Góc nhìn 15/10: Hạn chế mua đuổi?

14/10/2021 19:41
14-10-2021 19:41:23+07:00

Bài cập nhật

Góc nhìn 15/10: Hạn chế mua đuổi?

VCBS cho rằng chiến lược giao dịch phù hợp trong giai đoạn hiện tại là lọc ra một số cổ phiếu tiềm năng, phù hợp cho mục tiêu đầu tư dài hạn và tận dụng những nhịp rung lắc trong phiên 15/10 tới khi chỉ số vẫn chưa vượt ngưỡng kháng cự 1,400 điểm để giải ngân dần.

Thị trường có thể giằng co với biên độ hẹp ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn?

CTCK Yuanta Việt Nam: VN-Index tiếp tục biến động hẹp phiên thứ 3 liên tiếp. Chỉ số VNI-Index đóng cửa không có nhiều thay đổi dừng tại 1,391.85 điểm. Chỉ số HNX-Index ngược chiều tăng 1.45% neo tại 384.84 điểm; Chỉ số Upcom-Index tăng nhẹ. Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 24,747 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu VN30-Index tiếp tục phân hoá mạnh với độ rộng chỉ số cân bằng. Nhóm Bất động sản là điểm sáng trong phiên 14/10 với GVR (+2.4%), VRE (+1%), PDR (+2.6% là những mã tăng giá tích cực trong VN30-Index.

Các cổ phiếu BĐS khác ngoài VN30-Index như DIG, TDH, HQC…cũng có mức tăng trên 3%.

Nhóm Mid-Cap và Penny thu hút dòng tiền phiên 14/10 khi nhóm bluechips chững lại đà tăng. HQC, FLC, ITA, TTF, CII, PVT, HAG tăng giá với thanh khoản cao.

Khối ngoại bán ròng với giá trị hơn 723 tỷ đồng trong đó HPG (168 tỷ), VND (148 tỷ), PAN (135 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, DPM (159 tỷ), MBB (62 tỷ), STB (31 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng.

Yuanta cho rằng thị trường có khả năng sẽ còn xuất hiện nhịp điều chỉnh và giằng co với biên độ hẹp ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, Yuanta cho rằng nhịp điều chỉnh có thể sẽ nhanh chóng kết thúc trong phiên và thị trường có thể sẽ không xuất hiện các nhịp điều chỉnh mạnh. Điểm tích cực là các chỉ số VNMidcaps, VNSmallcaps và HNX-Index xác lập mức cao nhất 52 tuần cho thấy các chỉ số này có thể tiếp tuc mở rộng về các mức đỉnh mới.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, Yuanta khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Tận dụng các nhịp điều chỉnh trong phiên để gia tăng tỷ trọng

CTCK MB (MBS): Thị trường trong nước vẫn lưỡng lự trước ngưỡng 1,400 điểm, lực cản đến từ nhóm VN30 khi nhóm này vẫn đang retest đỉnh tháng 8, trong khi đó nhóm smallcap và midcap vẫn tiếp tục bứt phá.

Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HSX phiên này đã tăng trở lại mức 20,690 tỷ đồng so với mức 17,504 tỷ đồng ở phiên 13/10.

Thị trường lưỡng lự ngay trước ngưỡng 1,400 điểm sang phiên thứ 3 liên tiếp, lực cản nằm ở nhóm cổ phiếu VN30 khi nhóm này vẫn đang trong quá trình retest đỉnh tháng 8. Độ rộng thị trường phiên 14/10 tích cực nhờ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang trong xu hướng tăng mới khi đã vượt đỉnh cũ. Do vậy, nhà đầu tư đang tập trung vào cổ phiếu hơn so với việc nhìn chỉ số. Thanh khoản đã tăng trở lại là tín hiệu khả quan, áp lực bán vào cuối phiên cũng không mạnh, nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh trong phiên để gia tăng tỷ trọng đối với nhóm cổ phiếu bluechips, đặc biệt là các cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu được hưởng lợi từ thị trường hàng hóa, năng lượng, chuỗi cung ứng, xuất khẩu,…hoặc nhóm dịch vụ tài chính như chứng khoán, ngân hàng,…

VN-Index có thể hồi phục trở lại và vượt ngưỡng tâm lý 1,400 điểm?

