Chủ tịch Quốc hội: Sở, ngành chỉ trình cái gì dễ và có tiền để chi

13/09/2021 16:06
13-09-2021 16:06:01+07:00

Chủ tịch Quốc hội: Sở, ngành chỉ trình cái gì dễ và có tiền để chi

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, có tình trạng các sở, ngành, địa phương chỉ trình các chính sách dễ (thực hiện) và có tiền để chi mà không tính đến việc huy động nguồn lực.

Chủ tịch Quốc hội: Sở, ngành chỉ trình cái gì dễ và có tiền để chi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Gia Hân

Chiều 13.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 3, cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội năm 2021.

69 văn bản trái luật, 60% văn bản chậm

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, từ tháng 10.2020 đến tháng 7.2021, Bộ Tư pháp đã kiểm tra theo thẩm quyền 3.393 văn bản, phát hiện và có kết luận, kiến nghị xử lý đối với 69 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung.

Bên cạnh đó, có 5 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật do Chủ nhiệm Ủy ban Hoàng Thanh Tùng trình bày cũng nêu một hạn chế là việc chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Trong số những văn bản quy định chi tiết đã ban hành, có 36 văn bản được ban hành đúng thời hạn (chiếm 39,56%) và 55 văn bản ban hành chậm (chiếm 60,44%); trong đó, văn bản chậm ban hành lâu nhất là 1 năm 5 tháng, văn bản chậm ban hành ít nhất là 4 ngày, số văn bản chậm nhiều nhất là nghị định (35/55 văn bản); cơ quan chậm ban hành thông tư nhiều nhất là Bộ Tài chính (7 văn bản).

Trong số những văn bản nợ, có những luật được ban hành và có hiệu lực từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn nợ ban hành văn bản quy định chi tiết.

Ông Tùng cũng nêu rõ, vấn đề xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để xảy ra chậm trễ trong việc triển khai thi hành, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành chưa nghiêm túc, chưa bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ.

"Báo cáo chưa chỉ ra cụ thể việc xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu đã thực hiện như thế nào; giải pháp mà báo cáo nêu ra là chưa đáp ứng được yêu cầu", ông Tùng nêu.

"Đọc cái báo cáo này thấy huề cả làng"

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, báo cáo của Chính phủ cho biết có 69 văn bản ban hành trái quy phạm pháp luật thì phải chỉ rõ “địa chỉ”, chỉ rõ “sai thì nó như thế nào?”.

“Một năm 69 văn bản trái quy phạm pháp luật thì tác động tới lĩnh vực đó thế nào, nguyên nhân chủ quan khách quan ra sao, xử lý trách nhiệm thế nào?”, ông Huệ nêu.

Ông Huệ cũng dẫn lại việc chậm ban hành các văn bản chi tiết mà cơ quan thẩm tra nêu và cho biết, lâu nay việc xử lý thường chỉ nhắc nhở, chứ chưa xử lý.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tại phiên họp. Gia Hân

“Đúng là cũng có đưa vào căn cứ lấy tín nhiệm nhưng khi lấy tín nhiệm thì có ai nghĩ tới chuyện ngành nọ, bộ kia nhanh chậm bao nhiêu đâu. Thực tế, Bộ trưởng Tư pháp chẳng xử lý gì cả”, ông Huệ chỉ rõ.

"Đó mới ban hành chậm, còn đây là ban hành sai cơ, trái quy phạm để người dân, doanh nghiệp thực hiện. Trách nhiệm thế nào? Tôi nghĩ có lẽ xem xét trách nhiệm cơ quan, tổ chức cụ thể”, ông Huệ nói và nêu vấn đề: 69 văn bản này sau đó đã sửa thế nào cũng cần làm rõ.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ cần báo cáo rõ lũy kế từ trước tới nay đã có bao nhiêu văn bản trái luật được ban hành.

“Tôi băn khoăn nhất chỗ này. Tôi nghĩ hàng năm tập trung cái này thì hữu ích nhất và mới tăng cường được pháp chế xã hội chủ nghĩa. Cơ quan công quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai? Trách nhiệm các đồng chí thế nào? Chính phủ phải báo cáo kỹ hơn, cơ quan thẩm tra phải bám vào mà truy. Đọc cái báo cáo này thấy huề cả làng cả”, ông Huệ nói.

"Người ta chỉ chọn trình cái gì dễ và có tiền"

Ông Huệ cũng nêu vấn đề, tới nay, Quốc hội đã ban hành khá nhiều cơ chế đặc thù cho các địa phương nhưng tổ chức thế nào thì chưa thấy Chính phủ có tổng kết, báo cáo Quốc hội, trong khi đó, Quốc hội vẫn đang tiếp tục ban hành các chính sách cho các tỉnh khác.

“Tôi ở địa phương, tôi cũng biết, thường người ta chỉ chọn trình cái gì dễ. Thứ 2 là cái để có tiền mà chi thôi. Nắm chính sách là có quyền. Nhưng Quốc hội cho cơ chế đặc thù là động viên, khai thác các nguồn lực thì rất ít, rất chậm. Mà cái đó mới là cái quan trọng để mà cần phải có cơ chế đặc thù”, ông Huệ nói.

Dẫn ví dụ câu chuyên thu phí đỗ xe, theo ông Huệ, Quốc hội đã cho một số địa phương cơ chế đặc thù về thuê vỉa hè, quản lý chỗ đỗ xe nhưng triển khai thế nào thì chưa thấy báo cáo. “Mỗi năm bao nhiêu tiền. Đây là con số lớn khủng khiếp”.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường vụ Quốc hội xem xét để Chính phủ báo cáo riêng về triển khai các nghị quyết về chính sách đặc thù cho các địa phương. “Cần phải có báo cáo để rút kinh nghiệm, để sau này có chỉnh sửa. Chứ ban hành rồi không thực hiên, thực hiện không đồng bộ, không tốt thì không ra làm sao”, ông Huệ nói.

Lê Hiệp

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98