Vì sao các ngân hàng đua nhau bán công ty tài chính?

19/08/2021 09:00
19-08-2021 09:00:00+07:00

Vì sao các ngân hàng đua nhau bán công ty tài chính?

Việc các ngân hàng cấp tập thoái vốn khỏi các công ty tài chính, có lẽ còn đến từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nhóm công ty công nghệ tài chính (Fintech). Các công ty này không chỉ đe dọa đến lĩnh vực ngân hàng truyền thống, mà đang bắt đầu tiến dần vào địa hạt cho vay tiêu dùng với các khoản vay nhỏ lẻ, ví trả sau đáp ứng nhu cầu thanh toán, mua sắm, vốn là phân khúc cốt lõi của các công ty tài chính.

Những thương vụ được chờ đợi

Ngân hàng MSB đang có kế hoạch thoái 100% vốn khỏi công ty tài chính FCCOM, thay vì mức 50% như trước đó. Theo lãnh đạo của nhà băng này, hiện có 2-3 đối tác đang làm việc với ngân hàng và thương vụ dự kiến có thể hoàn tất trong năm sau. Được biết FCCOM tiền thân là Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam đã được MSB mua lại vào năm 2015, hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Trong đại hội đồng cổ đông năm nay, lãnh đạo ngân hàng SHB cũng cho biết việc bán vốn tại SHB Finance đang được thương thảo với 2-3 đối tác nước ngoài. Tính cho đến thời điểm này, thương vụ gần như đã hoàn tất và sắp tới sẽ ký kết và công bố rộng rãi tới cổ đông. Tiền thân SHB Finance là Công ty tài chính Vinaconex Viettel.

Có thể thấy ngày càng nhiều nhà băng muốn bán vốn tại công ty tài chính cho nước ngoài, nhất là khi nhìn vào thương vụ thoái vốn đầy thành công của VPBank mới đây, với giá bán 49% cổ phần FE Credit lên tới 1.4 tỷ USD cho tập đoàn SMBC. Theo đó, FE Credit được định giá lên tới 2.8 tỷ USD, cao hơn cả mức định giá của nhiều ngân hàng tại Việt Nam hiện nay và cũng cao hơn các giao dịch tương tự trước đó.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện có 16 công ty tài chính được cấp phép và đang hoạt động. Trong đó, có 6 công ty là thành viên của ngân hàng thương mại, bao gồm: Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) của VPBank; Công ty tài chính TNHH HD Saison của HDBank; Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB Finance); Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) của MB; Công ty tài chính bưu điện của SeABank và Công ty Tài chính TNHH MTV Cộng đồng (FCCOM) của MSB.

Thật ra xu hướng bán công ty tài chính đã dần phổ biến trong những năm gần đây. Trước đó vào năm 2018, Techcombank cũng đã hoàn tất chuyển nhượng TechcomFinance cho Tập đoàn Lotte Hàn Quốc, dù công ty này chỉ mới có giấy phép kinh doanh và chưa đi vào hoạt động. Được biết Techcombank đã mua lại Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam (VCFC) và đổi tên thành Techcom Finance vào tháng 6/2015.

Hay như Ngân hàng HDBank và Ngân hàng MB cũng đã bán 49% vốn ở công ty tài chính tiêu dùng cho đối tác Nhật Bản. Ở chiều ngược lại, các thương vụ thoái vốn của các nhà băng ngoại như ANZ hay Commonwealth khỏi mảng bán lẻ, tài chính tiêu dùng cũng đều nhanh chóng có các đối tác mua lại.

Tiềm năng hay rủi ro?

Sự sôi động trong các giao dịch mua bán công ty tài chính, mảng cho vay tiêu dùng giữa các ngân hàng nội địa và tập đoàn tài chính nước ngoài đã phản ánh tiềm năng và tính hấp dẫn của thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Thống kê cho thấy dư nợ cho vay tiêu dùng cuối năm 2020 đã lên tới 1.8 triệu tỷ đồng, chiếm 20% dư nợ cho vay nền kinh tế và có tốc độ tăng trưởng kép 35% mỗi năm.

Tính riêng nhóm các công ty tài chính tiêu dùng thì dư nợ đạt khoảng 130,000 tỷ đồng với hơn 30 triệu khách hàng được phục vụ. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty tài chính có sự phân hóa rất lớn, trong đó thị phần chủ yếu tập trung vào những công ty như FE Credit hay HD Saison.

Đáng lưu ý là việc các ngân hàng cấp tập thoái vốn khỏi các công ty tài chính có lẽ còn đến từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nhóm công ty công nghệ tài chính (Fintech). Các công ty này không chỉ đe dọa đến lĩnh vực ngân hàng truyền thống, mà đang bắt đầu tiến dần vào địa hạt cho vay tiêu dùng với các khoản vay nhỏ lẻ, vốn là phân khúc cốt lõi của các công ty tài chính.

