Giá sơn ngày càng đắt đỏ hơn vì tình trạng thiếu hụt nguồn cung

28/09/2021 22:16
28-09-2021 22:16:02+07:00

Giá sơn ngày càng đắt đỏ hơn vì tình trạng thiếu hụt nguồn cung

Việc tân trang nhà cửa tại Mỹ đang trở nên khó khăn hơn do thiếu vật tư và giá cả ngày càng đắt đỏ.

Trong đó, sơn là một ví dụ điển hình. Nguồn cung sơn đang bị thiếu hụt, trong khi giá thì ngày càng đắt đỏ. Điều này đang khiến cuộc sống của nhiều người muốn tự sửa sang lại nhà cửa khó khăn hơn.

Sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, từ trận bão tuyết bất thường hồi đầu năm nay tại bang Texas đến nhu cầu gia tăng cho đến các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng đang diễn ra, đã dẫn đến tình trạng thiếu sơn và đẩy giá mặt hàng này tăng cao.

Nhiều khách hàng khắp nước Mỹ đang gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm sơn ưng ý. Các chủ cửa hàng phải cố gắng để có thể duy trì sản phẩm này trên kệ hàng và chấp nhận sự tăng giá từ phía nhà cung cấp.

Randy Moser, chủ cửa hàng sơn Buss Paints tại Emmaus, bang Pennsylvania cho biết: “Chúng tôi đã trải qua nhiều đợt điều chỉnh trên diện rộng từ mọi nhà sản xuất mà chúng tôi giao dịch. Mọi chuyện đã diễn ra theo hướng này trong một thời gian và có vẻ như không có gì khả quan hơn trong 3 - 6 tháng tới.”

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy một làn sóng quan tâm mới đến các dự án xung quanh nhà. Từ việc mở rộng khu vườn, xây thêm bể bơi cho đến khoác lên nhà một lớp sơn mới. Việc triển khai những dự án này đã khiến các nhà bán lẻ phải đối mặt với một lượng lớn nhu cầu về hàng hóa. Điều này đã gây áp lực lên nguồn cung và đẩy chi phí tăng cao. Thế nhưng, mọi chuyện không dừng lại ở đó.

Tình trạng đóng băng nghiêm trọng tại phía Nam còn làm chậm quán trình sản xuất xăng – một thành phần quan trọng của sơn. Trong khi đó, nhu cầu sơn cũng tăng mạnh.

Sherwin-Williams là nhà sản xuất sơn lớn nhất tại Mỹ với doanh thu mỗi năm đạt 18.4 tỷ USD. Các quan chức công ty này đã tuyên bố rõ với nhà đầu tư rằng họ dự định điều chỉnh tăng giá để ứng phó với chi phí đầu vào gia tăng.

“Những gián đoạn trong sản xuất cùng với nhu cầu công nghiệp và kiến trúc gia tăng đã gây áp lực lên cung nguyên vật liệu và đẩy giá tăng cao”, Julie Young, Phó chủ tịch Phòng truyền thông thương mại toàn cầu của Sherwin-Williams cho biết trong phát biểu trên CNBC.

Ông Young nói thêm: “Nguồn cung vẫn chưa mấy chắc chắn. Chúng tôi đã rất chủ động trong việc quản lý sự gián đoạn của chuỗi cung ứng để giảm thiểu tác động đến khách hàng của chúng tôi.”

Dù vậy, giá sơn đang tăng và nguồn cung cũng khan hiếm.

Trong tháng 8/2021, chỉ số giá của ngành sản xuất sơn và chất phủ tăng 10.6% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng hàng năm cao nhất kể từ tháng 1/2009. Sự gia tăng này đã đóng góp vào mức tăng của chỉ số giá sản xuất - tăng lên 8.3% trong tháng 8/2021- mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2010.

Bên cạnh đó, tổng doanh số bán sơn cũng đã và đang tăng. Trong tháng 6/2021, doanh số tại các cửa hàng sơn và giấy dán tường đã tăng 7.8%/năm, đạt 1.34 tỷ USD. Kể từ khi đạt mức cao kỷ lục hồi tháng 4/2021, tốc độ tăng doanh số bán hàng có dấu hiệu chậm lại nhưng vẫn mạnh.

Kinh doanh tại cửa hàng ở bang Pennsylvania, Moser đã cảm thấy chi phí tăng theo nhiều cách khi nhu cầu vẫn duy trì ở mức cao.

Ông nói: “Chắc chắn tình trạng này đã tác động đến chúng tôi, ở khía cạnh một số sản phẩm nhất định mà chúng tôi không có sẵn. Vì vậy, bạn bắt đầu bán một số sản phẩm nhất định và sau đó phải chuyển sang một sản phẩm khác”.

Chủ cửa hàng này còn cho biết thêm: “Kể từ khi đại dịch bùng phát, rất nhiều người đã bắt tay vào việc sơn, sửa lại nhà cùng với tất cả các công trình nhà ở khác đang diễn ra. Mọi thứ chỉ là ở chỗ bạn không thể xử lý số lượng hàng trong kho đã được lấy ra".

