Fed có hướng tới sự thịnh vượng chung?

16/10/2021 10:00
16-10-2021 10:00:00+07:00

Fed có hướng tới sự thịnh vượng chung?

Lael Brainard, một trong hai nữ thành viên trong Hội đồng thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đã liên tục lập luận rằng chỉ đến khi lạm phát tăng nhanh và duy trì ổn định ở mức cao thì mới nên tăng lãi suất. Những cuộc tranh luận này đóng vai trò quan trọng đối với nhóm người dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các đợt khủng hoảng - đặc biệt là phụ nữ và người da màu.

*Bài viết thể hiện quan điểm của SIMON JOHNSON

Còn lâu mới có thể đạt tới trạng thái toàn dụng lao động

Tại Mỹ, cuộc tranh luận bàn về các mục tiêu và các yếu tố nên được xem xét để ra quyết định chính sách tiền tệ nào nên được sử dụng đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Sự quan tâm còn bao gồm đến câu hỏi rằng liệu sự thịnh vượng ở Mỹ có thể duy trì bền vững hay không; ai sẽ là người lãnh đạo Fed vào năm 2022 và các giai đoạn sau này.

Góc nhìn đến từ Lael Brainard, một thành viên của Hội đồng thống đốc của Fed từ năm 2014, người vào ngày 27 tháng 9 đã tiếp tục nhấn mạnh quan điểm của mình rằng không nên tăng lãi suất quá sớm với nền kinh tế vẫn còn bị ảnh hưởng từ Covid-19. Việc làm đã bắt đầu quay trở lại nhưng tốc độ phục hồi chậm và rất khó dự đoán. Tác động tiêu cực lên nền kinh tế không chỉ đến từ biến thể Delta mà còn là sự tích lũy từ các đợt giãn cách trước đây. Trong đó, việc đóng cửa trường học liên tục, lặp đi lặp lại và tình trạng thiếu hụt dịch vụ chăm sóc trẻ em đồng nghĩa với việc nhiều phụ huynh vẫn chưa thể trở lại làm việc trong các công ty.

Brainard nhấn mạnh, “Đại dịch đã gây ra những thiệt hại lớn đến thị trường lao động của nhiều phụ nữ; đặc biệt là người da màu, gốc Mỹ Latinh, đang nuôi con nhỏ và thu nhập thấp”. Chúng ta còn lâu mới có thể đạt tới trạng thái toàn dụng lao động.

Trong một cuộc tranh luận về chính sách tiền tệ vào năm 2015, Thống đốc (hiện nay đã là Chủ tịch) Jerome “Jay” Powell là một trong những người ủng hộ việc thắt chặt sớm - trái ngược hẳn với xu hướng của Brainard là giữ lãi suất thấp để đạt được trạng thái toàn dụng lao động. Trong buổi họp gần nhất, Powell tiếp tục thể hiện tính nhất quán trong việc thực hiện chính sách thắt chặt của mình. Ngay từ năm 2013, ông đã thuyết phục Chủ tịch khi đó là Ben Bernanke và các đồng nghiệp của mình rằng phải sớm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Hồi ký năm 2015 của Bernanke cũng đã xác nhận rằng Powell đã nhấn mạnh sự cần thiết của một "kế hoạch rút lui" đối với chính sách tiền tệ và đây là quan điểm chủ đạo của ông kể từ năm 2012, thời điểm mà ông mới tham gia vào Hội đồng thống đốc của Fed.

Vấn đề vào thời điểm đó là xác định rõ ràng rủi ro lạm phát và chi phí tiềm ẩn của việc thắt chặt quá sớm, đặc biệt là đối với triển vọng việc làm của những người Mỹ có thu nhập thấp. Hiện tại, chúng ta lại một lần nữa phải đối mặt với bài toán khó đó. Lập luận của Brainard vẫn luôn là giữ lãi suất ở mức thấp. Bà cho rằng biến động giá do ảnh hưởng của các yếu tố ngắn hạn nên được bỏ qua.

Ông Jerome Powell tranh luận với bà Lael Brainard trong cuộc họp của Hội đồng thống đốc Fed. Nguồn: The Seattle Times

Điều thực sự nổi bật trong chính sách của Brainard là sự quan tâm đến tầng lớp lao động nghèo. Theo quan điểm của bà, họ là những người đầu tiên bị sa thải khi kinh tế suy thoái và là người cuối cùng có được việc làm khi kinh tế phục hồi. Nhiều người trong số này là phụ nữ, trong đó phụ nữ da màu thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nền kinh tế bị đình trệ.

