PGT tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021

16/09/2021 08:00
16-09-2021 08:00:00+07:00

Dịch vụ

PGT tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021

Ngày 16/09/2021, CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 tại TP.HCM, Việt Nam. Tại Đại hội, PGT sẽ trình cổ đông thông qua tất cả nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh năm 2020 và kế hoạch kinh doanh năm 2021.

Từ năm 2019, dịch bệnh Corona kéo dài, ngày càng nghiêm trọng, đã và đang tác động trực tiếp vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên thế giới và tại Việt Nam. Cụ thể, kéo theo lệnh đóng cửa tại Việt Nam, các doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh, đang tác động trực tiếp tới việc hoạt động kinh doanh của công ty. Trong tình hình khó khăn trên, PGT đã và đang cố gắng hoàn thành những mục tiêu kinh doanh được đặt ra trong năm 2021 này, cụ thể như sau:

1. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tài chính vi mô của Công ty TNHH Tài chính Vi mô BMF (tên tiếng Anh: BMF Microfinance Company Limited, gọi tắt là "BMF")

Trong năm 2020, PGT đã tiến hành mua toàn bộ cổ phần của BMF để phát triển và chủ động hơn nữa định hướng kinh doanh của BMF tại Myanmar. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài và từ tháng 2/2021, nước này lại diễn ra chính biến, làm cho hoạt động của công ty bị ảnh hưởng. Vì vậy, đối với năm 2021, mục tiêu chính hiện tại của BMF là duy trì việc hoạt động hiện tại, giữ gìn thương hiệu của BMF và xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Hiện, BMF đang thực hiện triển khai việc cho vay và thu tiền theo công nghệ số hóa. Ngay khi tình hình chính trị, kinh tế phục hồi thì BMF có thể đưa sản phẩm mới này ra thị trường cho vay tài chính theo phong cách kinh doanh mới ngay lập tức

2. Tiến hành kinh doanh lĩnh vực cho thuê lại lao động và giới thiệu lao động

Trong tình hình hiện tại, nhu cầu sử dụng lao động của các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty Nhật Bản tại Việt Nam, rất cao. Tuy nhiên, vì những quy định, chính sách, chế độ cho người lao động tại Việt Nam khá phức tạp, dự kiến những công ty nước ngoài có nhu cầu thuê lại lao động từ các công ty cho thuê người lao động đang ngày càng tăng lên. Dự kiến, những công ty phái cử người lao động chắc chắn sẽ trở nên phổ biến tại Việt Nam vì từ 20 năm trước việc sử dụng phải cử người lao động đã trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu. Nắm bắt được tình hình này, Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại phát (gọi tắt là "VĐP") đã tiến hành xin giấy phép kinh doanh cho thuê lại lao động và đã hoàn thành việc xin phép. Chính vì vậy, trong năm 2021, VĐP nỗ lực đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này, mở rộng các văn phòng kinh doanh như chi nhánh tại Hà Nội. Mục tiêu chính của VĐP và thị trường VĐP đang hướng đến là các công ty Nhật Bản tại Việt Nam có nhu cầu về nguồn lao động biết tiếng Nhật, từng du học hoặc/và có kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản. Bằng việc có thể thành lập các công ty nước ngoài mới và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ quản lý, sẽ thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc, cũng như hỗ trợ lâu dài hơn với khách hàng.

Dự kiến trong năm 2021, Công ty con VĐP sẽ thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội mở rộng dịch vụ và thu được các khách hàng Nhật Bản tại miền Bắc.

Dựa vào mối liên kết chặt chẽ với các công ty và tổ chức trong lĩnh vực liên quan đến nguồn nhân lực như: Công ty Cổ phần Nhân lực Việt Nam Nhật Bản (gọi tắt là "JAVICO"), Công ty TNHH MTV Thương mại Du lịch Sài Gòn (gọi tắt là "TDS") tại Việt Nam, Nghiệp Đoàn Hello Japan tại Nhật Bản, v.v..., VĐP có thể đáp ứng giới thiệu nguồn nhân lực sang Nhật Bản và hỗ trợ các công ty tiếp nhận nhân lực tại Nhật Bản theo nhu cầu của khách hàng. Đối với mô hình kinh doanh của VĐP, các nhà tuyển dụng và các nhân lực có thể sử dụng dịch vụ của Vĩnh Đại Phát thường xuyên và lâu dài.