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Thị trường điều chỉnh nhẹ phiên thứ hai liên tiếp với thanh khoản gia tăng. Cụ thể, VN-Index giảm 0.06 điểm xuống 1,391.85 điểm. Độ rộng trên sàn HOSE là tích cực với 267 mã tăng, 68 mã tham chiếu, 142 mã giảm. HNX-Index tăng 5.5 điểm (+1.45%) lên 384.84 điểm. Độ rộng trên sàn HNX là tích cực với 163 mã tăng, 54 mã tham chiếu, 84 mã giảm. Thanh khoản khớp lệnh trên hai sàn gia tăng so với phiên trước đó và xấp xỉ mức trung bình 20 phiên với khối lượng khớp lệnh 795 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị khớp lệnh 23,082 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn thuộc VN30 tiếp tục có một phiên ảm đạm. Kết thúc phiên giao dịch, nhóm này có 11 mã tăng giá và 15 mã giảm giá có thể kể đến như VHM (-1.4%), MSN (-0.7%), FPT (-0.6%), SAB (-0.6%), VIC (-0.6%), MWG (-0.3%), NVL (-0.3%), BVH (-0.2%), VNM (-0.1%)... đã tạo ra áp lực điều chỉnh lên thị trường. Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng cũng giao dịch không mấy tích cực với sắc đỏ chiếm ưu thế như SHB (-3.3%), MSB (-0.9%), BID (-0.9%), ACB (-0.9%), LPB (-0.7%)... Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngành chứng khoán đi ngược thị trường với nhiều mã kết phiên trong sắc xanh, có thể kể đến như VCI (+1.1%), SHS (+0.8%), HCM (+0.7%), AAS (+14.5%), ORS (+2.5%), SBS (+4.1%), APG (+6.9%), APS (+2.9%)... Nhóm bất động sản vốn hoá vừa và nhỏ cũng diễn biến tương đối tích cực với DIG (+5.6%), PDR (+2.6%), IDC (+9.6%), NLG (+4.9%), FLC (+1.7%), KDH (+0.6%), CII (+4.5%), ITA (+2.7%)...

Thị trường tiếp tục gặp khó trước ngưỡng tâm lý 1,400 điểm trong phiên thứ ba liên tiếp và kết phiên trong sắc đỏ nhẹ. Thanh khoản khớp lệnh trong phiên 14/10 gia tăng so với phiên trước đó và xấp xỉ mức trung bình 20 phiên cho thấy bên mua và bên bán vẫn đang giằng co nhau ở thời điểm hiện tại. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với gần 700 tỷ đồng trên hai sàn cũng tạo nên áp lực điều chỉnh trên toàn thị trường. Tuy nhiên, trên góc nhìn kỹ thuật, với phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp nhưng chỉ số VN-Index vẫn đóng cửa trên vùng hỗ trợ 1,375-1,380 điểm nên cơ hội để tiếp tục đi lên ngưỡng tâm lý 1,400 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần là vẫn còn nếu lực cầu mạnh hơn xuất hiện. Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 15/10, VN-Index có thể hồi phục trở lại để hướng tới ngưỡng kháng cự tâm lý 1,400 điểm.

Có thể tích lũy thêm nhóm cổ phiếu hóa chất, cảng biển và bất động sản

CTCK Agribank (Agriseco): VN-Index tiếp tục test lại mốc 1,400 nhưng chưa thành công mặc dù thanh khoản tăng hơn 17% so với phiên trước; cùng với đó số mã tăng 14/10 áp đảo so với số mã giảm. Mặc dù vậy, việc một số cổ phiếu trụ như VIC, VHM, MSN bị bán khiến VN-Index đóng cửa đi ngang mặc dù xanh trong phần lớn thời gian giao dịch. Nhóm bất động sản, khu công nghiệp phiên 14/10 hút tiền tương đối tốt và đang hình thành sóng tăng mới. Về mặt kỹ thuật, chúng tôi duy trì quan điểm chỉ số sẽ cần thêm thời gian tích lũy để chinh phục các đỉnh cao mới, các phiên tới khả năng backtest lại vùng 1,380 – 1,385 điểm. Đồ thị ngày của VN-Index đã hình thành 3 cây nến thân đỏ với tổng độ dài gần bằng một nửa cây nến phiên break ngày 11/10. Cùng với đó; diễn biến giá đang tiến về khá gần với đường hỗ trợ ngắn hạn MA6; do vậy có thể kỳ vọng lực cầu sẽ sớm xuất hiện và tạm thời chấm dứt các nhịp điều chỉnh kỹ thuật hiện tại. Giai đoạn hiện tại nhà đầu tư có thể duy trì vị thế nắm giữ danh mục; có thể tận dụng để tích lũy thêm nhóm cổ phiếu có triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm như xuất khẩu; bất động sản; hóa chất; cảng biển.

