Lãnh đạo TP.HCM lắng nghe chuyên gia hiến kế phục hồi kinh tế

17/09/2021 12:52
17-09-2021 12:52:07+07:00

Lãnh đạo TP.HCM lắng nghe chuyên gia hiến kế phục hồi kinh tế

PGS-TS Đỗ Văn Dũng cho rằng TP.HCM cần chuyển tư duy chống dịch Covid-19 từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chậm thắng chắc" và sớm phục hồi kinh tế để có nguồn lực hỗ trợ các địa phương khác trong tình huống dịch bệnh lây lan.

Lãnh đạo TP.HCM lắng nghe chuyên gia hiến kế phục hồi kinh tế
TP.HCM đang xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế với 3 giai đoạn, bắt đầu từ 1.10.2021. Độc Lập

Sáng 17.9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì hội nghị lắng nghe ý kiến các chuyên gia về chiến lược phòng chống dịch và phục hồi kinh tế thành phố.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng (Trường đại học Y Dược TP.HCM) nhìn nhận với những kết quả của ngành y tế thời gian qua, TP.HCM cần chuyển tư duy ứng phó với dịch Covid-19 từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chậm thắng chắc”.

TP.HCM cần đi sớm hơn các địa phương khác. Trước mắt, TP.HCM vẫn tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 nhưng cho phép hoạt động các ngành sản xuất, kinh doanh thiết yếu với yêu cầu đảm bảo chặt chẽ điều kiện chống dịch.

Cũng như nhiều nơi trên thế giới, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng phải xác định tâm thế sống chung với dịch Covid-19 bởi vì "không thể quét sạch F0”. Bên cạnh đó, cần phải xác định cuộc chiến này là lâu dài và không quá phí sức cho một trận đánh mà không đảm bảo chắc chắn tháng sau, năm sau vẫn không còn F0 trong cộng đồng.

“Nếu đánh trận cuối cùng thì dùng hết sức, còn không thì phải tính toán sao cho hiệu quả”, PGS-TS Dũng nói và cho biết chúng ta sẽ "tiêu diệt" Covid-19 trong vài năm tới cùng với các việc khác.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (bên phải) cùng Chủ tịch Phan Văn Mãi lắng nghe các ý kiến của chuyên gia về kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế. CTV

Khi TP.HCM không thể xét nghiệm trên diện rộng để bóc tách toàn bộ F0, cần tập trung xét nghiệm người có nguy cơ cao để phát hiện sớm và chăm sóc, điều trị cho những người có triệu chứng.

PGS-TS Dũng đồng tình với việc quan điểm mở cửa kinh tế từng bước thận trọng, bên cạnh quan tâm đến sức khỏe, thể chất thì cũng cần quan tâm đến yếu tố tinh thần, đảm bảo sinh kế. Nếu không mạnh dạn mở cửa thì ngân sách chịu thiệt hại nhiều hơn nữa. Các tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế trên bình diện chung là đúng nhưng với TP.HCM khi đạt được một số tiêu chí quan trọng thì có thể tính toán việc mở cửa trong điều kiện an toàn.

Hiện tỷ lệ tiêm chủng ở TP.HCM đạt khoảng 95% mũi 1 và 35% mũi 2, đây là một trong những điều kiện quan trọng để mở cửa. PGS-TS Dũng nhìn nhận khi thánh phố tái khởi động nền kinh tế thì sẽ đảm bảo nguồn lực sẵn sàng giúp đỡ các địa phương lân cận khi dịch bệnh lây lan.

Trước đó, Hội nghị Thành ủy TP.HCM mở rộng chiều 14.9 đã thống nhất 3 giai đoạn phòng chống dịch và phục hồi kinh tế tại thành phố gồm: giai đoạn 1 từ ngày 1 - 31.10, giai đoạn 2 từ ngày 1.11 - 15.1.2022 và giai đoạn 3 từ 15.1.2022 trở đi.

Đừng xét nghiệm diện rộng nữa, hãy xét nghiệm có tập trung

Phó Giáo sư Vũ Minh Phúc, cố vấn Bộ môn Nhi, đại học Y Dược TP.HCM nhìn nhận dịch bệnh tại thành phố đang đi xuống chứ không phải đi lên và đi ngang. Cơ sở chuyên gia này đưa ra để nhận định dựa trên số ca tử vong đang có chiều hướng giảm.

Trả lời cho câu hỏi thành phố có nên mở cửa hay không, PGS Phúc đưa ra 5 chỉ số quan trọng gồm: tỷ lệ tiêm chủng, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bệnh nhân nặng nhập viện và dự phòng rủi ro để lãnh đạo thành phố tham khảo.

Hiện tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong đang bị nhiễu, do nhiều F0 đưa vào bệnh viện dã chiến chỉ nằm và dần hết bệnh chứ không cần điều trị gì nhiều.

