Doanh nghiệp cần tự quyết phương án sản xuất

22/09/2021 06:55
22-09-2021 06:55:46+07:00

Doanh nghiệp cần tự quyết phương án sản xuất

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM vừa có quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP.

Doanh nghiệp mong muốn được tự chủ tổ chức phương án sản xuất phù hợp. CTV

Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp cho rằng không thể đáp ứng.

Áp dụng tiêu chí mới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục chờ

Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP.HCM chia ra nhiều lĩnh vực với 7 - 8 tiêu chí.

TP nên trao quyền cho DN tự chịu trách nhiệm và lên phương pháp phòng chống dịch cho riêng mình. Cho DN tự kiểm soát dịch trong nhà máy, tự mua test làm mẫu gộp cho công nhân và có báo cáo cho cơ quan chức năng. Quy định 3 hay 5, hay 7 ngày test một lần tùy vào thực tế tại nhà máy

Ông Đặng Bá Long (Tổng giám đốc Công ty CP Ong mật TP.HCM)

Chẳng hạn, tiêu chí đánh giá an toàn tại các cơ sở sản xuất gồm: Người lao động tham gia sản xuất phải có thẻ xanh Covid-19, được xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 trước khi vào làm việc. Tần suất xét nghiệm cho các nhóm đối tượng lao động theo quy định của ngành y tế (7 ngày/lần đối với nhóm thông thường, 3 ngày/lần với nhóm nguy cơ cao). Kiểm soát mật độ người lao động ở các phân xưởng từ 4 m2 trở lên và khoảng cách giữa 2 người lao động từ 2 m trở lên. Trang bị cơ sở vật chất, y tế phục vụ công tác phòng chống dịch; bảo đảm vệ sinh môi trường phòng chống dịch tại khu vực. Tổ chức bữa ăn chia ca cho người lao động, kiểm soát lưu trú của người lao động...

Theo ông Trần Phúc Hồng, Phó tổng giám đốc Công ty TMA Solutions, rất khó để đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí nêu trên nhất là quy định xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên. Trước đây khi tổ chức sản xuất 3 tại chỗ, doanh nghiệp (DN) đã khốn đốn vì quy định xét nghiệm và nay tiêu chí này cũng không thay đổi. Hơn nữa, dịch bệnh thay đổi rất nhanh nên có thể chỉ sau vài tuần, bộ tiêu chí đánh giá an toàn lại phải thay đổi theo và DN sẽ càng tốn chi phí. Đối với DN ngành phần mềm như TMA Soutions, các nhân viên vẫn có thể làm việc trực tuyến được, nên sẽ tiếp tục duy trì hoạt động online và chờ khi nào TP có thể giảm bớt các quy định mới xem xét làm tập trung trở lại.

“DN phần mềm khác với sản xuất, ngành bán lẻ khác với logistics, nên không thể áp bộ tiêu chí phức tạp như vậy. Quy định này khiến nhiều DN sẽ phải tiếp tục ngồi chờ vì để đáp ứng các tiêu chí mà lỗ thì thà tạm đóng cửa. Hơn nữa, cơ quan quản lý cũng sẽ không đủ lực lượng để kiểm tra nên cũng không hiệu quả. Tôi cho rằng với mục tiêu khuyến khích và tạo điều kiện cho DN mở cửa sản xuất trở lại thì TP chỉ cần đưa ra các điều kiện chung tối thiểu như quy định 5K để DN phòng chống dịch. Sau đó có kiểm tra định kỳ, bởi mỗi DN đều sẽ tự mình có phương án đảm bảo sức khỏe cho nhân viên phù hợp”, ông Trần Phúc Hồng nhấn mạnh.

Còn ông Đặng Bá Long, Tổng giám đốc Công ty CP Ong mật TP.HCM, đánh giá từ đầu mùa dịch đến nay, DN thụ động trong việc phòng chống dịch, đa số là làm theo các mệnh lệnh hành chính. Những lần áp lệnh sau 48 tiếng phải tổ chức làm 3 tại chỗ, hay 2 địa điểm - 1 cung đường trước đây đã khiến DN phải ngừng hoạt động vì không đáp ứng kịp, lao đao khi sản xuất ngưng trệ. Rồi chỉ một vài công nhân F0 đóng cửa nguyên nhà máy, một hộ có ca F0 ngăn lô cốt nguyên con đường, nguyên thôn xã…

