Vực dậy đơn hàng, doanh nghiệp dệt may tăng tốc trong quý 2

11/08/2021 09:00
11-08-2021 09:00:00+07:00

Vực dậy đơn hàng, doanh nghiệp dệt may tăng tốc trong quý 2

Sau quý đầu năm 2021 với bước khởi động đầy rối ren, nhóm doanh nghiệp dệt may đã dần lấy lại phong độ và thể hiện bản lĩnh trên thương trường trong quý 2.

Theo Báo cáo của Bộ Công thương, xuất khẩu hàng dệt may và giày dép 7 tháng đầu năm 2021 tiếp tục duy trì đà phục hồi trở lại với mức tăng trưởng hơn 2 con số. Hàng dệt và may mặc tăng 14.1%; giày dép các loại tăng 27.7%; vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 86.7%; xơ, sợi dệt các loại tăng 62.8% so với 7 tháng năm 2020.

Các doanh nghiệp trong nước đang khai thác hiệu quả các lợi thế từ các FTA song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam (EVFTA) đang mang lại nhiều lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Trong tổng số 20 doanh nghiệp dệt may trên sàn công bố kết quả kinh doanh quý 2/2021, có 12 doanh nghiệp tăng lãi5 doanh nghiệp giảm lãi1 doanh nghiệp báo lỗ và 2 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi.

Tổng doanh thu lãi ròng doanh nghiệp dệt may đạt được trong quý 2/2021 là 8,771 tỷ đồng (tăng 18%)565 tỷ đồng (gấp đôi cùng kỳ).

Doanh nghiệp dệt may báo lãi ròng tăng trưởng trong quý 2/2021. Đvt: Tỷ đồng

Đứng đầu nhóm bứt phá là CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSESTK) với doanh thu thuần gấp đôi cùng kỳ, đạt 510 tỷ đồng. Nhờ giá vốn tăng nhẹ hơn giúp lãi gộp “bứt tốc”, đạt 99 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Biên lãi gộp cải thiện từ 8% lên 19%. Kết thúc quý 2, STK báo lãi ròng gần 71 tỷ đồng, gấp 24 lần cùng kỳ.

Theo giải trình của STK, nhờ sự hồi phục của các thị trường xuất khẩu dệt may chính như Mỹ, EU cũng như sự thích nghi của Công ty với bối cảnh thị trường, doanh số bán và giá bán đã được cải thiện hơn so với cùng kỳ. Mặt  khác, doanh thu bán hàng Recycle (tái chế) tăng hơn so với cùng kỳ giúp cho biên lợi nhuận cao và vượt mức kế hoạch 6 tháng đầu năm.

Kết quả kinh doanh của STK qua các quý trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Các đơn vị ngành sợi đều ghi nhận kết quả tốt nhờ kết hợp với đơn hàng may dồi dào giúp cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) báo lãi ròng tăng phi mã trong quý 2/2021, đạt hơn 193 tỷ đồng, gấp 9 lần cùng kỳ.

VGT cho biết, sau giai đoạn 2019-2020 bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch bệnh Covid-19 lan rộng ra toàn cầu, thị trường dệt may trong 6 tháng đầu năm 2021 đã có sự phục hồi mạnh với đơn hàng đều đặn và giá bán tốt. Đối với VGT, các đơn vị ngành sợi hầu hết là các đơn vị Tập đoàn chi phối, trong đó 1 đơn vị VGT chi phối 100% và 2 chi nhánh phụ thuộc nên kết quả của ngành sợi có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của VGT.

Nếu như năm 2020 ngành sợi đều có kết quả lỗ thì 6 tháng đầu năm 2021, các đơn vị trong Tập đoàn đều có kết quả rất tốt. Trong quý 2/2021, do khủng hoảng chính trị tại Myanmar, Covid tại Ấn Độ, Banladesh, nhiều hãng thời trang lớn dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam khiến lượng đơn hàng may dồi dào dẫn đến hiệu quả của các doanh nghiệp may cũng được nâng cao.

Nhờ đó, kết thúc nửa đầu năm 2021, VGT đã thực hiện được 41% chỉ tiêu doanh thu và 89% chỉ tiêu lãi trước thuế 2021.