Chưa có sự phân định

CTCK Asean (Aseansc): Thị trường phiên 14/10 tiếp tục có phiên tích lũy thứ 3 dưới mốc kháng cự tâm lý 1,400 điểm, trong bối cảnh dòng tiền lan tỏa sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, khi mà nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa có dấu hiệu tích cực.

Aseansc dự báo trong phiên giao dịch 15/10 tới, sự giằng co có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong phiên sáng, giữa lực mua tại vùng hỗ trợ gần 1,385-1,390 điểm và lực bán tại vùng kháng cự gần 1,395-1,400 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Có thể giằng co

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường duy trì sắc xanh trong gần hết phiên giao dịch nhưng đã đảo chiều giảm điểm vào cuối phiên 14/10. Dòng tiền đầu tư co cụm vào 1 số ngành nhất định khi có 9/19 ngành tăng điểm. Các nhóm đóng góp vào đà tăng điểm của thị trường là: Hóa chất, Truyền thông và Tiện ích. Thanh khoản thị trường tăng và độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tích cực.

Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên cả 2 sàn HOSEHNX. Xu hướng giằng co trên thị trường có thể sẽ duy trì trong các phiên giao dịch tới kể từ 15/10 cho đến khi có thông tin rõ rệt hơn vào tuần sau kể từ 18/10.

Tiếp tục nắm giữ

CTCK KB Việt Nam (KBSV): VN-Index trải qua nhịp hồi phục trong trạng thái khá giằng co vào giữa phiên trước khi chịu áp lực bán và suy yếu về cuối phiên 14/10. Vùng cản quanh ngưỡng kháng cự tâm lý 1,400 đang tiếp tục gây sức ép lên chỉ số trong ngắn hạn và rủi ro mở rộng thêm nhịp điều chỉnh vẫn còn để ngỏ. Mặc dù vậy, cơ hội hồi phục sau đó và duy trì xu hướng tăng điểm của VN-Index vẫn được đánh giá cao với vùng hỗ trợ gần đáng lưu ý nằm tại quanh 1,380 (+-5).

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các vị thế trung hạn ở mức trung bình và trải lệnh mua lại từng phần vị thế trading ngắn hạn tại các vùng hỗ trợ.

Trung tính trong ngắn hạn

CTCK Mirae Asset: Lực cầu mạnh là yếu tố chính đã hỗ trợ giúp cho VN-Index duy trì được sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch phiên 14/10. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 868 tỷ trên cả 2 sàn HOSEHNX. Trong đó, HPGVND đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị lần lượt đạt 168 tỷ và 148 tỷ đồng. Còn ở chiều ngược lại, DPM mua ròng mạnh với hơn 158 tỷ. Với việc biến động nhẹ so với phiên hôm trước đã giúp cho điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index tiếp tục giữ mức đánh giá +2 điểm với trạng thái đánh giá là trung tính trong ngắn hạn.

Hạn chế mua đuổi

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS): Chỉ số VN-Index vẫn đang ở trong xu hướng tích lũy lại vùng 1,380-1,400 điểm và nhiều khả năng sẽ có những nhịp rung lắc trước khi xuất hiện xu hướng bứt phá mới. VCBS cũng nhận thấy ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1,350 điểm vẫn tương đối đáng tin cậy trong giai đoạn trước mắt và không kỳ vọng chỉ số sẽ giảm sâu và xuyên thủng mốc này.

VCBS cho rằng chiến lược giao dịch phù hợp trong giai đoạn hiện tại là lọc ra một số cổ phiếu tiềm năng, phù hợp cho mục tiêu đầu tư dài hạn và tận dụng những nhịp rung lắc trong phiên khi chỉ số vẫn chưa vượt ngưỡng kháng cự 1,400 điểm để giải ngân dần. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần hạn chế mua đuổi trong giai đoạn này và giữ lại một phần sức mua để giải ngân trong trường hợp thị trường xuất hiện cơ hội mới và VN-Index vượt 1,400 với thanh khoản tích cực hơn.

Minh Hồng

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Ngành điện kỳ vọng hồi phục khi kế hoạch triển khai QHĐ8 được ban hành

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98