“Khi TP.HCM đã phủ được 70% vắc xin thì mạnh dạn mở cửa hơn, ưu tiên DN sản xuất trước để vực dậy nền kinh tế. Đặc biệt, TP nên trao quyền cho DN tự chịu trách nhiệm và lên phương pháp phòng chống dịch cho riêng mình. Cho DN tự kiểm soát dịch trong nhà máy, tự mua test làm mẫu gộp cho công nhân và có báo cáo cho cơ quan chức năng. Quy định 3 hay 5, hay 7 ngày test một lần tùy vào thực tế tại nhà máy, không nên đưa ra một con số bao nhiêu ngày buộc phải test trong khi toàn bộ công nhân viên đã tiêm tối thiểu 1 mũi vắc xin. Chi phí xét nghiệm vô cùng tốn kém. Hay quy định cả công ty có vài giấy đi đường theo tỷ lệ 10%... cũng không hiệu quả”, ông Đặng Bá Long nói.

Nơi chặt, nơi lỏng

Đại diện Công ty giao nhận vận tải T.A.M (Q.Bình Thạnh) cho rằng để xuất khẩu một lô hàng, cần rất nhiều công đoạn mới hoàn thành. Từ làm việc với hãng tàu, các chi cục hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan kiểm dịch, cơ quan đăng kiểm…

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo dừng áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và ban hành chỉ thị phòng chống dịch phù hợp với quan điểm và tình hình mới do dịch bệnh đã chuyển giai đoạn mới, mục tiêu “Zero Covid-19” đã chuyển sang “sống chung với Covid-19”.

Cụ thể, dừng áp dụng “3 tại chỗ”; lưu tâm hơn đến sản xuất trong hoàn cảnh sống chung với dịch. DN chủ động xây dựng mô hình và phương thức tổ chức sản xuất cũng như vận hành phòng chống dịch, được địa phương hỗ trợ và phê duyệt phương án kịp thời cho sản xuất...

Vị này phân tích: Mỗi ngành có một nhu cầu khác nhau, nay TP đang tính từng bước để mở cửa trở lại, nhưng lại áp dụng đồng loạt cho mọi ngành nghề từ cơ quan nhà nước đến DN tư nhân với số lượng nhân viên 1/3 quân số từ nay đến ngày 30.9 và sau đó tăng lên 1/2 quân số… là không cần thiết. Bản thân ngành hải quan cũng có kiến nghị, nên tăng thêm lao động bởi chỉ có 10% công chức đi làm không giải quyết hiệu quả công việc. Sau đó TP đã bổ sung gần 190 giấy đi đường cho cơ quan hải quan, nay sao ngành logistics liên quan với xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn cứ mãi 1/3 quân số vậy được? Quy định như vậy kéo dài thời gian lưu kho, lưu bãi hàng hóa của DN, công ty dịch vụ hải quan không làm kịp hồ sơ thông quan, lại khó cho DN sản xuất.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty XNK Vina T&T, nhận xét đến nay các DN hầu như đã kiệt sức sau giai đoạn sản xuất 3 tại chỗ và mong được bỏ mô hình này để gia tăng sản xuất trở lại. Nhưng nếu quy định xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần hay 3 ngày/lần thì không khác gì với mô hình 3T?

Hay quy định bao nhiêu phần trăm nhân sự phải làm việc trực tuyến thì lại không phù hợp cho nhiều DN. Ví dụ đối với các ngành sản xuất, DN phải cần có công nhân làm việc tại chỗ mới đảm bảo hoạt động, nhất là những công đoạn cần phải thực hiện nhanh như thu mua, chế biến và đóng góp nông sản, thủy sản... Vì nếu kéo dài lâu, sản phẩm sẽ bị hư, gây thiệt hại cả cho DN và người nuôi trồng. Thậm chí ngay cả khi cho phép mở cửa lại, thì nhiều DN cũng cần phải có thời gian để tuyển dụng lao động, tổ chức lại sản xuất phù hợp với quy trình mới để đảm bảo phòng chống dịch an toàn.

Ông Tùng chia sẻ thêm: Ai cũng biết mỗi DN đều có phương thức hoạt động khác nhau. TP chỉ nên đưa ra các yêu cầu chung cho tất cả về mặt an toàn. Chứ không nên can thiệp quá sâu vào việc tổ chức, sắp xếp hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nhất là không thể ban hành quy định cụ thể cho từng loại ngành nghề, vì sẽ có đa số là DN quy mô nhỏ thì không đáp ứng được mà các DN khác thì quá nhẹ, không phù hợp với tiêu chí của đối tác nước ngoài...

Nguyên Nga

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98