Các nước bắt đầu sống chung với Covid-19

19/08/2021 08:50
19-08-2021 08:50:04+07:00

Các nước bắt đầu sống chung với Covid-19

Nhiều nước đang dần cho phép người dân quay lại nhịp sống hằng ngày, vì họ nhận ra rằng chúng ta phải học cách sống chung với đại dịch Covid-19.

Hành khách tại Nhà ga Ngã tư Vua (London, Anh) gần đây. REUTERS

Singapore là một trong các quốc gia đang chuẩn bị mở cửa trở lại. Theo tờ The Strait Times, từ ngày 19.8, doanh nghiệp Singapore sẽ có 50% nhân viên được quay lại văn phòng. Các sự kiện như hòa nhạc, hội nghị, thi đấu thể thao, rạp chiếu phim cũng được đón đến 1.000 khách nếu toàn bộ người tham gia đã tiêm vắc xin. Động thái này nằm trong kế hoạch 4 giai đoạn nhằm hướng tới việc trở thành quốc gia có khả năng chống chịu với Covid-19 của Singapore.

Nhiều tháng trước, Singapore vẫn còn áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để đưa số ca nhiễm mới xuống gần mức 0 nhất có thể (Zero Covid). Trong bối cảnh cuộc chiến chống Covid-19 không có dấu hiệu kết thúc và gây sụt giảm kinh tế, đất nước này đã thay đổi giải pháp của mình.

Chuẩn bị cho “bình thường mới”

Bên cạnh Singapore, các quốc gia châu Âu cũng đang chuẩn bị hướng tới “bình thường mới”. Thay vì tìm cách loại bỏ vi rút, chính phủ các nước này đang lên kế hoạch tiêm mũi thứ ba, bắt buộc đeo khẩu trang, thường xuyên xét nghiệm và tiếp tục giãn cách xã hội (một cách hạn chế) để kiểm soát dịch trước làn sóng lây nhiễm trong mùa đông sắp tới.

Báo The Wall Street Journal đưa tin Đức từ tuần này cho phép người đã chủng ngừa, khỏi bệnh Covid-19 hoặc xét nghiệm âm tính đi đến nhà hàng, bệnh viện hoặc các địa điểm trong nhà. Nước này cũng bắt buộc (kể cả người đã chủng ngừa) đeo khẩu trang trong không gian kín và trên phương tiện công cộng.

Tại Pháp và Ý, giấy chứng nhận tiêm chủng, khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19 hay xét nghiệm âm tính là điều kiện tiên quyết để người dân tham gia các hoạt động thường ngày. Các chủ nhà hàng Pháp có nguy cơ bị phạt tới 10.600 USD và 1 năm tù nếu không kiểm tra giấy thông hành Covid-19 của thực khách.

Trong khi đó, chính phủ Anh dỡ bỏ hầu hết biện pháp hạn chế và chọn dựa vào vắc xin cùng ý thức của công chúng để kiểm soát dịch. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi người dân sống chung với Covid-19 như các bệnh hô hấp khác.

Đại dịch sẽ kết thúc thế nào ?

Giới khoa học cho rằng việc các nước từ bỏ mục tiêu Zero Covid đã thể hiện thực tế rằng đại dịch sẽ không biến mất. Rất khó để xóa sổ một bệnh truyền nhiễm và đậu mùa là căn bệnh duy nhất Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đã bị diệt trừ cho đến nay.

Qua thời gian, đại dịch thường trở thành bệnh đặc hữu (endemic), như cúm. Các vi rút gây bệnh đặc hữu lây lan liên tục và vẫn gây tử vong nhưng không làm gián đoạn hoạt động xã hội. Đây là tương lai của đại dịch Covid-19, theo cựu quan chức Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) Scott Gottlieb. Bà Thạch Chính Lệ, Phó giám đốc Viện Vi rút học Vũ Hán (Trung Quốc), cũng cho rằng chúng ta phải chung sống lâu dài với Covid-19.

Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu khi số người có miễn dịch (qua chủng ngừa hoặc nhiễm bệnh) đạt đến mức độ nhất định và tiêm vắc xin là con đường an toàn nhất để tiến tới mục tiêu này. Các nước đang chọn sống chung với Covid-19 nêu trên đều có tỷ lệ tiêm chủng cao. Theo Reuters, khoảng 75% dân số Singapore đã tiêm đủ vắc xin ngừa Covid-19. Dữ liệu từ Our World in Data cho thấy con số này ở Anh là 61,1%, ở Đức và Ý là hơn 55% và Pháp là 53%.

Với biến thể Delta, một số ít người đã chủng ngừa vẫn có thể mắc bệnh và lây vi rút cho người khác. Điều này không có nghĩa là vắc xin kém hiệu quả vì suy cho cùng, vắc xin được tạo ra để ngăn bệnh nặng và tử vong. Trên phương diện này, vắc xin vẫn chứng minh được tác dụng của mình.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), chỉ 0,01% người tiêm đủ 2 liều ở nước này phải nhập viện do Covid-19. Tại Pháp, chỉ 65 trên 1 triệu người phải nhập viện vào tuần đầu tiên của tháng 8, thấp hơn 2/3 so với lúc con số này đạt đỉnh trong tháng 3. Trong cùng tuần lễ trên ở Đức và Ý, tỷ lệ nhập viện trên 1 triệu người đã giảm 90% so với mức cao nhất gần đây.

Dù đã có vắc xin, việc lơ là trước Covid-19 có thể tạo điều kiện cho những biến thể nguy hiểm hơn Delta xuất hiện, theo tạp chí Time. Càng lây lan trong cộng đồng, vi rút càng có nhiều cơ hội đột biến, gây ra nguy cơ vắc xin bị giảm hiệu quả. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủng ngừa càng nhanh càng tốt trên toàn cầu.

Kêu gọi chia sẻ vắc xin cho Đông Nam Á

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương Alexander Matheou của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) hôm qua cảnh báo trong một thông báo rằng đợt bùng Covid-19 lần này do biến thể Delta đang gây đau khổ cho nhiều gia đình khắp Đông Nam Á và “tình trạng này còn lâu mới chấm dứt”, theo Reuters. Trong đó, Indonesia và Philippines, hai quốc gia đông dân ở Đông Nam Á và đang có số ca nhiễm cao nhất và nhì khu vực, chỉ có 10-11% dân số được tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ.

Từ đó, ông Matheou cho hay: “Trong ngắn hạn, chúng tôi cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ những quốc gia giàu hơn là khẩn cấp chia sẻ hàng triệu liều vắc xin dư thừa của họ cho các quốc gia Đông Nam Á”. Ông còn nhấn mạnh: “Những tuần sắp tới là thời gian quan trọng cho việc đẩy mạnh điều trị, xét nghiệm và tiêm vắc xin ở mỗi nơi trong tất cả các nước Đông Nam Á”. Ông Matheou cho rằng tỷ lệ tiêm vắc xin cần phải đạt tới 70-80%.

Trong thông báo, IFRC lưu ý rằng hầu hết các nước ở Đông Nam Á ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới hoặc số ca tử vong/ngày ở mức cao kỷ lục. Hôm qua, Bộ Y tế Thái Lan ghi nhận số ca Covid-19 tử vong/ngày ở mức cao kỷ lục, lên 312 ca, và số ca nhiễm mới trên 20.500 ca, theo tờ Bangkok Post. Cùng ngày, Lào và Malaysia ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới/ngày cao kỷ lục, lần lượt là 381 và 22.242 ca. Ở Campuchia, chính quyền thủ đô Phnom Penh hôm qua cho phong tỏa thêm 2 khu vực và TP.Stung Treng, thủ phủ tỉnh Stung Treng, cũng đặt trong tình trạng tương tự từ khuya 17.8, sau khi giới chức phát hiện thêm nhiều ca mắc biến thể Delta, theo tờ Khmer Times.

Văn Khoa

Như Trần

Thanh niên







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98