Chính phủ yêu cầu làm rõ việc đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm

28/10/2021 14:05
28-10-2021 14:05:00+07:00

Chính phủ yêu cầu làm rõ việc đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm

Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giải quyết kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đặc biệt là kiến nghị liên quan đến đóng góp tài chính tái chế sản phẩm, bao bì.

Sản xuất nhựa PP từ rác thải tái chế tại một cơ sở. Ảnh: Ban Mai

Liên quan đến đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải, 11 hiệp hội doanh nghiệp cho rằng các quy định trong dự thảo sử dụng khoản đóng góp này không đúng mục đích và trái luật.

Các hiệp hội doanh nghiệp đã chỉ ra những bất cập, bao gồm chưa có khung pháp lý quản lý khoản đóng góp nói trên, mà cụ thể, dự thảo quy định “Hội đồng EPR quốc gia (Hội đồng quốc gia thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu Việt Nam) thông qua và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp” là không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

11 hiệp hội doanh nghiệp nêu nghi vấn, cách gọi “đóng góp” không gọi là “phí” phải chăng là để né Luật Quản lý phí và lệ phí. Dự thảo cũng không có quy định về việc nếu không hoàn thành trách nhiệm tái chế thì hội đồng có chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không. “Vì vậy, với quy định này, các hiệp hội lo rằng tiền doanh nghiệp vẫn nộp, mà môi trường vẫn bẩn”, thư kiến nghị của 11 hiệp hội doanh nghiệp viết.

Một bất cập khác được các hiệp hội doanh nghiệp nêu ra, đó là tiền doanh nghiệp đóng góp để tái chế sản phẩm, bao bì được dùng vào các mục đích khác như trả kinh phí hoạt động của Văn phòng EPR để nghiên cứu giải pháp tái chế… là sai mục đích và trái Luật Bảo vệ môi trường.

Ngoài các vấn đề nêu trên, 11 hiệp hội doanh nghiệp cũng đề xuất thếm 5 nội dung khác, bao gồm: cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì tiền kiểm; cần sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư – kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp; cần bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR và Hội đồng EPR do không có đề cập hay quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, không có cơ sở pháp lý, làm tăng biên chế bất hợp lý; điều chỉnh tỷ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỷ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam; lùi lộ trình thực hiện đóng góp tài chính đến tháng 1-2025.

Một vấn đề chung được 11 hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo, đó là nghị định hướng dẫn chi tiết không được đưa ra những điều nằm ngoài quy định của Luật Bảo vệ môi trường, không tạo mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Trước đó, như KTSG Online đã thông tin, 11 hiệp hội doanh nghiệp đã ký tên vào thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và các bộ, ngành liên quan về góp ý, kiến nghị một số nội dung tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Bộ Tư pháp cần thẩm định lại toàn bộ các nội dung còn chưa đúng, chưa phù hợp với các quy định pháp luật, thực tế nêu trong báo cáo thẩm định ngày 6-10-2021 đã được dự thảo điều chỉnh hay chưa hoặc có thêm điểm mới nào chưa phù hợp.

Dự thảo cần tuân thủ đúng ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại Công văn số 6739/VPCP-NN ngày 22-9-2021 về “đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về môi trường nhưng hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh” cũng như các nghị quyết của Chính phủ để không làm tăng thêm quy định hành chính và thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.

11 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi thư kiến nghị góp ý, bao gồm Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VFA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hội Lương thực thực phẩm TPHCM (FFA), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM). 

Trung Chánh

TBKTSG



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại gia Trung Quốc đầu tư 450 triệu USD xây nhà máy sản xuất pin điện mặt trời tại Nghệ An

Hainan Drinda - nhà sản xuất tấm quang điện tái tạo từ Trung Quốc, sẽ xây nhà máy sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An).

Doanh nhân Việt kể chuyện bán gạo ST25, thanh long... tại Mỹ

Kinh nghiệm từ xuất khẩu thanh long, gạo ST25... được chia sẻ như bài học cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường Mỹ, nơi đang tăng trưởng 20%/năm.

Rủi ro hợp đồng trường quốc tế

Để lấy kinh phí hoạt động, nhiều trường tư thục, trường quốc tế thực hiện chiêu sinh theo hình thức ký hợp đồng vay với phụ huynh và rủi ro phát sinh từ đây.

Điều gì làm nên những khoản đầu tư thành công?

Đầu tư thành công lớn nhất của bạn là gì? Có thể đó là cổ phiếu của một công ty siêu khủng mà bạn mua từ thời nó còn là một công ty startup; Có thể là việc bạn tham...

Ưu tiên đầu tư của các thế hệ tại Mỹ

Các thế hệ khác nhau lớn lên với những giá trị và thực trạng kinh tế khác nhau, khiến sở thích đầu tư của mỗi thế hệ cũng khác nhau.

Crocs - "phát minh tồi tệ nhất của nhân loại" mang về hàng tỷ USD

Được bán ở hơn 85 quốc gia, những đôi dép Crocs đã thành công trong việc phát triển một cộng đồng thực sự xung quanh chúng.

Nghề 'độc' kiếm bộn tiền: Nấu chảy rác thải để lấy vàng

Rác điện tử đang là mỏ vàng. Nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực chiết xuất vàng từ các bảng mạch đã qua sử dụng và rác điện tử.

Từ 1688 đến SaboMall - Cơ hội kinh doanh không giới hạn cho doanh nghiệp Việt

Sức mạnh của hợp tác quốc tế và vai trò tháo gỡ mọi giới hạn địa lý của công nghệ 4.0 đang tạo ra ảnh hưởng tích cực và rõ rệt lên chính những nhà bán hàng tại Việt...

Bán bỉm, tã, sữa... online thu 3,09 nghìn tỉ đồng trong 3 tháng

Chỉ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, ngành hàng mẹ và bé chuyên bán bỉm, tã, sữa đạt doanh thu 3,09 nghìn tỉ đồng trong 3 tháng cuối năm 2023.

Hơn 105.000 shop rời sàn, thương mại điện tử vẫn tăng trưởng kỷ lục

Với 2,2 tỉ đơn vị sản phẩm được bán ra trong năm 2023, tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam tăng mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây và tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98