Nhiều cảng biển Trung Quốc bị tắc vì chiến lược “không khoan nhượng” với Covid-19

19/08/2021 13:11
19-08-2021 13:11:08+07:00

Nhiều cảng biển Trung Quốc bị tắc vì chiến lược “không khoan nhượng” với Covid-19

Một vài cảng biển của Trung Quốc đang ở trong tình trạng ùn ứ, khi những con tàu dự định cập bến ở cảng Ninh Ba nay buộc phải chuyển bến và quy trình bốc dỡ hàng hoá bị chậm lại do các biện pháp chống dịch được thắt chặt theo chính sách “không khoan nhượng” với Covid-19 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

* Hàng hóa container qua các cảng biển Việt Nam tăng 18%

* Số tàu container mắc kẹt tại cảng biển Mỹ lên sát mức kỷ lục

Hôm 17/08, hơn 50 tàu container xếp hàng chờ tại cảng Ninh Ba, trung tâm hàng hải lớn thứ hai của Trung Quốc, dữ liệu từ Refinitiv cho thấy. Con số này tăng từ mức 28 tàu cách đó 1 tuần (10/08), sau khi phát hiện một ca nhiễm Covid-19 tại bến tàu Mi Sơn thuộc cảng này.

Các ông lớn vận tải biển quốc tế hàng đầu cảnh báo khách hàng về sự chậm trễ của các chuyến hàng và điều chỉnh hướng đi. Ít nhất 14 tàu vận hành bởi CMA CGM, 5 tàu của Maersk và 4 tàu của Hapag-Lloyd đã quyết đinh bỏ qua cảng Ninh Ba, trong khi hàng tá tàu khác cũng đang phải điều chỉnh lịch trình.

Nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà tăng trưởng vì đợt bùng phát Covid-19 mới đây và chuỗi cung ứng toàn cầu gặp nhiều áp lực với các biện pháp kiểm soát dịch tại các trung tâm vận tải lớn của Trung Quốc. Tình trạng ùn ứ diễn ra giữa lúc nhu cầu của người tiêu dùng khắp thế giới gia tăng mạnh trong mùa hè, bên cạnh tình trạng thiếu tàu container và sự tắc nghẽn ở nhiều nơi khác trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc đã yêu cầu tất cả các cảng biển của nước này thành lập đội đặc biệt để xử lý việc tàu nước ngoài ra vào cảng và yêu cầu tất cả thuỷ thủ của tàu nước ngoài phải có chứng nhận y tế hoặc xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi được phép bốc dỡ hàng.

Các cảng cũng có quy định của riêng họ, trong đó một số áp dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sung đối với những tàu từng dừng tại những khu vực có rủi ro lây nhiễm Covid cao như Ấn Độ, Lào hay Nga trong vòng 21 ngày gần nhất.

“Chính sách ‘không khoan nhượng” của Trung Quốc hợp lý cho việc chống đại dịch, nhưng không tốt cho chuỗi cung ứng”, Dawn Tiura, Giám đốc điều hành của Sourcing Industry Group – một hiệp hội của ngành công nghiệp gia công và mua hàng ở Mỹ, cho biết. “Thời điểm này rất căng thẳng do sự gia tăng của nhu cầu mua sắm hàng hoá chuẩn bị cho ngày tựu trường và nhiều người quay trở lại nơi làm việc, đáng chú ý nhất là việc chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm”.

Trong một tuyên bố hôm 16/08, công ty quản lý cảng Ninh Ba – Chu Sơn cho biết khối lượng hàng hoá qua cảng đạt khoảng 90% so với mức bình quân hàng ngày của tháng 7, sau những nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng từ việc đóng cửa bến tàu container Mi Sơn. Bên tàu này chiếm 20% công suất của cảng.

Những con tàu dự định tới bến Mi Sơn bị buộc phải sang các cảng gần đó. Cảng Thượng Hải đang có 34 tàu chờ được bốc dỡ hàng, so với 27 tàu hôm 10/08. Số tàu chờ ở cảng Hạ Môn, cách Ninh Ba 700 km về phía Nam, tăng lên con số 18 tàu vào ngày 17/08, từ chỗ chỉ có 4 tàu vào đầu tuần trước.

“Hàng hoá đang chồng chất ở cảng do thiếu nhân công ở cảng và nhân sự của các bộ phận liên quan, trong khi lượng hàng hoá lại tăng lên”, một nhà vận hành tàu chở hàng khô rời ở Liên Vân Cảng, một thành phố cảng ở miền Đông Trung Quốc, cho hay.

“Trung Quốc là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bất kỳ sự đóng cửa hay trì hoãn nào ở Trung Quốc cũng có thể dẫn tới sự trì hoãn ở nhiều nơi khác”, Richard Lebovitz, CEO của công ty tư vấn chuỗi cung ứng LeanDNA, cho biết.

Chỉ số Freightos Baltic Global Container Index (FBX) đo giá cước vận tải container bình quân trên 12 tuyến vận tải container lớn toàn cầu, đạt mức cao kỷ lục 9,770 USD/container loại 40 ft trong tuần này.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98