Khi Brainard đưa ra những quan điểm trên, lập luận của bà đã bị hầu hết những người điều hành chính sách tiền tệ ở Mỹ và các nước phát triển khác lúc bấy giờ hoài nghi. Cách tiếp cận phổ biến trong nhóm lãnh đạo này là thích hành động “phủ đầu” nhằm chống lại lạm phát, đặc biệt là các thống đốc Fed do chính quyền Đảng Cộng hòa bổ nhiệm. Thông thường, những thống đốc đến từ Đảng Cộng hòa và những người ủng hộ họ sẽ có xu hướng đẩy nhanh chính sách thắt chặt tiền tệ hơn các nhân vật đến từ Đảng Dân chủ - phù hợp với những phát hiện lâu nay về thiên kiến chính trị.

Tuy nhiên, kể từ năm 2015, quan điểm của Brainard đã dần được những nhà hoạch định chính sách chấp nhận rộng rãi và giúp thiết lập “bộ khung mới” cho Fed vào tháng 08/2020. Điều này dẫn đến sự thay đổi đáng chú ý trong tư duy của các nhà lãnh đạo, rằng nền kinh tế vẫn chưa được cung cấp đủ nguồn tín dụng. Để có sự thay đổi như vậy, Brainard đã thuyết phục thành công rất nhiều đồng nghiệp nam - trong đó có chủ tịch và hai phó chủ tịch Hội đồng thống đốc của Fed.

Kịch bản nào cho chính sách tiền tệ?

Có hai kịch bản chính cho chính sách tiền tệ của Mỹ trong thời gian tới. Kịch bản đầu tiên là nền kinh tế sẽ vận hành theo đường lối mà Brainard đã hình dung từ ban đầu và được nhấn mạnh lại trong bài phát biểu ngày 27/09/2021. Nếu kịch bản này diễn ra thì sẽ giúp tăng thêm 5-8.5 triệu việc làm. Theo Brainard, đây mức tăng đáng lẽ đã được hoàn thành nếu không có sự xuất hiện của dịch bệnh. Bên cạnh đó, lạm phát vẫn sẽ nằm trong tầm kiểm soát.

Kịch bản thứ hai sẽ được dẫn dắt bởi năm vị Thống đốc do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm. Cụ thể, kịch bản này hướng tới việc thắt chặt chính sách tiền tệ trước khi nền kinh tế Mỹ kịp phục hồi hoàn toàn. Các dự báo kinh tế mới nhất từ ​​Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã chỉ ra những thay đổi theo hướng “diều hâu” trong chính sách, hướng tới thắt chặt chính sách tiền tệ. Nếu quan điểm này được ủng hộ và dẫn dắt bởi Powell hoặc một vị chủ tịch khác thì kỳ vọng tăng trưởng việc làm sẽ ít hơn và kết quả của thị trường lao động cũng theo đó bớt lạc quan hơn (làm việc ít giờ hơn và lương thấp hơn) cho các nhóm lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Brainard nằm trong số ít các nhà hoạch định chính sách khẳng định rằng các đợt tăng lãi suất từ năm 2015 đến 2018 là những sai lầm. Ông Powell thì không cho rằng chính sách tăng lãi suất là sai lầm. Để đảm bảo rằng tầm nhìn của Brainard sẽ được hiện thực hóa, bà nên được bổ nhiệm làm chủ tịch Fed vào tháng 02/2022 khi nhiệm kỳ của ông Powell kết thúc.

Giới thiệu tác giả Simon Johnson

Simon Johnson, cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), là giáo sư tại Trường Quản trị Sloan (MIT) và là đồng sáng lập của blog kinh tế học hàng đầu mang tên The Baseline Scenario. Ngoài ra, ông cũng là đồng chủ tịch của Liên minh Chính sách Covid-19.

Ông cùng với Jonathan Gruber là hai tác giả của cuốn Jump-Start America: How Breakthrough Science Can Revive Economic Growth and the American Dream. Và còn là đồng tác giả với James Kwak, cho cuốn sách 13 Bankers: The Wall Street Takeover and The Next Financial Meltdown và cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.

Nguồn: PIIE (Peterson Institute For International Economics)

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98