TP.HCM không phong tỏa, không thực hiện tình trạng khẩn cấp trong 2 tuần tới

22/08/2021 12:00
22-08-2021 12:00:00+07:00

TP.HCM không phong tỏa, không thực hiện tình trạng khẩn cấp trong 2 tuần tới

Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tăng cường sau ngày 23/8 không phải là phong tỏa hay đặt TP.HCM trong tình trạng khẩn cấp. Người dân cần bình tĩnh, cảnh giác, thực hiện phòng chống dịch theo phương châm 5K + Vaccine + thuốc…

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải.

Chiều 21/8, dưới sự chủ trì của Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn những ngày tới.

Buổi họp báo diễn ra trong bối cảnh TP.HCM chuẩn bị áp dụng các biện pháp nâng cao công tác phòng, chống dịch từ 0h ngày 23/8.

SIẾT CHẶT GIÃN CÁCH, NHƯNG KHÔNG PHONG TỎA

Trao đổi tại cuộc họp, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Phạm Đức Hải cho biết sau khi thành phố thông tin tiếp tục tăng cường năng cao các biện pháp tương xứng với tính chất lây lan của Covid-19 thì người dân có tâm lý lo lắng nên sáng nay ghi nhận tình trạng bà con ra đường đông để mua sắm tích trữ hàng hóa. Đây là tình trạng mất trật tự giãn cách xã hội, đe doạ, nguy cơ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Nếu tình trạng này không chấm dứt, thành phố không thể kiểm soát được dịch bệnh.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải.

“Từ thực trạng trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 khẳng định, không thực hiện phong toả TP.HCM trong 2 tuần tới; không thực hiện tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh; tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch bệnh”, ông Phạm Đức Hải cho biết.

Theo đó, việc tăng cường, nâng cao các biện pháp tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch bệnh.

Cụ thể, TP.HCM sẽ tăng cường lực lượng y tế, công an, quân đội, cán bộ, công chức, người tình nguyện. Lực lượng này đã có từ trước và nay được Trung ương tăng cường thêm. Thành phố cũng tăng cường thêm phương tiện máy móc thiết bị, xe xét nghiệm, dụng cụ xét nghiệm và thuốc.

Ngoài ra, thành phố còn tăng cường lương thực thực phẩm để chăm lo cho đời sống người dân một cách tốt hơn, để người dân yên tâm cùng TPHCM phòng chống dịch. Đồng thời, tăng cường siết chặt, bởi vì trước đây giãn cách chưa nghiêm, kỷ luật chưa nghiêm nên giờ phải siết chặt lại cho nghiêm hơn.

“Chúng ta đang ứng phó với biến chủng Delta phức tạp, khó lường, lây lan rất nhanh. TPHCM trân trọng đề nghị người dân bình tĩnh, cảnh giác, thực hiện phòng chống dịch theo phương châm 5K + vaccine + thuốc. Chúng ta cùng nhau thắt lưng buộc bụng trong 14 ngày, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, cùng chung tay, đoàn kết. Chúng ta sẽ vượt qua dịch bệnh”, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Phạm Đức Hải kêu gọi.

CHIA VÙNG ĐỂ CUNG ỨNG HÀNG HÓA CHO DÂN

Về việc cung ứng hàng hoá trong thời gian TPHCM tăng cường một số biện pháp thực hiện công tác phòng chống dịch, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Phạm Đức Hải cho biết, thành phố sẽ chia các địa phương làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm “vùng xanh” và “vùng vàng”; nhóm 2 là “vùng cam” và “vùng đỏ”.

Người dân có nhu cầu mua hàng hóa hoặc cần hỗ trợ thì gọi tổ trưởng, tổ phó khu phố, ấp mình đang sống. Trường hợp khó khăn thì gọi 1022, ấn số 2 để được hỗ trợ.

