Nhịp đập Thị trường 09/09: Hào hứng cuối phiên

09/09/2021 15:37
09-09-2021 15:37:55+07:00

Nhịp đập Thị trường 09/09: Hào hứng cuối phiên

Phiên chiều mở đầu hơi tiêu cực, khi chỉ số VN-Index dao động giật lùi. Tuy nhiên đến gần 14h, chỉ số bỗng dưng tăng rất mạnh, kéo lên trên 1,345 điểm vào trước ATC, sau đó đóng cửa ở mức gần tương đương. Diễn biến đầy hào hứng cuối phiên chiều đã dẫn đến kết quả số lượng cổ phiếu tăng giá trên sàn HOSE nhiều gấp đôi số giảm giá, cũng như những thống kê tương tự trên 2 sàn chứng khoán còn lại.

Diễn biến ATC cuối phiên chiều cũng có đôi chút bất ngờ ở nhiều mã lớn, cụ thể là lệnh bán ATC khối lượng lớn được đẩy vào hệ thống, dẫn đến giá khớp lệnh dự kiến bỗng dưng tụt hẳn xuống, có mã chạm sàn. May thay đến gần cuối phiên, lênh mua cũng được đẩy vào sàn giúp giá khớp lệnh quay trở lại mức tăng ngay trước đó.

Nhóm VN30 có 21 mã tăng giá vào cuối ngày, so với 9 mã giảm. Không ít cổ phiếu ngân hàng đã quay xe qua chiều tăng giá, như ACB, STB, TCB, VPB… tuy nhiên vẫn còn VCBHDB ở phía giảm. Cũng trong 9 mã giảm này, có VIC, VHM, VNM, SAB… vốn là những tên tuổi giảm giá trong đa số thời gian giao dịch phiên chiều.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Thời điểm Mua -Bán cổ phiếu

 💡 Khai giảng: 10/9/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Nhóm ngân hàng cũng có dấu hiệu tích cực hơn và đi theo diễn biến của chỉ số VN-Index. Cuối phiên chiều, dù nhóm này có 12 mã tăng giá so với 10 giảm giá, bình quân mức tăng lẫn giảm giá chỉ khoảng 1%, tuy nhiên phía tăng giá có rất nhiều tên tuổi lớn, lại thuộc về sàn HOSE như CTG, BID, ACB, VPB, MBB, STB, TCB, MSB…, trong khi nhóm giảm giá đa số là thuộc sàn Upcom, như ABB, BVB, NVB, PGB, SGB, VABVBB. VCB, EIBHDB có thể coi như xui xẻo giảm giá.

Các nhóm ngành lớn khác là dầu khí và BĐS đều diễn biến tốt hơn nhiều vào phiên chiều, điều này cũng rất bình thường. Thậm chí các nhóm ngành nhỏ cũng đa phần phủ kín sắc xanh, kể cả những nhóm vốn tiêu cực hay phân hóa trong phiên sáng, như chứng khoán, dệt may, ô tô phụ tùng, dệt may, thực phẩm, dược…

HVN chuyển màu trong phiên chiều, nhưng là màu tím. VJC cũng được đẩy giá, và đạt mức cao nhất tại ATC. Tuy nhiên ACV lại giảm nhẹ 1 chút so với cuối phiên sáng, dù vậy cũng tăng hơn 5% vào cuối ngày. Nếu mở rộng nhóm cổ phiếu hàng không thêm cả các công ty dịch vụ, thì cũng có kết quả hết sức tích cực, như NCS tăng hơn 9%, SAS tăng hơn 7%, AST tăng gần 7%.

SSI vẫn giảm giá cho đến cuối ngày, dù hôm qua tăng trần (hôm qua ;là ngày giao dịch không hưởng quyền). Tuy vậy, nhóm ngành chứng khoán lại có kết quả tốt hơn nhiều vào cuối phiên chiều, khi có đến 21/34 cổ phiếu nhóm này tăng giá, bình quân tăng 1.6%, so với chỉ 10 mã giảm, bình quân -1.2%.