Tương tự, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNXTNG) báo lãi ròng quý 2 tăng vọt lên mức 61 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ. Theo TNG, ngay từ đầu năm Công ty đã định hướng việc tập trung vào khai thác, tăng tỷ trọng các khách hàng FOB chủ đạo cùng với việc khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam cũng như xác định được rõ dòng hàng mục tiêu. Do vậy, TNG tập trung vào các dòng sản phẩm kỹ thuật, dòng sản phẩm cao cấp hơn cùng với việc áp dụng các giải pháp quản trị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu doanh thu hàng FOB (Doanh nghiệp khi nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, sau khi cắt may và hoàn thiện sản phẩm thì chỉ cần vận chuyển hàng lên tàu ở cảng là hết trách nhiệm) giúp tổng doanh thu tăng, cùng với các khoản chi phí được tiết giảm triệt để đã giúp lãi ròng tăng so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, dù chỉ vừa khép lại nửa đầu năm 2021, CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HOSEGIL) đã thực hiện được 71% chỉ tiêu doanh thu và vượt 3% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 2021. Nhờ doanh thu tăng và Công ty đã thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất bán trong kỳ đã giúp lãi ròng quý 2 tăng 90%, đạt 115 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm, GIL ghi nhận doanh thu thuần tăng 30%, đạt 2,122 tỷ đồng và lãi ròng tăng 82%, ghi nhận 186 tỷ đồng.

Tác động tích cực từ thị trường xuất khẩu và giá bán thành phẩm sợi cotton bình quân tăng 20% so với cùng kỳ là yếu tố đã giúp tình hình sản xuất kinh doanh CTCP Damsan (HOSEADS) ổn định hơn với lãi ròng đạt 27 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 8 tỷ đồng.

Hay như Garmex Sài Gòn (HOSEGMC) cũng ghi nhận thoát lỗ, thu về 13 tỷ đồng lãi ròng trong quý 2 nhờ giá trị nguyên phụ liệu giảm, khoản chênh lệch tỷ giá tăng. Kết quả khả quan trong quý 2 đã giúp GMC thực hiện được 85% chỉ tiêu lãi trước thuế 2021 chỉ sau 6 tháng đầu năm.

Bóng tối khuất lấp

Doanh nghiệp dệt may báo lãi ròng giảm và lỗ trong quý 2/2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Do chu kỳ sản xuất kinh doanh của CTCP X20 (HNXX20) theo các kế hoạch đặt hàng thay đổi, thời gian giao hàng rút ngắn hơn so với các năm trước, do đó, kết quả sản xuất kinh doanh có sự chuyển dịch giữa quý 1 và quý 2. Tuy nhiên, cơ bản trong 6 tháng không có sự thay đổi nhiều so với cùng kỳ. Trong quý 2, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó là phát sinh rất nhiều chi phí phòng chống dịch bệnh, chi phí xét nghiệm. Qua đó, kết thúc quý 2, X20 ghi nhận doanh thu giảm 36% và lãi ròng giảm 64% so với cùng kỳ.

Cước vận chuyển và giá vốn đồng loạt tăng là nguyên nhân chính yếu dẫn đến lãi ròng quý 2/2021 của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSETCM) sụt giảm 27%, xuống còn 59 tỷ đồng. TCM cho biết năm 2021 Công ty không có đơn hàng vải kháng khuẩn nên doanh thu vải chiếm 15% tổng doanh thu thấp hơn năm ngoái, trong khi doanh thu mảng sợi được cải thiện hơn năm ngoái và chiếm khoảng 11% tổng doanh thu. Mảng may mặc 6 tháng đầu năm 2021 chiếm khoảng 73% tổng doanh thu, nhưng do không có đơn hàng PPE nên doanh thu mảng may mặc 6 tháng đầu năm 2021 thấp hơn cùng kỳ.

Kết thúc nửa đầu năm, TCM ghi nhận doanh thu thuần tăng 11%, đạt 1,924 tỷ đồng và lãi ròng tăng 5%, đạt 121 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 86% tỷ trọng. Thị trường Châu Á đang chiếm tỷ trọng chủ đạo trong cơ cấu xuất khẩu của TCM (chiếm 58%), liền sau đó là Châu Mỹ (36%) và Châu Âu (5.08%).

Thê thảm hơn, CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSEFTM) báo lỗ 47 tỷ đồng trong quý 2 do ảnh hưởng của dịch, Công ty phải dừng sản xuất hoàn toàn nhà máy 2 và nhà máy 5 khiến doanh thu sụt giảm mạnh đồng thời các chi phí cố định được bù đắp lớn. Doanh thu tăng nhờ duy trì ổn định được nhà máy 1, công ty đã huy động nguồn lực để khôi phục được 50% sản lượng nhà máy 2 và bước đầu 30% sản lượng nhà máy 5.

Nguồn: VietstockFinance

Kết quả thua lỗ trong quý 2 cũng đánh dấu quý thua lỗ thứ 10 liên tiếp của FTM, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến 30/06/2021 lên 290 tỷ đồng.

Tiên Tiên

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98