Đối với việc cung cấp hàng hoá và an sinh xã hội tại “vùng xanh” và “vùng vàng”, thành phố sẽ chia 2 nhóm người dân. Trong đó, người dân có điều kiện, chưa cần sự hỗ trợ được tự được đi chợ 1 lần/tuần. Phần còn lại, người dân có hoàn cảnh khó khăn sẽ nhận được gói hỗ trợ. Các gói này sẽ do Tổ công tác đặc biệt phân phát tới tận nhà dân với thời gian 1 lần/tuần.

Tại “vùng cam” và “vùng đỏ”, nơi có nguy cơ cao, thành phố cũng chia ra 2 nhóm. Tuy nhiên, người dân có điều kiện, chưa cần giúp đỡ sẽ được Tổ công tác đặc biệt đi chợ giúp với thời gian 1 tuần/lần. Người dân có hoàn cảnh khó khăn thì nhận được gói hỗ trợ như tại “vùng xanh” và “vùng vàng”.

Người dân có nhu cầu mua hàng hóa hoặc cần hỗ trợ thì gọi ai? Ông Hải cho biết người dân muốn liên hệ tổ công tác thì việc đầu tiên gọi tổ trưởng, tổ phó khu phố, ấp mình đang sống. Sau đó tổ trưởng, tổ phó khu phố, ấp sẽ giúp gọi cho chủ tịch phường để hỗ trợ người dân. 

Trường hợp người dân khó khăn thì gọi 1022, tiếp tục ấn số 2. Mặt trận Tổ quốc đã có nhiều gói hỗ trợ cho người dân. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc còn có tổ SOS để hỗ trợ ngay cho người dân khó khăn.

ĐÃ TIÊM 5.283.258 MŨI VACCINE COVID-19

Thông tin về xét nghiệm Covid-19, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết, tại “vùng xanh” và “vùng gần xanh”, người dân sẽ được xét nghiệm 2 lần, cách nhau 7 ngày. Riêng tại các “vùng vàng" sẽ thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (5), đại diện hộ gia đình.

Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam thông tin về tình hình tiêm vaccine trên địa bàn thành phố.

Đối với các khu phong tỏa, sẽ tổ chức xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa. Thực hiện xét nghiệm gộp mẫu test nhanh phát hiện kháng nguyên SARS-CoV-2 theo hộ gia đình.

Nơi ngoài khu vực khu phong tỏa thì thực hiện xét nghiệm đối với người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi-rút SARS-CoV-2. Tùy vào điều kiện thực tiễn, thực hiện giám sát ngẫu nhiên ở địa bàn dân cư có nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm theo mẫu gộp hộ gia đình.

Về công tác tiêm chủng vaccine Covid-19, đến chiều ngày 20/8, TP.HCM đã tiêm 5.283.258 mũi, chiếm 75% đối tượng trên 18 tuổi. Tuy nhiên, với mục tiêu tất cả những người đang sống trên địa bàn thành phố đều được tiếp cận vaccine, TP.HCM sẽ tiếp tục tăng tốc tiêm chủng, phấn đấu để đạt mục tiêu đến 15/9 tối thiểu 90% người dân trên 18 tuổi tiêm mũi 1 và 15% người dân được tiêm mũi 2.

Minh Tâm

VnEconomy







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng Standard Chartered: GDP quý 1 duy trì mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trường GDP năm 2024 ở mức 6.7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6.2% trong nửa đầu năm lên 6.9% trong nửa cuối năm.

Vĩnh Long phát triển kinh tế với trọng tâm là các ngành sử dụng đầu vào là sản phẩm nông nghiệp

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông...

Thấy gì sau những chỉ số cải cách, sáng tạo của TP.HCM?

Bộ Khoa học -Công nghệ vừa công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index: hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa...

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch...

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng...

Chủ tịch Quốc hội: Nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần "ba tiên phong", Thủ tướng...

Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh tăng trưởng xanh, bền vững là lựa chọn tất yếu của Việt Nam và thế giới

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)...

Nền kinh tế nghiện nợ và hệ lụy

Trong nhiều thập niên, tăng trưởng tín dụng đã trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế ở các quốc gia châu Á, đặc biệt tại Việt Nam, nơi tỷ lệ nợ so với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98