3. Cung cấp các dịch vụ công nghệ số hóa, tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing ) và Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation)

- Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang ngày càng phức tạp, cùng với khoảng cách địa lý, việc các công ty, nhà đầu tại nhật mong muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam là điều khó khăn. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty PGT cùng với định hướng kinh doanh của mình về mảng đầu tư, mua bán sáp nhập (M&A) đã và đang nỗ lực cung cấp các dịch vụ công nghệ số hóa như Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing ) và Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation).

- Ngoài ra, nhiều quy định, chính sách đã được nới lỏng, đang khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, thúc đẩy chính sách tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Nhà nước đang hướng tới việc chào bán cổ phần. Đối với tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, điều này là cực kỳ tốt.

Chính vì vậy, nhờ vào nhiều phương pháp và chiến lược kinh doanh đã được kiểm chứng qua các thành tích thực tế của PGT. Không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài, PGT sẽ tiếp tục tích cực tiến hành mở rộng các hoạt động kinh doanh M&A  (đặc biệt tại thị trường Myanmar). PGT luôn nắm giữ các kế hoạch M&A, công ty sẽ tiến hành quá trình hợp tác tùy theo tình hình và mong muốn của từng đối tác tiềm năng. PGT tự tin sẽ thành công trong các thương vụ M&A trong năm 2021.

Thông tin doanh nghiệp:

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar - Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới đang gánh chịu những tác động lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2019, tuy nhiên, Công ty đã lên kế hoạch kinh doanh nhằm cải thiện lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước tiên, PGT cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực M&A. Với BMF, PGT đang lên kế hoạch trong tương lai sẽ thực hiện cho vay tài chính như cho vay bằng điện thoại thông minh, để có thể mở rộng phạm vi cho vay trên toàn thành phố Yangon khi Myanmar bình thường hóa trở lại. Việc này có thể mở rộng đáng kể mục tiêu và giúp việc liên kết các dịch vụ với doanh nghiệp phi tài chính trở nên dễ dàng.

Đối với hoạt động trong nước, Công ty con Vĩnh Đại Phát hiện đang thu mua hoạt động kinh doanh di động và công nghệ và sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để sẵn sang hiện đại hóa và hợp tác phát triển với các ông lớn trên thế giới, Việt Nam đang cho thấy sự hấp dẫn không giới hạn của quốc gia về đầu tư và mở rộng kinh doanh, qua đó việc đầu tư vào công ty M&A là PGT Holdings là rất cần thiết và có tiềm năng cực lớn trong tương lai.

Website: http://www.pgt-holdings.com/

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...

KN Cam Ranh của ông Lê Văn Kiểm tăng nợ phải trả lên gần 24 ngàn tỷ

Công ty TNHH KN Cam Ranh cho biết lãi sau thuế hơn 173 tỷ đồng trong năm 2023, giảm hơn 16% so với năm trước. Nợ phải trả cuối năm tăng lên gần 24 ngàn tỷ.

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Sudico đặt mục tiêu 2024 lãi trước thuế 350 tỷ, "chờ thời" bán dự án Nam An Khánh

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HOSE: SJS) đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 với lợi nhuận trước...

Nhờ đâu iPhone 15 "đắt như tôm tươi" trên Shopee, Lazada và Tiki?

Tính riêng ba tuần lễ Siêu Sale từ tháng 10 đến tháng 12-2023, tổng doanh thu của iPhone 15 Series đã cán mốc 357,1 tỉ đồng.

Dư nợ vay còn hơn 3,600 tỷ đồng, NBB tiếp tục thế chấp bất động sản để vay ngân hàng

Tại ngày 31/12/2023, NBB đang dư nợ vay hơn 3,640 tỷ đồng, tăng 16% so đầu kỳ, chiếm 71% tổng nợ phải trả và 53% nguồn vốn. Tuy vậy, Doanh nghiệp vẫn tiếp tục thế...

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 6% khi sức mua chưa thể phục hồi như kỳ vọng

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) vừa công bố tài liệu chuẩn bị tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 16/04 tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98