BCM - Thời tới cản không nổi

06/08/2021 11:00
06-08-2021 11:00:00+07:00

BCM - Thời tới cản không nổi

Sự phục hồi mạnh mẽ của dòng vốn FDI và tăng trưởng ấn tượng của IIP đã giúp lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp tăng tốc trở lại. Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (HOSE: BCM) cũng được hưởng lợi từ xu hướng này.

Triển vọng ngành khả quan

FDI vẫn ở mức cao. Tính đến nay, nền kinh tế Việt Nam hiện đang có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia trên thế giới thông qua việc tham gia các tổ chức thương mại như WTO, CPTPP cùng với 12 hiệp định thương mại tự do (FTA).

Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI thực hiện đạt 10.5 tỷ USD, tăng 3.8% so với cùng kỳ năm 2020. Việc tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục gia tăng bất chấp tình hình dịch bệnh thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.

Nguồn: Tổng cục thống kê

IIP lấy lại nhịp tăng. Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã khiến chỉ số IIP giảm mạnh về mức 3.40%, mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, sang năm 2021, chỉ số này đã hồi phục ấn tượng. IIP trong 7 tháng đầu năm 2021 đã tăng lên mức 7.9%. Đây là tín hiệu cho thấy tình hình đang rất khả quan.

Những yếu tố trên góp phần thúc đẩy sự hồi phục và phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư lớn nước ngoài. Điều này tạo thành nền tảng phát triển vững chắc cho lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp nói chung và BCM nói riêng.

Nguồn: Tổng cục thống kê

BCM có quỹ đất lớn và vị trí thuận lợi

BCM đang là doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất trong ngành và lợi nhuận cao nhất. Tổng quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê của BCM hiện nay tập trung chủ yếu tại địa bàn tỉnh Bình Dương, điểm nóng trong thu hút FDI từ trước đến nay.

Các khu công nghiệp phía Nam tỉnh Bình Dương của BCM có vị trí chiến lược được kết nối với hạ tầng giao thông thuận tiện, kết nối dễ dàng với các cảng biển, sân bay quốc tế và các trung tâm thương dịch vụ thương mại tại TP Hồ Chí Minh.

BCM đang đầu tư và quản lý nhiều khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương và một số tỉnh thành khác với tổng diện tích hơn 15,000 ha.

Nguồn: BCM

Cụm khu công nghiệp Mỹ Phước (bao gồm Mỹ Phước 1,2,3, Thới Hòa - Mỹ Phước 4, Bàu Bàng - Mỹ Phước 5) là khu công nghiệp kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được xây dựng theo hướng chú trọng đến bảo vệ môi trường, tạo ra công viên công nghiệp xanh, sạch theo mô hình thành phố công nghiệp, đô thị hiện đại nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững ở phía Bắc tỉnh Bình Dương. Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho khu công nghiệp Mỹ Phước trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư sản xuất hàng tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NÂNG CAO

 💡 Khai giảng: 16/8/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

👉 ĐĂNG KÝ NGAY

Ngoài các khu công nghiệp đang sở hữu và đưa vào hoạt động, hiện tại BCM đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Bình Phước với tổng diện tích 4,600 ha. Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, KCN Becamex - Bình Phước sẽ trở thành cửa ngõ hàng hóa, dịch vụ giao lưu nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, dự án khu công nghiệp Cây Trường đã được chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Đây hứa hẹn sẽ là động lực để BCM tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Hợp tác với các tập đoàn lớn

Dự án VSIP do Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, một liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC và tập đoàn Sembcorp Industries làm chủ đầu tư.

Đến nay, VSIP đã và đang phát triển tổng cộng 10 dự án trên khắp cả nước với tổng quỹ đất hơn 10,000 ha bao gồm đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ.

Nguồn: BCM và VSIP

Một liên doanh khác cũng rất đáng chú ý là Công Ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghiệp BW (BW). BW được thành lập vào ngày 23/01/2018, là liên doanh giữa BCM - nhà phát triển bất động sản công nghiệp lớn nhất Việt Nam và Warburg Pincus - quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới. BW được thành lập với tầm nhìn trở thành nền tảng bất động sản công nghiệp và dịch vụ hậu cần cho thuê hàng đầu Việt Nam.

Mạng lưới của BW rộng khắp cả nước

Nguồn: Bwindustrial.com

Cơ hội gom hàng đã xuất hiện

Sau khi rơi khỏi đường SMA 200 ngày, giá cổ phiếu BCM tiếp tục sụt giảm và lao dốc nhanh chóng. Đà giảm này chỉ chững lại khi giá về vùng hỗ trợ 37,000-40,000 (đáy tháng 11/2020 và ngưỡng Fibonacci Retracement 50%).

Nếu vùng này vẫn trụ vững thì tình hình có thể tích cực trở lại. Khi đó, BCM nhiều khả năng sẽ có cơ hội hướng lên test vùng kháng cự mạnh 49,000-51,000 (ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6% xuất hiện cùng đường SMA 50 và đường SMA 200 ngày).

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trung bình đang ở mức khá thấp nếu so với giai đoạn tháng 01/2021. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư đang khá thận trọng về tương lai của BCM trong giai đoạn này và quá trình tích lũy sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa.

Vùng 37,000-40,000 đang là hỗ trợ gần nhất của BCM. Người viết kỳ vọng đây sẽ là điểm dừng của đợt điều chỉnh lần này và việc mua vào từ từ tại đây có thể xem xét.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Tiếp tục mua nếu giá còn nằm dưới mức 10,700 đồng

Theo các mô hình định giá, nếu giá cổ phiếu của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) tiếp tục nằm dưới mức 10,700 đồng thì vẫn...

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98