Các cửa hàng nhỏ đã cảm thấy bị tác động nặng nề hơn so với các nhà bán lẻ lớn.

Robert Muhammad tại cửa hàng sơn 4 Seasons Paint ở New York cho biết, một số công ty lớn ưu tiên bán sản phẩm đang thiếu cung cho các cửa hàng lớn và từ chối các nhà bán lẻ nhỏ. Muhammad còn cho biết, một số nhà sản xuất lớn đang ép các cửa hàng chỉ bán sản phẩm của họ, nếu không sẽ bị cắt nguồn hàng.

Muhammad nói: “Thật sự khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ. Bạn sẽ bán gì cho khách hàng đây? Những người mà chúng tôi đang tìm kiếm để có nguồn cung từ giờ họ chỉ cung cấp cho các cửa hàng lớn”.

Đối với người tiêu dùng, mọi rắc rối có thể diễn ra trong thời gian tới. Sơn có thể tiếp tục khan hiếm và đắt đỏ trong tương lai gần.

CEO Thierry Vanlancker của AkzoNobel - công ty sơn và chất phủ hàng đầu thế giới - gần đây từng phát biểu trên Bloomberg News rằng: “Nếu bạn muốn thực hiện một số công việc về nhà cửa, hãy đi mua sơn ngay từ thời điểm này”.

Trong một thông báo gửi đến nhà đầu tư gần đây, AkzoNobel cho biết, giá sơn sẽ tăng đáng kể trong nửa cuối năm nay.

Những gián đoạn này sẽ kéo dài bao lâu là một vấn đề tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế.

Tranh luận về lạm phát

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khẳng định rằng mức lạm phát cao hiện nay chỉ là tạm thời và các dấu hiệu giảm bớt đang xuất hiện. Cá nhân các quan chức Nhà Trắng cho rằng họ thấy rõ giá cả gia tăng nhưng nhận thấy các vấn đề về chuỗi cung ứng đang thuyên giảm. Thậm chí khi quan sát giá cả một số mặt hàng chính, như phần cứng, gỗ xẻ và vật liệu xây dựng, chúng đang giảm từ mức đỉnh điểm.

Tuy nhiên, một số người đang bất đồng với quan điểm của Fed.

Hôm 23/09, Chủ tịch Fed khu vực Dallas, ông Robert Kaplan, cho rằng tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu “sẽ kéo dài hơn những gì một số người kỳ vọng”. Trong khi đó, nhiều công ty đang gặp khó khăn trong việc lấp đầy việc làm phải trả mức lương cao hơn. Chủ tịch Kaplan cho biết ông nhận thấy “sức ép giá càng mở rộng vào năm tới.”

Ông nói: “Dựa trên những gì chúng ta đang thấy vào thời điểm này, có một nguy cơ tăng giá tiềm ẩn”.

Các chuyên gia kinh tế Phố Wall thường ủng hộ quan điểm lạm phát tạm thời của Fed. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay cho rằng tình hình hiện tại thực sự có thể kéo dài đến năm 2022.

Chẳng hạn, Morgan Stanley dự kiến ​​lạm phát sẽ tiếp tục cao hơn trong nửa đầu năm tới rồi chuyển sang giảm bớt trong nửa cuối năm.

“Các điều kiện hiện tại trong ngành sơn thể hiện đỉnh điểm của các vấn đề về có sẵn nguyên vật liệu hay lạm phát chi phí. Tuy nhiên, đây chỉ mới là giai đoạn đầu của quá trình điều chỉnh giá trước sự xuất hiện của các vấn đề đó”, Vincent Andrews, chuyên gia phân tích tại Morgan Stanley, cho biết.

Andrews lưu ý rằng, một số yếu tố như bụi phóng xạ từ cơn bão Ida và việc thực hiện chức năng của chuỗi cung ứng toàn cầu đối với ngành công nghiệp hóa chất, sẽ giúp xác định mức độ lạm phát dai dẳng đối với mặt hàng sơn. Thiếu hụt epoxit, acrylic và một số dung môi và chất phụ gia nhất định là những vấn đề chính hiện nay.

Ông nói: “Các công ty dường như tin tưởng tuyệt đối rằng nhu cầu mạnh mẽ hiện tại sẽ kéo dài đến năm 2022. Thế nhưng, phần còn lại là họ đang quan sát mức độ sản xuất vì nó liên quan đến môi trường nguyên vật liệu”.

Tại cửa hàng sơn của mình ở Emmaus, Moser cho biết khách hàng đang đối mặt với giá cả cao hơn tại cửa hàng của anh giống như cách họ đang xử lý lạm phát ở hầu hết những nơi khác. Ông nói: “Tình trạng này diễn ra ở khắp mọi nơi, ở mọi khía cạnh, ở các cửa hàng tạp hóa, ở mọi nơi bạn nhìn thấy. Hiện mọi người đang đối mặt với những vấn đề giống như nhau.”

Khai Tâm (Theo CNBC)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98