Kinh tế TP.HCM giảm tốc vì Covid-19

30/08/2021 10:03
30-08-2021 10:03:06+07:00

Kinh tế TP.HCM giảm tốc vì Covid-19

Nhiều chỉ tiêu sản xuất công nghiệp, tiêu thụ, bán lẻ hay đầu tư xây dựng tại TP.HCM đều giảm mạnh trong tháng 8 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cục Thống kê TP.HCM vừa có báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 của TP.HCM với nhiều chỉ tiêu về sản xuất và tiêu thụ giảm sâu so với cùng kỳ và tháng trước đó.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính giảm 22,4% so với tháng 7. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh nhất đến 49,7%, tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 22,9%.

Nhiều ngành công nghiệp giảm tốc

Tính lũy kế 8 tháng đầu năm, chỉ số IIP ghi nhận mức giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Khai khoáng vẫn là lĩnh vực giảm mạnh 47,3%, trong khi đó công nghiệp chế biến chế tạo giảm 6,3%; sản xuất, phân phối điện giảm 1,3%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 4,1%.

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng mạnh của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều nhà máy phải giảm công suất hoặc dừng hoạt động để chống dịch, nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bị gián doạn, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn.

Xét chi tiết phân ngành cấp II, Thành phố chỉ ghi nhận 6/30 nhóm có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước. Nổi bật là sản xuất kim loại tăng 15,3%, sản xuất thiết bị điện tăng 9,8%, chế biến gỗ và tre nứa tăng 9,1%...

Ngược lại hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm mạnh nhất 47,9%, thoát nước và xử lý nước thải giảm 23,6%; sản xuất trang phục giảm 18,5%; khai khoáng khác giảm 17,4%; sản xuất đồ uống giảm 17%.

Về chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong tháng 8 ước tính giảm 27,7% so với tháng 7 và giảm 53,4% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 8 tháng chỉ số này giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ như sản xuất đồ uống giảm 19,1%, sản xuất trang phục giảm 18,2%, công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 13,1%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 10,6%...

Đáng chú ý là chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong tháng này ước tính tăng 11,4% so cùng thời điểm năm trước. Trong đó sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tồn kho tăng đột biến 644,1%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 76,4% hay tồn kho sản xuất hóa chất tăng 65,5%.

Cục Thống kê nhận định chung tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong tháng 8 gặp nhiều khó khăn chồng chất, có nguy cơ đứt gãy sản xuất do tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

Những khu vực, địa điểm sản xuất thuộc vùng xanh (khu vực chưa có dịch) được hỗ trợ duy trì sản xuất; công nhân được ưu tiên tiêm vaccine phòng dịch, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Doanh thu bán lẻ giảm 6,2%

Về dịch vụ, doanh thu thương mại dịch vụ tháng 8 tiếp tục giảm mạnh. Dịch Covid-19 kéo dài làm cho hoạt động của các đơn vị thương mại dịch vụ gặp nhiều khó khăn, đồng thời thu nhập của người dân trong thời gian này giảm và sức mua thấp, chủ yếu người dân chi tiêu vào các mặt hàng thiết yếu.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8 đạt 35.522 tỷ đồng, giảm 15,9% so với tháng 7 và giảm 59,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính lũy kế 8 tháng năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 609.351 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó doanh thu bán lẻ ước đạt 352.969 tỷ đồng, chiếm 57,9% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giảm 6,2% so với cùng kỳ. Một số nhóm sản phẩm vẫn tăng trưởng như lương thực, thực phẩm, nhiên liệu.

Sản xuất công nghiệp, kinh tế TP.HCM, Cục Thống kê TP.HCM ảnh 1
Doanh thu ngành bán lẻ giảm 6,2% kể từ đầu năm. Ảnh: Phương Lâm

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm tăng 2,51% so với bình quân năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu dữ trữ hàng thiết yếu và chi phí vận chuyển tăng đã đẩy giá một số hàng hóa tăng lên.

Thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai phiếu/thẻ đi chợ, siêu thị, khuyến khích các điểm bán hàng lưu động, tăng cường kiểm tra, siết chặt việc sốt giá, tăng giá nhằm góp phần ổn định giá cả trên thị trường trong thời điểm hiện nay.

Nhiều dự án bị dừng thi công

Vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương và trung ương trên địa bàn TP.HCM trong 8 tháng đầu năm ước thực hiện 13.267 tỷ đồng kể từ đầu năm, giảm 27,4% so với cùng kỳ và đạt được 37,1% kế hoạch.

Trong đó giá trị thực hiện tháng 8 chỉ đạt 567 tỷ đồng, bằng 42,4% so với tháng trước đó và bằng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thời điểm việc thi công các dự án gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết dự án đang thi công cầm chừng.

Thành phố tiếp tục tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 đến hết ngày 15/9 để kiểm soát dịch bệnh, rất ít dự án có đủ điều kiện “3 tại chỗ” được tiếp tục thi công. Ngoài ra giá vật tư ngành xây dựng tăng, công tác đấu thầu, chọn thầu bị chậm trễ; một số nhà sản xuất bê tông tạm dừng hoạt động do dịch Covid-19, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung cấp nguyên liệu cho các công trình.

Các công trình trọng điểm đang gặp khó khăn, đáng kể nhất là dự án cầu Thủ Thiêm 2, cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới, dự án xây dựng hầm chui đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7)… tạm ngưng thi công, hoặc thi công cầm chừng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch trên địa bàn, nhiều hoạt động kinh doanh sản xuất gặp phải khó khăn khi tạm ngưng hoạt động, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư.

Thành phố ghi nhận chỉ 265 doanh nghiệp thành lập với vốn đăng ký 6.646 tỷ đồng trong nửa đầu tháng 8, giảm 85,5% về số giấy phép và giảm 95,4% về số vốn.

Lũy kế đến ngày 15/8, thành phố đã cấp phép 21.762 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 365.200 tỷ đồng . So với cùng kỳ năm trước, số giấy phép giảm 15,9% và vốn giảm 34,1%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố kể từ đầu năm đạt 2,18 tỷ USD (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần), giảm 43,6% so với cùng kỳ năm trước.

Huy Lê

ZING







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98