Khi mở cửa, điều chuyên gia này lo ngại chính là phải đảm bảo điều kiện dự phòng rủi ro bởi số ca nhiễm chắc chắn sẽ tăng lên. Hiện nay khả năng truy vết xét nghiệm của thành phố đã sẵn sàng, có thể đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên, năng lực điều trị thì cần đánh giá lại. Qua khảo sát, PGS Phúc nhận định hiện số bệnh viện dã chiến nhiều nhưng số giường có ô xy và máy thở lại thấp. PGS Phúc cũng cho biết trên thế giới, các nước chuẩn bị nhiều bệnh viện dã chiến nhưng lại ít xài, lý do là họ chỉ sử dụng khi nhận bệnh nhân nặng và tập trung lực lượng tinh nhuệ để cứu chữa. Thay vào đó, họ mở rộng phòng cấp cứu ICU trong bệnh viện. Do vậy, TP.HCM cũng cần tính đến phương án chuẩn bị lực lượng tinh nhuệ ở bệnh viện dã chiến hoặc tăng cường ICU lên gấp đôi ở các bệnh viện đa khoa để giảm bớt số lượng bệnh viện dã chiến lại.

Về việc xét nghiệm tầm soát diện rộng, PGS Vũ Minh Phúc cho rằng không nên làm nữa vì tốn kém chi phí rất nhiều, thay vào đó là xét nghiệm tầm soát tập trung đối tượng có nghi ngờ, nguy cơ cao như giao thương, sân bay…

Mở cửa kinh tế thì chắc chắn số bệnh nhân sẽ tăng nhưng miễn sao F0 đừng nhập viện, đừng chết là được, bởi khi toàn dân đã chích ngừa thì sẽ bớt lo. Đối với người mắc, cũng không nên đưa họ đi cách ly khỏi cộng đồng mà nên điều trị tại nhà. “Chính người mắc tiếp xúc với người đã chích ngừa trong gia đình thì họ sẽ được miễn dịch thêm một lần nữa, giống như chích ngừa mũi 3, miễn dịch sẽ tăng lên. Nếu “nhốt” hết F0 thì sẽ không tạo được miễn dịch cộng đồng. Điều này không thể tránh được vì trẻ em hiện chưa được tiêm chủng và chắc chắn sẽ bị lây”, PGS Vũ Minh Phúc nói.

Sức chịu đựng của xã hội, của nền kinh tế có giới hạn

Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích, mổ xẻ những bất cập, mặt làm được và gợi mở nhiều giải pháp để thành phố mở cửa trong điều kiện an toàn, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cảm ơn các ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, chuyên gia dịch tễ góp ý tại hội nghị. Đến giờ phút này, ngành y tế thành phố đã có nhiều bài học, kinh nghiệm trong phòng chống dịch. Tỷ lệ tiêm chủng hiện đã cao; nhận thức của người dân đã tốt lên, ủng hộ, đoàn kết, chấp nhận “đồng cam cộng khổ”, thắt lưng buộc bụng cùng thành phố vượt qua khó khăn.

Ông Nên đánh giá sức chịu đựng của xã hội, của nền kinh tế cũng có giới hạn, nền kinh tế bị tổn thương cần phục hồi, nếu để lâu nữa thì sẽ nguy hiểm. Các ý kiến tại hội nghị có chung quan điểm thống nhất mức độ giãn cách trong thời gian tới, từng bước mở dần an toàn, tuyệt đối không chủ quan.

Ông Nguyễn Văn Nên thông tin TP.HCM đã chuẩn bị 14 chiến lược để chuẩn bị cho trạng thái “bình thường mới”, trong đó trụ cột nhất là chiến lược y tế. Trong đó, hệ thống y tế phải được củng cố từ cơ sở đến thành phố, củng cố y tế cộng đồng, y tế tư nhân, bác sĩ gia đình, nhà thuốc tây. Trong chiến lược đó cũng sẽ quy định rõ ràng các biện pháp ứng phó khi phát hiện F0 trong điều kiện sản xuất, hoạt động.

TP.HCM cũng tiếp tục huy động các nguồn lực, có đủ điều kiện tham gia phòng chống dịch, điều trị, tư vấn để thành lập mạng lưới y tế đủ sức lo cho dân. Ngoài ra, còn có các chiến lược an sinh, xã hội, truyền thông, giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin.

Theo ông Nên, thời gian qua thành phố tập trung lo chống dịch dẫn đến tình trạng các bệnh khác, các đối tượng khác chưa được chăm lo tròn vẹn nên bây giờ thành phố sẽ quay lại để chăm lo.

Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng cho biết thành phố luôn nhận được sự quan tâm, động viên, chia sẻ, hỗ trợ của lãnh đạo Trung ương, các bộ ngành, các tỉnh thành bạn; đặc biệt là ngành y tế và Bộ Y tế luôn sát cánh, hỗ trợ bằng tinh thần trách nhiệm, tình cảm đặc biệt chứ không chỉ là chi viện, tăng cường.

Sỹ Đông

Thanh niên







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98