“Con hào kinh tế” của VPBank

15/10/2021 09:45
15-10-2021 09:45:23+07:00

“Con hào kinh tế” của VPBank

VPB hiện tại đang sở hữu những lợi thế cốt lõi và thế mạnh mà mọi ngân hàng khác đều hướng đến, do vậy chiếu theo quan điểm của nhà đầu tư lỗi lạc nhất thế giới, VPB xứng đáng trở thành một cổ phiếu giá trị và tăng trưởng điển hình mà nhà đầu tư có thể quan tâm, tìm hiểu.

Trong giới đầu tư tài chính, “nhà hiền triết xứ Omaha” Warren Buffett được xem là một trong những nhà đầu tư thành công nhất trên thế giới với khả năng đánh bại thị trường trong khoảng thời gian dài. Nổi tiếng do sự thành công và kiên định với triết lý đầu tư giá trị, quan điểm được ông chia sẻ luôn nhận được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng nhà đầu tư. Warren Buffett đã từng đưa ra rất nhiều khái niệm mới trong quá trình đầu tư của mình, trong số đó nổi bật nhất có lẽ phải kể đến “con hào kinh tế” (“economic moat”) – khái niệm chỉ những lợi thế của doanh nghiệp để cạnh tranh trên thị trường và được ông đánh giá là yếu tố rất quan trọng trong việc xem xét ra quyết định đầu tư.

Theo ông mô tả, những “con hào kinh tế” này được xây đắp nhằm bảo vệ những tòa lâu đài khỏi sự xâm lăng của những kẻ bên ngoài với hàm ý là những lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp bảo vệ được thị phần cũng như có thể cạnh tranh với doanh nghiệp cùng ngành. Các “Con hào kinh tế” ta thường thấy nhất trong khái niệm này bao gồm: Sức mạnh thương hiệu, thị phần lớn, chi phí hoạt động thấp, tài sản vô hình được bảo hộ, công nghệ tiên tiến,…

Trong ngành ngân hàng Việt Nam, VPBank nổi lên như một đại diện tiêu biểu cho sự vươn lên của khối ngân hàng TMCP Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kép vốn chủ sở hữu trong hơn 10 năm qua đạt hơn 26% giúp quy mô vốn chủ của ngân hàng này tại thời điểm cuối quý 2/2021 cao hơn 10 lần so với thời điểm đầu năm 2011. Với xuất phát điểm chỉ là một ngân hàng nhỏ và nay đã trở thành top ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường, điều gì đã giúp duy trì khả năng tăng trưởng cao cũng như khả năng tạo ra tiền ấn tượng như thế? Câu trả lời đến từ những lợi thế mà VPBank đang sở hữu, hay những “con hào kinh tế” theo cách nói của Warren Buffet, bao gồm: Sức mạnh thương hiệu đến từ chiến lược khác biệt, mạng lưới khách hàng khổng lồ, cùng với việc tiên phong trong nỗ lực số hoá.

Con hào thứ 1: Thương hiệu đến từ chiến lược khác biệt. Mỗi một doanh nghiệp khi hoạt động đều có chiến lược riêng và chiến lược kinh doanh có vai trò cốt lõi quyết định phần lớn sự thành công trong dài hạn của một doanh nghiệp. Trong thị trường cạnh tranh như hiện tại, những doanh nghiệp với chiến lược khác biệt, linh hoạt và từ đó từng bước xây dựng nên thương hiệu của chính mình. Khi đó, chính thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp được định vị trên bản đồ kinh doanh và trong tiềm thức của khách hàng, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh vững chắc mà không gì có thể xô đổ. Đối với VPBank, yếu tố này được thể hiện ở chiến lược tập trung vào bán lẻ mà ban lãnh đạo VPBank áp dụng từ năm 2010. Tại thời điểm các ngân hàng khác còn quan ngại về việc cho vay tệp khách hàng phổ thông hay cận phổ thông thì VPBank đã nhìn ra được tiềm năng tăng trưởng to lớn ở phân khúc này. Tầm nhìn này đã được thực tiễn chứng minh khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cùng thu nhập bình quân đầu người tăng lên, và hệ quả là với vai trò tiên phong VPBank đang dẫn đầu phân khúc thị trường cho vay tiêu dùng và đang gia tăng nhanh chóng về quy mô cho vay bán lẻ. Có thể thấy, chiến lược này đã giúp thương hiệu VPB có sức cạnh tranh rất lớn với quy mô và vị thế hàng đầu trong ngành ngân hàng và sẽ còn tiếp tục được củng cố trong tương lai. Điều này không chỉ được khách hàng công nhận mà còn đến từ sự công nhận của các tổ chức uy tín thế giới khi VPBank nằm trong top 250 Ngân hàng có giá trị nhất toàn cầu. VPBank đồng thời cũng là ngân hàng top 1 trong Khối NHTMCP tư nhân có giá trị thương hiệu mạnh nhất Việt Nam do tạp chí Brand Finance bình chọn và thuộc top 4 ngân hàng có thương hiệu tài chính dẫn đầu do Forbes Việt Nam bình chọn.

