Vai trò của ngân hàng và CTCK trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

16/08/2021 15:45
16-08-2021 15:45:00+07:00

Vai trò của ngân hàng và CTCK trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

"Các ngân hàng chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Điều này đồng nghĩa, rủi ro với nhà đầu tư rất lớn nếu doanh nghiệp phát hành vỡ nợ".

Đó là nhận định của Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Trí Hiếu tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Cân bằng lợi ích giữa nhà phát hành và nhà đầu tư” do VnEconomy tổ chức sáng ngày 16/08.

Theo ông Hiếu: “Tại Mỹ, hệ thống ngân hàng chia làm hai phân khúc gồm ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Trong đó, chỉ có ngân hàng đầu tư mới được phép hỗ trợ phát hành trái phiếu. Trái lại, tại Việt Nam, các ngân hàng rất đa chức năng, đồng thời vừa là ngân hàng thương mại vừa là ngân hàng đầu tư, chính vì thế ngân hàng cũng có chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.”

Khóa học Online

ĐỌC HIỂU

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Giải mã “ĐIỂM ĐEN” Báo cáo tài chính

 💡 Khai giảng: 19/8/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

"Thời gian qua, sự hỗ trợ của các ngân hàng đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam rất quan trọng. Họ hỗ trợ về kỹ thuật để các doanh nghiệp đủ điều kiện phát hành. Sau đó, ngân hàng còn hỗ trợ phân phối lượng trái phiếu đó. Nhờ vậy, trong 6 tháng đầu năm nay, bất chấp dịch bệnh, lượng trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng rất mạnh.", ông Hiếu cho hay.

Hiện người dân, nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tiếp cận trái phiếu doanh nghiệp vì họ thấy bóng dáng của ngân hàng đứng đằng sau trái phiếu.

Tuy nhiên, ông Hiếu nhấn mạnh, chỉ số ít trái phiếu được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, tức nhà đầu tư mua trái phiếu của nhà phát hành, trong trường hợp rủi ro, nhà phát hành không trả được nợ, thì ngân hàng sẽ trả thay.

Như vậy, phần lớn số trái phiếu còn lại chỉ được bảo lãnh phát hành. Nghĩa là, nếu phát hành không hết, ngân hàng sẽ cam kết mua toàn bộ số trái phiếu còn lại.

"Các ngân hàng chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Điều này đồng nghĩa, rủi ro với nhà đầu tư rất lớn nếu doanh nghiệp phát hành vỡ nợ", vị chuyên gia đánh giá.

Ngoài ra, chuyên gia này còn cho rằng, lượng trái phiếu đang hiện hành chủ yếu không có tài sản bảo đảm hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu. Trong khi, cổ phiếu thì biến động theo thị trường. Trường hợp là tài sản bảo đảm khác thì nhà đầu tư cũng không có quyền lực để thu giữ tài sản bảo đảm như ngân hàng. Thậm chí, khi doanh nghiệp bị vỡ nợ, tài sản bảo đảm cũng sẽ phải trả theo thứ tự ưu tiên: thuế cho Chính phủ; trả lương cho người lao động; trả nợ ngân hàng… gần cuối cùng mới đến người mua trái phiếu. 

"Nhìn chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do dịch bệnh Covid-19 khiến doanh nghiệp không thể hoạt động nhưng vẫn đi vay vốn. Và các rủi ro đều đổ dồn vào trái chủ", ông Hiếu nhấn mạnh.

Từ đó, ông Hiếu đưa ra khuyến nghị cần phải đẩy mạnh việc xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để hạn chế được rủi ro cho nhà đầu tư.

Ở góc nhìn khác, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Kinh doanh, Công ty chứng khoán Mirae Asset cho rằng trái phiếu doanh nghiệp không phải hướng duy nhất của các doanh nghiệp đang muốn huy động vốn hiện nay.

Ông Tuấn Anh lý giải, công ty chứng khoán (CTCK) có hai vai trò trong thị trường trái phiếu. Thứ nhất là tư vấn cho doanh nghiệp để phát hành thành công. Thứ hai, phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư.

"Trong đó, với vai trò tư vấn, chúng tôi rất cần “may đo” theo đúng đề bài mà doanh nghiệp mong muốn phát hành. Đầu tiên chúng tôi phải xét đến các yếu tố như sức khỏe tài chính, tài sản đảm bảo, khả năng tiếp cận vốn tín dụng… Từ đó giải pháp tài chính tổng thể sẽ được đưa ra và trái phiếu doanh nghiệp chỉ là một giải pháp nằm trong đó", ông Tuấn Anh nói.

