Nhóm cổ phiếu ngân hàng “cứu” VN-Index khỏi đà giảm mạnh trong tuần qua
Nhóm cổ phiếu ngân hàng “cứu” VN-Index khỏi đà giảm mạnh trong tuần qua
Hai chỉ số thị trường sau tuần 20-24/09/2021 gần như đứng yên so với cuối tuần trước khi mức chênh lệch là khá nhỏ. Cụ thể, VN-Index giảm chỉ 0.11%, còn 1,351.17 điểm, trong khi đó, HNX-Index tăng nhẹ 0.49%, lên mức 359.63 điểm.
Dù vậy, thanh khoản trên hai sàn lại có mức tăng đáng kể. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE tăng 15.01%, đạt hơn 797 triệu cp/phiên. Còn ở sàn HNX, thanh khoản bình quân đạt hơn 177 triệu cp/phiên, tăng 6.72%.
Điều đáng chú ý nhất trong tuần là sự trở lại của VNM. VNM không chỉ bất ngờ xuất hiện trong top cổ phiếu ảnh hưởng mà còn dẫn đầu nhóm kéo tăng với 2.4 điểm.
Tuy nhiên, nhóm tích cực lại chứng kiến sự "phủ sóng" của các mã thuộc nhóm ngân hàng. Cụ thể, 6 mã ngân hàng gồm VCB, VIB, MBB, TCB, OCB, ACB đều nằm trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index. Các mã này trong tuần đã kéo về cho chỉ số hơn 6 điểm. Mặt khác, EIB và BID lại “rẽ hướng” sang nhóm kéo giảm và làm mất của chỉ số gần 1 điểm.
Chuyển biến tích cực của nhóm ngân hàng diễn ra trong bối cảnh tín dụng được dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng vào cuối năm sau những kết quả khả quan trong 8 tháng đầu năm. Cụ thể, tính đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành so với đầu năm đạt 7.4%, tương ứng mức tăng hơn 680,000 tỷ đồng tính theo số tuyệt đối. Đây là mức được đánh giá là khá tích cực khi đặt trong bối cảnh kinh tế trì trệ hiện nay.
Trước diễn biến tín dụng vẫn duy trì đà tăng ổn định trong tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội, có lý do để kỳ vọng tăng trưởng tín dụng trong năm nay sẽ tiếp tục đạt kết quả tích cực, với sự đột phá mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm, vốn cũng là thông lệ mọi năm khi hoạt động cho vay càng về cuối năm càng tăng tốc nhanh hơn.
* Tăng trưởng tín dụng - liệu có đột phá về cuối năm?
* Tăng trưởng tín dụng 8 tháng lên 7,42%
Trở lại với tình hình VN-Index tuần qua, dẫn đầu nhóm kéo giảm là ba bluechip ngành cao su, bất động sản, thép lần lượt là GVR, VHM, HPG. Ba mã này đã “thổi bay” tổng cộng hơn 4 điểm của chỉ số.
Bên cạnh VHM, hai mã thuộc nhóm bất động sản khác là BCM và VRE cũng góp mặt trong nhóm ảnh hưởng tiêu cực, tuy nhiên, mức kéo giảm là khá thấp. Nhìn chung, về triển vọng ngành, Agriseco Research đánh giá ngành bất động sản sẽ tích cực trong trung và dài hạn do bất động sản vẫn là kênh đầu tư phù hợp với khẩu vị của đại đa số nhà đầu tư Việt Nam. Các doanh nghiệp có quỹ đất dự án lớn, khả năng triển khai dự án tốt sẽ tăng trưởng tốt trong dài hạn. Ngoài ra, yếu tố vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho ngành khi phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn tới năm 2030.
* Agriseco Research: Ngành bất động sản vẫn còn nhiều dư địa trong dài hạn
* Thị trường bất động sản nhiều chỉ dấu tích cực không 'đóng băng', 'sốt nóng'
Trong một tuần VN-Index gần như “dậm chân tại chỗ”, rổ VN30 cũng chỉ tăng nhẹ 0.12%. Dẫn đầu nhóm kéo tăng vẫn là VNM với 4.2 điểm. Ở đầu còn lại, HPG là mã kéo giảm chỉ số mạnh nhất với 2.8 điểm.
* HPG chi gần 1,000 tỷ đồng đầu tư mảng điện máy gia dụng
Trong đà tăng nhẹ của HNX-Index, PVI là mã hỗ trợ chỉ số nhiều nhất với 1.4 điểm, theo sau là IDC với 1 điểm. Sự tích cực của IDC diễn ra sau thông tin Công ty dự kiến điều chỉnh mục tiêu lãi sau thuế năm 2021 từ 460 tỷ đồng lên thành 1,032 tỷ đồng trong cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 10 sắp tới.
* IDC muốn điều chỉnh kế hoạch lãi sau thuế vượt 1,000 tỷ
PHP từ vị trí thứ hai tuần trước đã trở thành mã dẫn đầu nhóm kéo giảm trong tuần này và làm mất của chỉ số 0.9 điểm.
Nguồn: VietstockFinance
|
>>> Xem cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số