Chủ tịch FMC: “Doanh nghiệp thủy sản đã có bài học cho sự chuẩn bị bền vững hơn sau đại dịch”

22/09/2021 09:00
22-09-2021 09:00:00+07:00

Chủ tịch FMC: “Doanh nghiệp thủy sản đã có bài học cho sự chuẩn bị bền vững hơn sau đại dịch”

Đối mặt với đợt dịch bùng phát lần thứ 4 đầy khốc liệt, trong tương lai khi dịch được kiểm soát, Tiến sĩ Hồ Quốc Lực - Chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSEFMC) dự báo: “Áp lực phục hồi trả nợ đơn hàng và niềm vui trở lại bình thường mới, giảm ít nhiều lo âu thường trực sẽ đều biến thành động lực để các doanh nghiệp làm mới mình trong hoàn cảnh mới”.

TS. Hồ Quốc Lực

Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang càn quét các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp thủy sản nói riêng. Theo ông, đâu là những khó khăn nhất mà doanh nghiệp thủy sản phải đối mặt trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này?

Ông Hồ Quốc Lực: Những khó khăn thời gian qua đối với doanh nghiệp thủy sản là (1) tổ chức sản xuất 3 tại chỗ (3TC) không đủ không gian sắp xếp chỗ nghỉ nên chỉ có khoảng 40% lao động tham gia, (2) người lao động tham gia 3TC với tâm trạng luôn lo âu, thực hiện 5K… khiến năng suất không cao nhưng lỗi kỹ thuật trên sản phẩm sẽ có xu thế xấu và (3) dù là 3TC nhưng rủi ro lây lan dịch bệnh vẫn tiềm ẩn thông qua cung ứng, đồng thời chi phí cho 3TC là không nhỏ.

Trước những ảnh hưởng đó, ông dự báo kết quả của ngành tôm trong năm 2021 liệu có khả quan hơn năm trước không?

Ông Hồ Quốc Lực: Kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay sẽ có nhỉnh hơn năm rồi, tuy không nhiều.

Đối với FMC, doanh nghiệp đã chịu những tác động lớn nào? Những giải pháp gì đã được Công ty áp dụng để có thể vượt qua những khó khăn và thách thức đó?

Ông Hồ Quốc Lực: FMC cũng trong bối cảnh chung ở ĐBSCL có các khó khăn nêu trên. Tuy nhiên, tỉnh Sóc Trăng có những sách lược phòng chống dịch trên nền tảng thực thi Chỉ thị 16 linh hoạt góp phần giúp các doanh nghiệp trong tỉnh duy trì hoạt động 3TC.

FMC cũng có các khó khăn vừa nêu, tuy nhiên, sau 4 tuần 3TC (18/7-15/8), từ 16/8 đến nay tỉnh cho phép lao động trong khu vực rủi ro thấp (vàng) và vùng bình thường (xanh) được đi lại tham gia sản xuất nên các doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng từng bước phục hồi từ đó đến nay. Như FMC đến 15/9 đã phục hồi 90% lao động so với trước đây.

Ngoài ra, vùng nuôi và đầu ra của FMC gặp những khó khăn nào, thưa ông?

Ông Hồ Quốc Lực: Các cường quốc tôm cũng là đối thủ tôm Việt trên các thị trường quốc tế như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan đều đang vất vả chống đỡ sự tấn công từ Covid-19, có thể là còn khó khăn hơn Việt Nam.

Do đó, nguồn cung tôm trên thị trường thế giới có khoảng trống, do đó tôm rất dễ tiêu thụ hiện nay. Vùng nuôi FMC trong nguy có cơ. Đó là FMC phong tỏa toàn vùng nuôi khiến giảm thiểu tối đa người vào ra và sự có mặt tại chỗ thường xuyên hơn của người lao động đã chăm sóc ao tôm được chu đáo hơn, do đó hạn chế rủi ro lây nhiễm từ bên ngoài nhờ phong tỏa.

Một vấn đề nhức nhối mà các doanh nghiệp thủy sản ở các tỉnh phía Nam hiện nay đang phải đối mặt là loạt chi phí liên tục tăng như chi phí vận tải, chi phí lưu kho, chi phí xét nghiệm cho công nhân thực hiện “3 tại chỗ”… kèm theo đó là việc thiếu hụt container trống. Ông đánh giá về vấn đề này như thế nào và điều này có làm cản trở nhiều đến bước đi của FMC không?

Ông Hồ Quốc Lực: Trong kế hoạch đề ra cho sự phục hồi FMC, tầm nhìn gần là phục hồi lao động, cung ứng nguyên liệu, giải quyết đơn hàng và khách hàng, vật tư đồng bộ thì có các mảng mang tính chất dài hạn là:

Chi phí có xu thế không ngừng tăng (cơ bản đến từ chi phí vận chuyển). Giải pháp nêu ra là (1) giảm thiểu tốc độ tăng chi phí thông qua sắp xếp dây chuyền sản xuất, tiết kiệm định mức… (2) giảm thiểu chi phí xét nghiệm và tăng hiệu quả xét nghiệm thông qua kiểm tra nội bộ bằng cách trang bị máy PCR và mẫu gộp (3) quan tâm diễn biến nhu cầu và cung ứng container rỗng.

Theo dự báo đến năm 2022 sẽ tăng năng lực lên 20% nhưng nhu cầu cơ học tăng không nhỏ, cộng với dịch bệnh tác động đến các thị trường lớn vẫn còn nên việc giải phóng container chậm kéo dài. Giải pháp chỉ là nỗ lực lên kế hoạch thuê container sớm có giá hợp lý hơn và giảm thiểu rủi ro. Song song đó, FMC sẽ quan tâm bán hàng vào các thị trường ít rủi ro chi phí container như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong tương lai, dịch bệnh sẽ dần được kiểm soát, theo ông, đâu là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thủy sản nói chung và FMC nói riêng trở về trạng thái bình thường mới?

Ông Hồ Quốc Lực: Áp lực phục hồi trả nợ đơn hàng và niềm vui trở lại trạng thái bình thường mới, giảm ít nhiều lo âu thường trực sẽ đều biến thành động lực để các doanh nghiệp làm mới mình trong hoàn cảnh mới.

Qua lần bùng phát dịch thứ 4 này, ngành thủy sản nói chung và FMC đều có những bài học cho sự chuẩn bị bền vững hơn trong chiến lược của ngành cũng như phương hướng tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp.

Tiên Tiên

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...

Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật?

Theo SSV, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và phát đi tín hiệu điều chỉnh trong trung hạn. Tuy nhiên với việc giảm sốc như phiên 15/04, VN-Index được kỳ vọng sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98