Phiên sáng: Nhỏ lẻ tranh thủ chạy khi VN-Index được duy trì trên cao

VN-Index “lùi vài bước rồi lại tiến vài bước” trong quá trình leo lên mốc 1,340 điểm trong nửa cuối phiên sáng nay. Quá trình này vẫn được Large Cap trong VN30 hỗ trợ, trừ nhóm ngân hàng.

Tính đến trưa nay, quá nửa số cổ phiếu ngân hàn (14/27) giảm giá, chỉ có 6 mã tăng giá. Tuy nhiên nếu chỉ tính riêng trên HOSE, thì tương quan tăng giảm giá nhóm này khá cân bằng, thậm chí có phần nghiêng một chút về hướng tích cực, khi VCB đứng giá, các mã vốn hóa lớn khác tăng giá như BID, CTG, VPB, STB. Nói cách khác, nhiều mã ngân hàng giảm thuộc nhóm vừa và nhỏ, và chủ yếu trên HNX và UPCoM. Do đó nếu nói ngân hàng tiếp tục đè chỉ số thì cũng hơi oan cho nhóm này.

Nhiều mã cổ phiếu vốn hóa nhỏ ở các nhóm ngành nóng trong thời gian gần đây đã tăng mạnh trở lại sáng nay, bao gồm các nhóm ngành như cảng biển kho bãi, địch vụ vận tải, thiết bị điện, thiết bị viễn thông, vận tải du lịch, cấp thoát nước… Chỉ số nhóm Small Cap trên HOSE tăng mạnh hơn hẳn chỉ số chính, nhất là trong nửa cuối phiên sáng nay, cũng là kết quả của sự tăng giá này. Tuy nhiên xem chừng những mã Small Cap trên 2 sàn HNX và UPCoM còn chạy nhanh hơn so với sàn HOSE.

Chỉ số HNX-Index có vẻ rơi hơi nhanh sau khi bên VN-Index có hiện tượng rung lắc, tuy nhiên index vẫn được đỡ khá cứng từ các mã lớn như CEO, IDC, PHP, PVS hay PVI.

Chỉ số UPCoM-Index thoát ly trên tham chiếu một chút trong giữa phiên sáng, nhưng rồi cuối phiên lại muốn lùi trở lại về vị trí cũ, dù số Large Cap sàn này chiếm đa số áp đảo so với số giảm giá, trong đó có những mã ấn tượng như ACV, MSR, TVN, VGI

HVN, ACV đang đứng trong Top 5 mã vốn hóa tỷ USD tăng giá, đây có lẽ là điều rất bất ngờ, nhất là đối với HVN, cho dù thị trường đón nhận những thông tin tích cực về triển vọng mở cửa lại của ngành hàng không. VJC cũng tăng gần 2.5%. Vấn đề cốt lõi là dù mở cửa, nhưng HVN hay VJC cũng phải bay đáng kể mới hòa vốn gộp, chứ chưa nói là lãi. Ngoài ra, thông tin áp sàn giá vé máy bay có lẽ đang đẩy HVN mà đè VJC, nên dẫn đến mức tăng giá chênh lệch trên 2 cổ phiếu này.

Nhóm dầu khí PVN tiếp tục trải dàn đều sắc xanh trên hầu hết các tên tuổi của ngành, trừ PVB. PVG, CNG, PGS tiếp tục là 3 mã tăng giá ấn tượng nhất nhóm ngành này, và điểm chung của 3 mã là đều kinh doanh LPG. PGD hồi trở lại 2% sau mấy phiên giảm trước đó, có lẽ nhờ thông tin chào bán cổ phần cho đối tác Nhật.

Nhiều nhóm ngành giữ được sắc xanh trên diện rộng cho đến cuối phiên sáng nay, gồm sắt thép, BĐS nhà ở lẫn công nghiệp, bán lẻ hàng công nghệ, hàng không, bảo hiểm, điệnm thủy sản, xây dựng, phân bón, cảng và kho bãi… Tuy nhiên chứng khoán vẫn hẩm hiu, khi nhiều mã giảm hơn so với số mã tăng giá.