Con hào thứ 2: Mạng lưới khách hàng. Mỗi doanh nghiệp muốn có được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn đều phải sở hữu cho mình tệp khách hàng lớn, đảm bảo duy trì và tăng trưởng doanh số cho các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Đối với ngân hàng, việc duy trì một tệp khách hàng lớn và đa đạng giúp ngân hàng có được những ưu thế vượt trội trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh linh hoạt nhằm phục vụ nhiều phân khúc khách hàng và qua đó thích ứng với nhiều điều kiện thị trường khác nhau. Xét về điểm này, VPBank được xem là đang làm tốt hơn hẳn các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) khác đến từ mô hình kinh doanh tập trung vào phân khúc bán lẻ nhiều tiềm năng cũng như nền tảng khác biệt phục vụ mọi phân khúc khách hàng với sản phẩm đa dạng. Quan trọng hơn, với tệp khách hàng trải dài từ phân khúc cận phổ thông (lower mass) đến nhóm khách hàng ưu tiên đối với khách hàng cá nhân, từ tiểu thương, SME vi mô đến khách hàng Doanh nghiệp lớn cho mảng doanh nghiệp, số lượng khách hàng của VPBank hiện nay đạt gần 20 triệu khách hàng, tức là cứ 5 người Việt Nam sẽ có 1 người là khách hàng VPBank. Gần đây VPBank cũng cho ra mắt thương hiệu tài chính dành riêng cho thế hệ sống bứt phá với tên gọi là VPBank Prime với phương châm “Không sinh ra từ vạch đích, thì hãy bứt phá từ hôm nay” mang đến trải nghiệm tài chính số hóa trọn vẹn cho nhà kinh doanh, nhà quản lý trẻ và cả gia đình của họ. Với những sản phẩm mới này, VPBank có cơ sở gia tăng hơn nữa tệp khách hàng của mình trong dài hạn, giúp cho VPBank duy trì vị trí đi đầu trong mảng bán lẻ với các sản phẩm sáng tạo phục vụ đa phân khúc khách hàng. Đây chính là lợi thế mà hầu hết các ngân hàng đều đang hướng đến.

Con hào thứ 3: Tiên phong trong số hoá. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc có được lợi thế chi phí thấp đều sẽ giúp doanh nghiệp duy trì biên lợi nhuận cao đồng thời có thể duy trì được thị phần trong dài hạn. Đối với ngành ngân hàng việc quản lý chi phí hoạt động là rất quan trọng, một ngân hàng có chi phí hoạt động (CIR) cao sẽ khiến cho biên lợi nhuận bị thu hẹp đáng kể, ảnh hưởng đến lợi nhuận và trong dài hạn là giảm khả năng tích lũy vốn chủ sở hữu. Do đó, mục tiêu chung của các ngân hàng là giảm tỷ lệ này xuống thấp nhất có thể. Trong Q1/2021 và Q2/2021 VPB ghi nhận CIR lần lượt là gần 24% và 23%, là ngân hàng có CIR thấp nhất toàn ngành, đồng thời cả 2 chỉ số đều giảm hơn rất nhiều so với các quý trước cũng như cùng kỳ. Điều này đạt được nhờ vào việc ngân hàng đã tiên phong trong quá trình chuyển đối số/ số hoá toàn ngân hàng và cải thiện hiệu quả hoạt động, đồng thời ban lãnh đạo đã cấu trúc ngân hàng theo hướng tinh gọn cũng giúp VPBank duy trì được lợi thế này trong suốt thời gian dài.Ngoài việc số hoá ngân hàng hiện tại, VPBank còn chú ý phát triển nền tảng ngân hàng số phục vụ khách hàng chuyên biệt với sự giới thiệu Übank và Cake và thúc đẩy mối quan hệ giữa VPBank với các đối tác, biến VPBank trở thành một phần trong chiến lược ngân hàng mở (“Open Banking”) nhằm hợp tác cùng các fintech, cũng như các chủ thể khác trong e-commerce. Tuy nhiên ngân hàng đã không dừng ở đó. Gần đây nhất, VPBank chính thức ra mắt thị trường nền tảng ngân hàng số VPBank NEO - một trong những nền tảng ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp và người dân Việt Nam cùng vượt qua đại dịch, ngân hàng đã giới thiệu các sản phẩm số hoá hướng đến SME với bản chất là một quy trình chăm sóc khách hàng SME khép kín từ bước mở tài khoản bằng công nghệ định danh trực tuyến (eKYC) đến giải ngân 100% online; đặc biệt hơn cả chính là sự nhấn mạnh vào cổng thanh toán cho hoạt động thương mại điện tử cho cả 2 tệp khách hàng đã có website (Ecompay) hay gói tiện ích bán hàng trọn bộ website bán hàng online tiêu chuẩn, tích hợp sẵn cổng thanh toán (Simplify). Như vậy, với nỗ lực số hoá toàn diện từ hoạt động đến sản phẩm phục vụ các tệp khách hàng đa dạng, riêng biệt, có thể thấy ngân hàng đã tự làm mới mình, nâng cao lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt cũng như theo đuổi chiến lược lợi thế chi phí thấp, có thể thấy đây xứng đáng là một “con hào” của VPBank theo định nghĩa của Warren Buffett.

Một doanh nghiệp sở hữu càng nhiều “con hào” bao quanh mình thì sẽ càng tạo ra được nhiều giá trị cũng như càng tăng trưởng vượt trội so với các doanh nghiệp khác trong dài hạn, theo nhận định của Warren Buffett. VPB hiện tại đang sở hữu những lợi thế cốt lõi và thế mạnh mà mọi ngân hàng khác đều hướng đến, do vậy chiếu theo quan điểm của nhà đầu tư lỗi lạc nhất thế giới, VPB xứng đáng trở thành một cổ phiếu giá trị và tăng trưởng điển hình mà nhà đầu tư có thể quan tâm, tìm hiểu.

FILI



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Khi nào công ty chứng khoán được triển khai dịch vụ nhận lệnh nhà đầu tư nước ngoài không ký quỹ 100%?

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước...

Theo dấu dòng tiền cá mập 27/03: Khối ngoại xả mạnh MSN gần 1,071 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch 27/03, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị lần lượt gần 187 tỷ đồng và hơn 1,904 tỷ đồng. Đáng chú ý...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

27/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98