Vị giám đốc kinh doanh lấy ví dụ: “Với một công ty đầu tư hạ tầng, dự án thường kéo dài từ 10-15 năm thì hoàn toàn có thể vay vốn ngoại tệ. Chúng tôi có nhiều định chế tài chính linh hoạt, cả trong và ngoài nước. Họ chuyên về đầu tư phát triển hạ tầng và sẵn sàng cho vay. Và phương án này sẽ hỗ trợ một phần nhu cầu vốn, thay vì đổ dồn gánh nặng vào trái phiếu doanh nghiệp.

Sau đó, phần phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giúp họ phân phối. Đối tượng chúng tôi nhắm đến là những người, tổ chức có nhu cầu đầu tư dài hạn như doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị đã nắm rõ khả năng tài chính của công ty phát hành trái phiếu…

Hoặc, với công ty công nghệ, có thể chúng tôi sẽ giúp họ phát hành trái phiếu trước sau đó mới vay vốn từ nước ngoài. Việc phát hành trái phiếu dù nhỏ nhưng nhằm khẳng định rằng họ có đầy đủ khả năng huy động được nguồn vốn trong nước. Đây là bước đệm rất quan trọng cho doanh nghiệp huy động muốn tiếp cận vốn nước ngoài.”

Đồng thời, ông Tuấn Anh cũng không quên lưu ý, nghiệp vụ phân phối sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp của công ty chứng khoán hay ngân hàng chỉ là hoạt động bình thường và đều tuân thủ các quy định hiện hành.

* Ngân hàng không phải là nhà đầu tư ôm quá nhiều trái phiếu doanh nghiệp

Khang Di

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp còn khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương 9.8% GDP

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp hiện tại khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương 9.8% GDP năm 2023, chiếm 7.4% dư nợ của nền kinh tế.

Tài khoản bị phong tỏa do liên quan Vạn Thịnh Phát, Bông Sen tiếp tục lỗ 668 tỷ, gánh ngàn tỷ lãi phạt trái phiếu

Trong bối cảnh vẫn chưa thể tất toán lô trái phiếu duy nhất đang lưu hành, tổng tiền lãi mà CTCP Bông Sen phải chịu vào cuối năm 2023 đã vượt ngàn tỷ, trong đó 910...

Các doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát nợ hơn 52.000 tỷ đồng trái phiếu

Tính đến hết năm 2023, các doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nợ trái phiếu doanh nghiệp hơn 52.400 tỷ đồng, trong đó số nợ chậm, chưa thanh toán...

Bất động sản Minh Ngọc mua lại trước hạn hàng trăm tỷ đồng trái phiếu dù âm vốn chủ

Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh cho biết trong 3 tháng đầu năm 2024 đã mua lại trước hạn gần 370 tỷ đồng lô trái phiếu 1.3 ngàn tỷ đồng.

Lối nào cho trái phiếu xanh?

Chi phí chuyển đổi xanh quá lớn, thời gian chuyển đổi dài và những vướng mắc pháp lý là những nút thắt cản trở quá trình “xanh hoá” hoạt động sản xuất – kinh doanh...

Saigon Glory mua lại trước hạn 468 tỷ đồng của 10 lô trái phiếu

Theo thông báo ngày 17/04 trên HNX, Công ty TNHH Saigon Glory đã mua lại trước hạn 10 lô trái phiếu có mã từ SGL-2020.01 đến 10.

Chuyên gia: Nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ 'đau đầu' lo đáo hạn trái phiếu

Một số doanh nghiệp chia sẻ từ khi lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt, họ đã chủ động mua lại trước hạn nhiều lô trái phiếu nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí lãi vay...

TNG sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng tại lô trái phiếu trị giá 400 tỷ đồng

Ngày 10/04/2024, HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) thông qua việc sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong toàn văn phương án phát hành trái phiếu ra công...

PSH tiếp tục gia hạn trả lãi trái phiếu

Theo thông báo ngày 06/04, CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) tiếp tục gia hạn việc trả lãi cho lô trái phiếu PSHH2224003. Bên cạnh đó, cổ...

Công ty liên quan Bitexco báo lỗ, tiếp tục điều chỉnh lịch mua lại trái phiếu

Báo cáo tình hình tài chính năm 2023, CTCP BVB lỗ sau thuế 127 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 24 triệu đồng, đồng thời tiếp tục có sự điều chỉnh lịch thanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98