hụt lao động còn do chi phí nhân công ngày càng tăng. So với cùng kỳ năm 2020, nhu cầu tuyển dụng trong mảng này tăng khoảng 50-60%. Trong khi đó, theo Navigos - đơn vị tuyển dụng nhân sự, dệt may không còn là lựa chọn hàng đầu của người lao động, bởi mức lương thấp hơn các ngành khác, nhiều người không mặn mà.

Mong được tiêm vắc-xin

Thực hiện mục tiêu kép “vừa sản xuất, vừa chống dịch”, nhiều DN dệt may bày tỏ mong muốn công nhân được tiêm vắc-xin COVID-19 để yên tâm làm việc. Là lãnh đạo doanh nghiệp dệt may lớn có hàng ngàn công nhân, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Dệt may - thêu - đan TPHCM, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, đặc thù ngành dệt may sử dụng nhiều lao động và làm việc theo dây chuyền nên chỉ cần có lao động bị cách ly 14 - 21 ngày thì kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị phá vỡ, chuỗi sản xuất bị gián đoạn. “Chúng tôi rất lo lắng, bởi nếu hủy đơn hàng thì phải bồi thường cho khách hàng, trong khi hàng ngàn lao động phải nghỉ việc, mất việc làm do bị cách ly, nằm trong khu vực phong tỏa hoặc do doanh nghiệp dừng hoạt động”, ông Việt nói.

Theo Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may đạt 12,2 tỉ USD, tăng 15% (nếu tính cả xơ sợi, vải, phụ liệu kim ngạch đạt trên 15 tỉ USD); xuất khẩu giày dép đạt 8,5 tỉ USD, tăng hơn 26% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng liên tục do DN có nhiều đơn hàng. Dự báo năm 2021, xuất khẩu dệt may sẽ hoàn thành mục tiêu 39 tỉ USD.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, DN thuộc Vinatex sẵn sàng chịu mọi chi phí để tiêm vắc-xin cho người lao động của mình. Vinatex có khoảng 150.000 lao động. Để tiêm vắc-xin cho người lao động, các DN của Vinatex cần dành nguồn kinh phí khoảng 100-200 tỷ đồng.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Cty Dony bày tỏ: “Chúng tôi rất mong mỏi và sẵn lòng tự bỏ phí để tiêm vắc-xin cho công nhân. Tuy nhiên, chúng tôi đã gửi danh sách đến cơ quan chức năng từ lâu và hy vọng sẽ được tiêm trong chiến dịch tiêm vắc-xin COVID-19 lớn nhất lịch sử vừa qua, thế nhưng, hiện giờ vẫn chưa tới lượt”. Ngoài giải pháp 5K, Cty Dony còn tự mua kit test nhanh COVID-19 để test ngẫu nhiên công nhân và đối tác. “Đó chỉ là giải pháp tạm thời, vì không thể test hết được công nhân, giá cả mỗi bộ kit test rất cao… nhưng chúng tôi phải tìm mọi cách để tự bảo vệ chính mình”, ông Quang Anh nói.

UYÊN PHƯƠNG - MẠNH THẮNG

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98