Đó là chưa nói đến việc triển khai dịch vụ tiền di động trong thời gian sắp tới, cũng sẽ mở đường cho các sản phẩm cho vay nhỏ lẻ tương tự, với tiện ích sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các sản phẩm hiện có của các công ty tài chính. Do đó, dù tiềm năng tăng trưởng còn lại là rất lớn, tỷ lệ dân số chưa sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản, cho vay nhỏ lẻ còn rất lớn, nhưng mảnh đất màu mỡ này trong tương lai có thể chứng kiến thêm cuộc đua quyết liệt của nhóm Fintech và các công ty viễn thông cung cấp tiền di động.

Điều nữa là những ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 đang khiến rủi ro ở hoạt động cho vay nói chung và dư nợ tiêu dùng nói riêng đang ngày càng gia tăng, mà không loại trừ khả năng sẽ chứng kiến thiệt hại trong thời gian tới. Với phân khúc khách hàng mục tiêu là các cá nhân có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ, nhưng do dịch bệnh xảy ra đã khiến thu nhập nhiều người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hoạt động mua bán trì trệ, ngưng hẳn vì các chính sách giãn cách xã hội, nên các khoản cho vay tiêu dùng đang đứng trước nguy cơ trở thành nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn.

 

Tại FE Credit, trong bối cảnh tác động của dịch bệnh tới ngành tài chính tiêu dùng ngày càng nặng nề, chi phí dự phòng rủi ro của FE Credit được ghi nhận ở mức cao hơn, dẫn đến lợi nhuận trước thuế của công ty trong 6 tháng đầu năm đạt mức 1,200 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, hoạt động cho vay vẫn ghi nhận tăng trưởng khi dư nợ giải ngân đạt 28,000 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ và tổng dư nợ tín dụng tăng 1.8% lên khoảng 61,300 tỷ đồng.

 

Hay như tình hình tại FCCOM cũng không mấy lạc quan. Báo cáo tài chính năm 2020 cho thấy dư nợ tín dụng của công ty cũng chỉ đạt 322 tỷ đồng, chỉ tăng 1.4 tỷ đồng so với năm 2019. Tuy nhiên, nợ xấu của công ty tăng vọt lên 28.4 tỷ đồng, cao hơn 10.1 tỷ đồng năm 2019 và chiếm tới 8.83% tổng dư nợ, gấp hơn 2.8 lần mức 3.15% trong năm 2019. Nợ xấu tăng cao khiến công ty phải nâng trích lập dự phòng lên 36.7 tỷ đồng, theo đó lợi nhuận của FCCOM chỉ đạt 2.3 tỷ đồng, giảm 64% so với năm 2019.  

Thực tế cũng chính vì ảnh hưởng dịch bệnh mà thương vụ bán 50% vốn FCCOM của MSB cho Tập đoàn Hyundai vào năm 2020 với giá 42 triệu USD đã thất bại, khi ban lãnh đạo tập đoàn này lo ngại dịch bệnh Covid 19 bùng phát và diễn biến phức tạp. Tương tự, thương vụ bán vốn tại SHB Finance những tưởng đã thành công trong năm 2020 nhưng vì vấp phải đại dịch khiến nhà đầu tư thay đổi chiến lược.

Dù vậy, với thương vụ tại FE Credit thành công gần đây đã tạo động lực và kỳ vọng cho các thương vụ FCCOM và SHB Finance sẽ đạt được kết quả khả quan. Nếu bán vốn cho nước ngoài thành công, các ngân hàng này không chỉ có thêm nguồn lực để tăng vốn cho chính ngân hàng, mà còn là chất xúc tác quan trọng để giúp đẩy giá cổ phiếu đi lên, tạo điều kiện phát hành thêm cổ phiếu để tiếp tục tăng thêm vốn.

Như trường hợp của VPBank, đã đặt ra kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 75,000 tỷ đồng trong thời gian tới, trong đó riêng nguồn từ thương vụ bán 49% vốn điều lệ FE Credit cho Tập đoàn SMBC sẽ đóng góp đến 1.4 tỷ USD, tương đương hơn 32 ngàn tỷ đồng, phần còn lại đến từ việc phát hành gần 2 tỷ cổ phiếu trị giá gần 20,000 tỷ đồng từ nguồn cổ tức và thặng dư vốn cổ phần; phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài.

Nếu bán vốn cho nước ngoài thành công, các ngân hàng này không chỉ có thêm nguồn lực để tăng vốn cho chính ngân hàng, mà còn là chất xúc tác quan trọng để giúp đẩy giá cổ phiếu đi lên, tạo điều kiện phát hành thêm cổ phiếu để tiếp tục tăng thêm vốn.

Phan Thụy

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98