10h30: HVN tăng sốc, Index bay cao

Trên biểu đồ intraday, VN-Index bay cao lên gần 1.340 điểm. Thực tế chỉ số chỉ tăng chưa đến 5 điểm, nhưng về mặt hình ảnh, biểu đồ chỉ số được phóng đại, tạo sự hưng phấn cho NĐT.

Chỉ số nhóm VN30 tăng nhanh hơn VN-Index một chút, nhưng rõ ràng mang tính dẫn dắt, trong đó đáng chú ý có các mã tăng mạnh như MWG, GAS, MSN, VJC, BVH hay HPG. Nhóm ngân hàng góp nhiều cái tên trong phía giảm giá, gồm ACB, HDB, VCB, TCB

HVN sáng nay tăng sốc sát trần, với lượng khớp đã vượt cả ngày hôm qua, hầu hết là cầu nội. Bên cạnh đó, cả VJCACV cũng tăng hơn 1% gần 2% vào lúc này. Có lẽ thông tin về việc thí điểm mở chuyến bay đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc là yếu tố hỗ trợ tâm lý NĐT khi mua những mã này. Nhưng nếu thế, tại sao NĐT không hào hứng mua FLC, khi có tin Bamboo Airways được cấp phép bay thẳng qua Mỹ?

Các nhóm ngành nóng thời gian qua đang tăng trở lại, bao gồm cảng biển kho bãi, vận tải thủy, dịch vụ vận tải, hàng điện và điện tử, cấp thoát nước. Không loại trừ khả năng NĐT đang mua bình quân giá ở những nhóm này, bởi nhiều mã tăng giá sáng nay, thực sự vẫn chưa quay lại đỉnh giá cũ hồi giữa và cuối tháng 8.

Chỉ số HNX-Index cũng bay cao như đồng dạng với VN-Index, trong đó có rất nhiều largecap tăng khá như CEO, IDC, NVB, PVI, PVS, NTP… Tuy nhiên các đại gia thuộc ngân hàng và chứng khoán trên sàn HNX sáng nay vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí có mã giảm.

Dù có nhiều Large Cap tăng giá đáng kể như ACV, MSR, TVN, VGI… nhưng không rõ tại sao chỉ số UPCoM-Index vẫn đang bám sát điểm tham chiếu? Phải chăng trong công thức tính rổ chỉ số có điểm khác biệt so với 2 chỉ số sàn niểm yết?

Nhóm ngân hàng có sự khởi sắc hơn so với đầu phiên sáng, nhưng vẫn bị coi là phân hóa, và nhiều mã lớn kìm chân các chỉ số quan trọng.

Cả 2 nhóm lớn khác là dầu khí và BĐS đều có rất nhiều màu xanh, trong đó nổi bật có CNG, PVG, GAS, PVC của dầu khí hay CEO, DXG… của BĐS nhà ở.

Nhiều nhóm ngành nhỏ hơn cũng xanh bát ngát, như sắt thép, BĐS công nghiệp, hàng không bảo hiểm, hóa chất. xây dựng, cảng biển kho bãi… Chứng khoán, thủy sản, ô tô phụ tùng… cũng đang có dấu hiệu hồi so với đầu phiên sáng nay.

Mở cửa ngập ngừng, nhưng có xu hướng tích cực

VN-Index mở cửa nhích nhẹ +0.04%, nhưng đồng thời chỉ số nhó, largecap là VN30 index cũng nhích nhẹ theo hướng ngược lại -0.04%. Chỉ số dao động rất nhẹ không có gì bất ngờ, nhưng chủ yếu là do các nhóm vốn hóa lớn bù trừ ảnh hưởng lẫn nhau, và có vẻ xanh vỏ đỏ lòng khi số cổ phiếu giảm giá trên sàn HOSE đã nhiều hơn so với số mã tăng giá ngay từ sớm.

Tuy nhiên chỉ sau ATO vài phút, diễn biến đã khởi sắc hơn hẳn. Điều này chắc sẽ thấy rõ hơn trong những phút tới, bởi tâm lý NĐT có thể đang hưng phấn với thông tin Tp. HCM cho phép mở cửa quán ăn trở lại, vốn mang tính dấu hiệu cao cho sự phục hồi các hoạt động kinh tế.

