Fed sẽ trì hoãn “siết vòi” vì báo cáo việc làm đáng thất vọng trong tháng 8?

07/09/2021 09:30
07-09-2021 09:30:00+07:00

Fed sẽ trì hoãn “siết vòi” vì báo cáo việc làm đáng thất vọng trong tháng 8?

Đà giảm tốc mạnh của thị trường việc làm tại Mỹ đã loại trừ khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngay công bố phương án cắt giảm chương trình mua tài sản trong tháng 9 này, khi biến chủng Delta lây lan mạnh đang che mờ triển vọng của nền kinh tế.  

Sau khi thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng rất mạnh trong tháng 6 và tháng 7, Fed đã sẵn sàng cho phương án bắt đầu thu hẹp chương trình mua 120 tỷ USD tài sản mỗi tháng trong năm nay. Trước đó, Fed luôn nói sẽ duy trì mua tài sản như vậy cho tới khi “có thêm bước tiến lớn” tới mục tiêu toàn dụng nhân công và đạt mục tiêu lạm phát trung bình 2%.

Đà tăng về số lượng việc làm, cộng thêm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt mức cao nhất 13 năm, đã thôi thúc một loạt quan chức Fed lên tiếng kêu gọi nhanh chóng điều chỉnh chính sách tiền tệ ngay tại cuộc họp tháng 9.

Tuy nhiên, báo cáo việc làm tháng 8 cho thấy nước Mỹ chi có thêm 235,000 việc làm, thấp hơn rất nhiều so với con số 1.1 triệu công việc mới của tháng 7. Bản báo cáo đã làm tác động mạnh tới kế hoạch điều chỉnh chính sách tiền tệ của các quan chức Fed, đồng thời thôi thúc các quan chức thận trọng hơn nhiều trong việc cắt giảm chương trình mua tài sản.

“Trước đây, chúng tôi có cảm giác là thị trường việc làm đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, sự giảm tốc trong tháng 8 của thị trường lao động và việc biến chủng Delta vẫn còn hoành hành thôi thúc Fed nghiên theo hướng thận trọng”, Lydia Boussour, Chuyên gia kinh tế trưởng của Oxford Economics, cho biết.

“Bối cảnh hiện tại loại trừ khả năng công bố cắt giảm chương trình mua tài sản trong cuộc họp tháng 9 của Fed”, Joseph Song, Chuyên gia kinh tế cấp cao thuộc Bank of America, cho hay. “Câu hỏi chính trong thời gian tới là liệu thị trường việc làm chỉ giảm tốc mạnh một lần hay sẽ kéo dài”.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm từ 5.4% xuống 5.2% trong tháng 8. Tuy vậy, biến chủng Delta giáng đòn mạnh vào một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đang bắt đầu hồi phục nhờ tiêm chủng.

Ngành giải trí và khách sạn không ghi nhận thêm việc làm mới nào trong tháng 8, cho dù bình quân mỗi tháng có thêm 350,000 công việc trong 6 tháng trước đó, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ. Ngành bán lẻ và nhà hàng thậm chí phải còn chứng kiến số lượng việc làm giảm 70,000.

Trước khi báo cáo việc làm được đưa ra vào ngày thứ Sáu, ảnh hưởng của biến chủng Delta đối với kinh tế Mỹ vẫn chưa mấy rõ ràng. Chủ tịch Fed Jerome Powell hồi cuối tháng 7 nói rằng đợt dịch này có ảnh hưởng kinh tế không mạnh như những lần trước. Tuy nhiên, số liệu việc làm tháng 8 đã phủ ánh mắt hoài nghi lên quan điểm này của ông Powell.

“Cho tới thời điểm hiện tại, các ngân hàng trung ương nhìn chung không thể hiện quan điểm lo ngại nhiều về biến chủng Delta. Dù vậy, các dữ liệu kinh tế đã bắt đầu cho thấy sự giảm tốc, và Fed có thể sẽ trở nên thận trọng hơn”, chuyên gia kinh tế trưởng Ellen Gaske của PGIM Fixed Income phát biểu.

Khả năng Fed công bố cắt giảm chương trình mua tài sản trong cuộc họp tháng 9 đã giảm xuống, nhưng hầu hết các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư vẫn dự báo rằng Fed cũng sẽ đưa ra một kế hoạch cắt giảm trong năm nay.

Tại hội nghị thường niên của Fed vào cuối tháng 8, ông Powell đã nói điều kiện về lạm phát để Fed cắt giảm chương trình mua tài sản đã được đáp ứng và thị trường lao động đã đạt “bước tiến rõ ràng”. Ông cũng tỏ ra lạc quan rằng nhiều yếu tố ngăn cản người dân đi tìm việc làm – như không có chế độ chăm sóc trẻ em và trợ cấp thất nghiệp – đang dần dần biến mất.

Số liệu việc làm tháng 8 cho thấy tình trạng thiếu lao động kìm hãm hoạt dộng tuyển dụng đáng kể và người tuyển dụng phải nâng lương để thu hút người mới. Các công ty đã phải tăng lương để thu hút lao động, khiến tiền lương bình quân theo giờ tăng 0.6% so với tháng 7 và tăng 4.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Simona Mocuta, Chuyên gia kinh tế thuộc State Street Global Advisors, điều này cho thấy sự hạn chế về nguồn cung lao động đã ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng việc làm.

“Nền kinh tế đang chứng kiến điều lạ kỳ, vì số người lao động có việc làm đang ít hơn trên 5 triệu người so với trước đại dịch, nhưng số việc cần tuyển người đang ở mức cao kỷ lục. Không ai biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu”, bà Mocuta phát biểu.

Fed có thể lùi tuyên bố cắt giảm tới tháng 11?

Vấn đề đăt ra lúc này là liệu Fed có đủ tự tin về sự phục hồi thị trường lao động để công bố cắt giảm chương trình mua tài sản trong cuộc họp tháng 11. Từ nay đến cuộc họp đó, Fed chỉ còn một báo cáo việc làm để xem xét.

Chuyên gia kinh tế trưởng Constrance Hunter thuộc KPMG cho rằng với sự bấp bênh lớn như vậy, khả năng Fed đưa ra tuyên bố cắt giảm mua tài sản trong cuộc họp tháng 12 là cao hơn so với trong cuộc họp tháng 11. Thậm chí, một số chuyên gia dự báo Fed sẽ lùi tuyên bố này sang năm 2022.

“Không ai biết chắc sự giảm tốc của thị trường việc làm là sự khởi đầu của một xu hướng mới hay chỉ tạm thời”, Paul Ashworth, Chuyên gia kinh tế trưởng của Capital Economics nhận xét. “Tất cả những gì bạn có thể làm chỉ là chờ đợi”.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98