Chiến tranh thương mại: Trung muốn dừng, Mỹ lắc đầu!

11/10/2021 10:47
11-10-2021 10:47:00+07:00

Chiến tranh thương mại: Trung muốn dừng, Mỹ lắc đầu!

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó lòng kết thúc, chính quyền ông J. Biden còn “chơi lớn” hơn trước đây!

Tại đàm phán Alaska, Trung Quốc đổi giọng bề trên

Hôm 8/10 Mỹ - Trung đã tổ chức đàm phán nhằm mục đích tháo dần cuộc chiến tranh thương mại đang có hiệu lực 7,5% thuế đối với 120 tỷ hàng hóa và 25% với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Bắc Kinh cam kết thúc đẩy mua nông sản, mặt hàng sản xuất, năng lượng và dịch vụ của Mỹ lên khoảng 200 tỷ USD trong vòng hai năm. Đồng thời cam kết tăng cường bảo vệ bản quyền, nhãn hiệu và các hình thức sở hữu trí tuệ khác.

Phía Trung Quốc mong muốn Mỹ gỡ bỏ thêm hàng rào thuế quan, bắt đầu làm rõ chính sách công nghiệp, mô hình phát triển mới,… liệu Nhà trắng có thể xiêu lòng trước đề nghị này?

Ông Joe Biden bác bỏ hầu hết chính sách của người tiền nhiệm D. Trump, song không đả động gì đến vấn đề thương mại đã “cài đặt” với Trung Quốc trước đó.

Dữ kiện này cho thấy Washington đang dùng chiến tranh thương mại như rào cản với Trung Quốc trong khi chính quyền Joe Biden cần thêm thời gian để thiết lập chính sách đối nội và đối ngoại mới.

Trước sau gì người Mỹ vẫn xem Trung Quốc là mối nguy, nhưng lần này Washington không “đơn thương độc mã”, huy động tổng lực từ đồng minh bằng cách nối lại các mối quan hệ cũ, đồng thời lập ra nhiều Liên minh an ninh, quốc phòng, thương mại và đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương.

Xem ra ông Biden bắt đầu có những bước đi vững chắc, bài bản hơn trong đối phó với Trung Quốc. Dĩ nhiên Nhà trắng rất khó gật đầu dỡ bỏ chiến tranh thương mại như đề nghị của Bắc Kinh.

Về phía mình, Trung Quốc kiên trì theo đuổi xung đột thương mại, họ không chủ động tấn công đối thủ nhưng sẵn sàng đáp trả, nói cách khác chiến lược “phòng thủ phản công” và sắm vai “người bị hại”.

Trong cuộc chiến này Bắc Kinh nhiều lần thay đổi thái độ, còn nhớ đàm phán Alaska, Ngoại trưởng Vương Nghị và Uỷ viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì đã lớn tiếng chỉ trích Mỹ và tỏ rõ quan điểm “Trung Quốc là một cường quốc” ngang hàng.

Thời điểm cuộc đàm phán tại Alaska diễn ra không lâu (3/2021) sau khi ông Joe Biden lên nắm quyền, đây được xem là động thái “thử lửa” chính quyền mới, Washington không hề nhượng bộ, hai nước tiếp tục nhà ai nấy về mà không đạt bất cứ kết quả nào.

Trước đó, vào khoảng thời gian cuối nhiệm kỳ D. Trump, Trung Quốc nhiều lần dịu giọng, đề nghị đàm phán, đưa ra các điều kiện để chấm dứt chiến tranh thương mại. Có thể thấy, quan điểm của Bắc Kinh “tiền hậu bất nhất” mặc dù luôn tỏ ra cương quyết.

hiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó kết thúc

Hồi giữa tháng 9/2021 đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã thảo luận về khả năng mở cuộc điều tra Trung Quốc trợ cấp cho các công ty trong nước theo Điều 301, Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974.

Nhà trắng huy động thêm đồng minh từ châu Á, WTO, Liên minh châu Âu nhằm gây sức ép với Trung Quốc về vấn đề trợ cấp công nghiệp, thương mại.

Về phần mình, gần đây Bắc Kinh rất mạnh tay với các công ty mà họ từng bao bọc. Những gì diễn ra cho thấy đây là “động thái chính trị” nhiều hơn so với việc phải làm hài lòng Mỹ.

Như vậy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó lòng kết thúc, chính quyền ông J. Biden còn “chơi lớn” hơn trước đây!

Trương Khắc Hà

Diễn đàn doanh nghiệp







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98