Có nên mua TRA, TEG, PGV?

13/09/2021 13:00
13-09-2021 13:00:00+07:00

Có nên mua TRA, TEG, PGV?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua TRA do có lợi thế cạnh tranh trong mảng phân phối thuốc và tiềm năng mở rộng danh mục sản phẩm; nâng giá mục tiêu đối với TEG do mảng bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới cùng tiềm năng từ mảng năng lượng tái tạo; mua PGV do hoạt động tài chính hưởng lợi từ diễn biến tỷ giá và lãi suất.

Mua TRA với giá mục tiêu 101,000 đồng/cp

Theo CTCK SSI, trong ngành dược phẩm, một số công ty nhập khẩu thuốc lớn của thị trường như Phytopharma, Vimedimex, Domesco chỉ tham gia một phần vào dịch vụ phân phối thuốc (hầu hết là logistics và marketing). Tuy nhiên, CTCP Traphaco (HOSE: TRA) là một trong số ít các công ty có dịch vụ phân phối chuyên sâu bao gồm phân tích thương hiệu, marketing, logistics, dịch vụ hậu mãi.

Cụ thể, TRA có kênh phân phối rộng khắp 28 tỉnh, thành phố, làm việc trực tiếp và ký hợp đồng với 28,000 nhà thuốc bán lẻ trên cả nước, tương ứng tỷ lệ bao phủ là 48% kênh nhà thuốc (so với 56% của DHG và 31% của DMC). Cùng với đó là kho bảo quản thuốc chất lượng cao (Good Storage Practice – GSP) và giao hàng nhanh (trong vòng 24-48h). Việc triển khai sản phẩm mới đã được cải thiện tốt hơn (thời gian trung bình từ khi nghiên cứu sản phẩm đến sản xuất thương mại giảm chỉ còn dưới 2 năm, nhận diện thương hiệu mạnh và tỷ lệ giữ chân khách hàng cao.

Hiện tại, danh mục sản phẩm của TRA vẫn còn khiêm tốn và chỉ có 3-4 sản phẩm chính: thuốc bổ gan (Boganic); thuốc bổ não (Cebratron); thuốc tiêu hóa (Tottri); và vitamin (Antot IQ). Tuy nhiên, so với các công ty khác (như Dược Hậu Giang, Mediplantex, Domesco), TRA vẫn còn nhiều dư địa để nghiên cứu và giành thị phần cho sản phẩm mới, như thuốc hạ sốt, thuốc chữa bệnh hô hấp, mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, tinh dầu, vv… Với sự hỗ trợ của Daewoong Pharma, TRA có thể xây dựng danh mục thuốc tân dược chuyển giao công nghệ và giảm thời gian cho R&D sản phẩm mới.

Điểm mạnh khác của TRA là nhà máy vẫn còn nhiều công suất dư thừa. Cụ thể, 2 nhà máy thuốc đông dược (thành lập năm 2010 và tiếp tục nâng cấp nhà máy) đang chạy 60%-65% công suất, và 1 nhà máy thuốc tân dược (bắt đầu hoạt động năm 2018) đang chạy 25%-30% công suất cho sản phẩm mới.

Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng (TPCN) (VAFF), nhu cầu TPCN đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, với tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam sử dụng TPCN tăng từ 6% năm 2010 lên 26% vào năm 2019. Số lượng công ty sản xuất TPCN và sản phẩm đăng ký cũng tăng đáng kể từ 1,900 doanh nghiệp và 3,400 sản phẩm trong năm 2010 lên 4,200 doanh nghiệp và 11,000 sản phẩm vào năm 2019. Tuy nhiên từ 2020, sau khi thắt chặt quy định, số lượng này ước tính giảm còn 1,200 doanh nghiệp và 5,000 sản phẩm. Điều này phần nào tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dược phẩm chất lượng cao như TRA có thể mở rộng thị phần mảng TPCN của mình.

Từ những tiềm năng trên, SSI khuyến nghị mua TRA với giá mục tiêu 101,000 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

TEG: Giá mục tiêu 15,200 đồng/cp

Theo CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS), CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HOSE: TEG) đang bước vào chu kì tăng trưởng mới với các dự án Bất động sản đang và chuẩn bị triển khai, đồng thời với tham vọng tham gia sâu hơn vào mảng năng lượng tái tạo sau khi tái cơ cấu hàng loạt các công ty con và liên kết trong năm 2020.

Đối với mảng bất động sản, TEG hiện sở hữu quỹ đất hơn 100 ha tại Quảng Ngãi, Hưng Yên, và Bình Định với danh mục đa dạng từ phân khúc nhà ở thu nhập thấp, bất động sản nghỉ dưỡng, cho đến bất động sản công nghiệp. Các dự án này lần lượt mang lại doanh thu cho TEG từ năm 2022 trở đi.