Hai nhóm lớn trên sàn là dầu khí và BĐS nhà ở sớm có diễn biến tích cực, ngược lại với nhóm ngân hàng. Trên nhóm dầu khí, GAS tăng ngay hơn 1%, PVI tăng hơn 2%, nhiều mã khác tăng loanh quanh gần 1%, cá biệt có PGSPVG tăng tới 5%. Trên nhóm BĐS nhà ở, DXG sớm gây chú ý khi tăng hơn 3%, thậm chí trước ATO còn dự kiến tăng hơn 5% nhờ yếu tố “giao dịch không hưởng cổ tức”.

Ngược lại, nhóm ngân hàng giảm nhẹ trên diện rộng, trong đó có VCB, ACB, MBB, TCB, STBCTGBID mở cửa ngang tham chiếu, nhưng sau đó nhích nhẹ lên một chút.

Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, những nhóm mở cửa tích cực có thể kể đến là bảo hiểm, sắt thép, dệt may, hóa chất, điện, xây dựng, cảng biển kho bãi… Ngược lại, nhóm chứng khoán, dược, thủy sản đang có rất nhiều sắc đỏ.

HNXIndex sớm tăng ngay từ 9g, với sự hỗ trợ mạnh từ IDC, PVI và một số Large Cap khác. Sàn này tuy mới chỉ có hơn 40 mã có giao dịch, nhưng đã sớm có gần 10 mã tăng giá trần.

Chỉ số sàn UPCoM chỉ tăng chừng 0.06% nhưng có nhiều Large Cap tăng mạnh hơn hẳn, đáng chú ý như TVN, ACV, SNZ, MCH, QNS

Nhóm sắt thép tiếp tục có phiên ATO đầy tích cực, khi cả 2 đầu tàu là HPGHSG đều tăng khá. Thông tin về sản lượng bán hàng trong tháng 8 của HPG dường như có tính lan tỏa cao cho cả nhóm ngành này, giúp các mã nhỏ hơn cũng tăng giá như TVN, NKG, SMC, TLH, HMC

Hoàng Nam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (60)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 24/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/04/2024, toàn thị trường có 24 mã tăng, 111 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 24/04/2024: Xuất hiện trạng thái giằng co

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/04/2024. VN30-Index giảm điểm kèm khối lượng giao dịch có sự trồi sụt thất thường trong các...

Vietstock Daily 24/04/2024: Triển vọng ngắn hạn khá bi quan

VN-Index giảm mạnh trở lại sau đà hưng phấn của phiên trước đó đồng thời tạm dừng trên đường SMA 200 ngày. Nếu chỉ số cắt xuống đường này trong các phiên tới thì...

Nhịp đập Thị trường 23/04: Tâm lý bi quan bao trùm

Diễn biến tiêu cực tiếp tục diễn ra, nắng nóng thiêu đốt thị trường chứng khoán. VN-Index tiếp tục lùi về mốc thấp nhất trong ngày là 1,169.92 điểm (-20.3 điểm)...

Thị trường chứng quyền 23/04/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/04/2024, toàn thị trường có 87 mã tăng, 47 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 23/04/2024: Tâm lý thận trọng xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 22/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle kèm khối...

Vietstock Daily 23/04/2024: Vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

VN-Index bật tăng mạnh trở lại sau khi test đường SMA 200 ngày ở phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch liên tục trồi sụt thất thường trong thời...

Nhịp đập Thị trường 22/04: Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán giữ phong độ đến cuối phiên

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 15.37 điểm (1.31%), lên mức 1,190.22 điểm; HNX-Index tăng 4.51 điểm (2.04%), lên mức 225.31 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền tuần 22-26/04/2024: Triển vọng tiếp tục kém sắc

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/04/2024, toàn thị trường có 28 mã tăng, 104 mã giảm và 30 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Vietstock Weekly 22-26/04/2024: Rủi ro giảm điểm tiếp tục tăng cao

VN-Index trải qua tuần giao dịch đầy tiêu cực khi giảm mạnh hơn 100 điểm đồng thời cắt xuống đường SMA 200 tuần cho thấy tình hình càng trở nên bi quan hơn. Chỉ báo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98