Dự án Khu nhà ở Nghĩa An giai đoạn 2 có quy mô 7.16 ha dự kiến sẽ hoàn thành và bàn giao cho khách hàng vào quý 1/2022, sau đó giai đoạn 3 với quy mô 13.2 ha sẽ được dự kiến thi công vào quý 2/2023 và bàn giao cho khách hàng vào quý 2/2024. Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân sẽ do TEG trực tiếp làm chủ đầu tư đang trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý, dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, cấp Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư và ký hợp đồng dự án vào cuối quý 3/2021.

Bên cạnh các dự án dân dụng, dự án Cụm công nghiệp Cát Hiệp sẽ giúp TEG gia nhập bản đồ bất động sản Khu công nghiệp. Dự án được xây dựng trên diện tích 50ha, với vị trí gần cảng hàng không Phù Cát, gần cảng biển Quy Nhơn, trong khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi với Quốc lộ 1A. Dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và dự kiến khởi công vào quý 4/2021.

Mảng Năng lượng tái tạo của TEG được sự hậu thuẫn từ tập đoàn Trường Thành Việt Nam khi TEG đang tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn, từ việc triển khai xây lắp cho đến khai thác các dự án. Ngoài ra, TEG đang chuẩn bị tăng vốn để mua lại CTCP Năng lượng Trường Thành (TTP), là doanh nghiệp góp vốn đầu tư vào 2 dự án đã COD là Điện mặt trời (ĐMT) Hòa Hội (257MWp) và Bình Nguyên (49.6MWp). Trước khi có kế hoạch mua lại TTP để tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo lớn, TEG chủ yếu phát triển các dự án Điện mặt trời trên mái nhà tại khu vực miền Nam. Năm 2020, thông qua công ty con, TEG đã hoàn thành 8 dự án điện mặt trời áp mái với doanh thu hơn 93 tỷ đồng.

Với tiềm năng của chu kỳ tăng trưởng mới, SHS khuyến nghị giá mục tiêu của TEG ở mức 15,200 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

Mua PGV với giá mục tiêu 35,300 đồng/cp

Theo CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), tỷ giá các đồng ngoại tệ Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (UPCoM: PGV) đang vay giảm mạnh so với VND từ đầu năm giúp PGV dự kiến tiếp tục có lãi tỷ giá trong quý 3/2021. Cụ thể, so với đầu năm, đồng KRW giảm mạnh nhất với 7.18%, tiếp theo là JPY với 6.79% và USD với 1.12%. Đồng CNY hầu như tăng trong nửa đầu năm nhưng đã giảm so với VND hồi đầu năm 0.27%. VCBS giả định JPY và KRW cuối năm 2021 sẽ giảm khoảng 5%- 5.5% so với VND đầu năm, USD giảm khoảng 1.0 – 1.5% và CNY hồi phục lại mức đầu năm. Như vậy, ước tính phần lãi chênh lệch tỷ giá đối với các ngoại tệ cả năm của PGV sẽ vào khoảng 770 – 800 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số khoản vay lớn của PGV bằng USD đều được điều chỉnh theo lãi suất Libor 6 tháng + biên độ. Từ đầu năm 2020 đến nay, lãi suất Libor 6 tháng đã giảm rất mạnh từ 1.9%, còn chỉ 0.153% tại thời điểm tháng 8/2021. Với dư nợ hiện tại còn khoảng hơn 42,000 tỷ, VCBS ước tính riêng phần lãi suất Libor có diễn biến tốt có thể giúp PGV tiết kiệm được hơn 250 – 300 tỷ đồng lãi vay. Cộng thêm tác động của giảm dư nợ, chi phí lãi vay có thể giảm thêm hơn 800 tỷ đồng.

Bên cạnh các hoạt động tài chính, nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum (PGV đang nắm giữ hơn 26.67% vốn sở hữu) đã chạy thương mại vào tháng 4/2021 và đang trong quá trình hoàn thiện quyết toán để thỏa thuận lại hợp đồng mua bán điện. Kết quả kinh doanh của nhà máy này được VCBS đánh giá là tốt khi sản lượng đạt 329.6 triệu kWh, ước tính đạt hơn 300 tỷ đồng doanh thu và hơn 60 tỷ đồng lãi sau thuế do lượng nước tích trữ từ mùa mưa năm 2020 rất cao nhưng chưa xả do chưa hoạt động.

Dự kiến năm nay La Nina sẽ tiếp tục quay trở lại và bổ sung lượng nước lớn cho hoạt động của dự án này và với mức giá bán cũ, dự án vẫn có thể có lợi nhuận trong năm nay. PGV đã có kế hoạch thoái vốn trong giai đoạn 2021 – 2025.

Đối với kế hoạch chuyển sàn, theo kế hoạch, sau khi hệ thống trên HOSE chạy ổn định trở lại, Công ty sẽ tiến hành công tác niêm yết. Hiện, PGV đang chuẩn bị hồ sơ để trình lên HOSE theo quy định.

Trong bối cảnh có nhiều yếu tố thuận lợi, VCBS khuyến nghị mua PGV với giá mục tiêu 35,300 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

---

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Thượng Ngọc

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (11)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Ngành điện kỳ vọng hồi phục khi kế hoạch triển khai QHĐ8 được ban hành

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98