Phó TGĐ Dương Xuân Quang: Ngân hàng số là chiến lược trọng tâm của PVcomBank

11/10/2021 11:00
11-10-2021 11:00:00+07:00

Phó TGĐ Dương Xuân Quang: Ngân hàng số là chiến lược trọng tâm của PVcomBank

Với việc từng bước mở cửa hoạt động trở lại, nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực sau gần 5 tháng bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Trong quá trình phục hồi đó, với vai trò trung gian tiền tệ, bên cạnh sự hỗ trợ của các chính sách tiền tệ, mỗi ngân hàng đều tự tạo cho mình động lực và chiến lược riêng để vượt qua khó khăn và tạo đà chuẩn bị cho sự tăng tốc trong tương lai.

Chúng tôi có dịp trao đổi với ông Dương Xuân Quang – Phó Tổng Giám đốc PVcomBank để thấy rõ hơn bức tranh triển vọng ngành ngân hàng sau giãn cách.


Theo ông, đâu là những khó khăn nhất mà Ngân hàng phải đối mặt trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này?

Ông Dương Xuân Quang: Tác động của dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng hầu như ai cũng đều thấy rõ. Ngân hàng là một lĩnh vực đặc thù khi vừa là một doanh nghiệp, vừa đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế trong việc đảm bảo sự lưu thông của dòng chảy tiền tệ tài chính quốc gia.

Ngoài những khó khăn chung cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào đã và đang gặp phải như việc hạn chế trong tiếp cận, tư vấn khách hàng, theo đó các mục tiêu phát triển kinh doanh đều bị ảnh hưởng, ngành ngân hàng – trong đó có PVcomBank còn phải đối mặt với vấn đề nợ xấu. Gánh nặng này luôn hiện hữu với nguy cơ ngày một tăng nếu dịch bệnh không được khống chế. Và khi vấn đề nợ xấu không được xử lý, khách hàng sẽ khó tiếp cận nguồn vốn mới, nhu cầu tín dụng giảm và tác động lên kết quả lợi nhuận của các ngân hàng.

Trước ảnh hưởng từ dịch bệnh, Ngân hàng đã có những thay đổi chiến lược nào để vượt qua những khó khăn?

Có một thực tế rằng, dưới tác động của dịch Covid-19, tiến trình chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ hơn trên toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đó không chỉ là lựa chọn mà là xu thế tất yếu nếu các doanh nghiệp - trong đó có ngân hàng - muốn tồn tại và phục hồi khi đại dịch qua đi.

Điều này đã được minh chứng khi trong bối cảnh dịch bệnh, ngân hàng số của PVcomBank đã giải quyết được các trở ngại về khoảng cách, thời gian, giúp khách hàng có thể thực hiện được các nhu cầu giao dịch tài chính mọi lúc mọi nơi từ mở tài khoản bằng phương thức xác thực eKYC mà không phải đến ngân hàng, thanh toán mọi hóa đơn chi tiêu, chuyển khoản 24/7 liên ngân hàng đến mở sổ tiết kiệm hay là một trợ lý quản lý tài chính đắc lực… hoàn toàn không mất phí.

Nói cách khác, chuyển đổi số không chỉ là chiến lược chung trong việc đảm bảo sự lưu thông của dòng chảy tiền tệ, mà đó còn là nền tảng, là sự chuẩn bị cần thiết cho những tăng tốc trong tương lai khi mà thói quen, hành vi, nhu cầu của khách hàng đã và đang thay đổi từng ngày. PVcomBank sẽ không ngừng nâng cấp, cập nhật hệ sinh thái tính năng dựa trên nhu cầu của mọi phân khúc khách hàng, đồng thời tiến tới số hóa các sản phẩm truyền thống sang nền tảng ngân hàng số để đáp ứng và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Đặc biệt, ngân hàng số còn là chiến lược trọng tâm lâu dài để PVcomBank hướng đến tệp khách hàng trẻ tiềm năng thuộc thế hệ Gen Z và Gen Alpha – những thế hệ được tiếp xúc với công nghệ ngay từ khi còn nhỏ và định hình thói quen mua sắm, tiêu dùng… qua các kênh trực tuyến từ rất sớm.

Ông có thể chia sẻ một số kết quả mà PVcomBank đạt được trong 9 tháng đầu năm 2021?

Mặc dù giãn cách xã hội trên diện rộng, nhưng các hoạt động kinh doanh cốt lõi của PVcomBank vẫn đạt được các kết quả đáng ghi nhận, phù hợp với định hướng đã đề ra. Tính đến hết 30/9/2021, tổng huy động vốn toàn hàng đạt 152,969 tỷ đồng, trong đó cấu trúc nguồn vốn có những cải thiện tích cực. Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn, huy động từ TCKT tiếp tục xu hướng tăng, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu quản trị nguồn vốn hiệu quả. Huy động từ kênh ngân hàng số đóng góp gần 6% tổng huy động - tăng gần gấp đôi so với các tháng đầu năm. Việc phát triển các tính năng trên ngân hàng số đã mang lại những kết quả tích cực cho PVcomBank khi doanh số và số lượng thanh toán không dùng tiền mặt qua kênh này trong quý 2 tăng gần 140% so với bình quân các tháng trước .

Bên cạnh đó, Ngân hàng chú trọng công tác quản trị tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động, tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực hệ thống, xây dựng lại các nhóm khách hàng mục tiêu, hệ sinh thái sản phẩm, tiếp cận chuỗi giá trị và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Chất lượng tài sản cũng được kiểm soát chặt chẽ, công tác thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro liên tục được tăng cường. Trên cơ sở đó, Ngân hàng vẫn tiếp tục bám sát và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu cốt lõi đã đề ra.

Khi tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát, theo ông, đâu là động lực thúc đẩy PVcomBank nói riêng và ngành ngân hàng nói chung?

Việc Chính phủ đẩy mạnh công tác tiêm vaccine toàn dân và mở cửa dần trở lại từ cuối tháng 9 là dấu hiệu rõ nét nhất cho việc kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi tích cực. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 14/2021 sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Thông tư 01/2021 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng so với Thông tư 01 là động lực cần thiết vừa giúp cho người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn có thêm thời gian để phục hồi sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn trong hệ thống.

PVcomBank đã và đang bắt tay vào đánh giá, phân loại, rút ngắn quy trình phê duyệt hồ sơ nhằm hỗ trợ nhanh nhất khách hàng thuộc đối tượng của Thông tư 14. Điều này sẽ hỗ trợ cho PVcomBank có thể hoàn thành “mục tiêu kép”, đó là vừa đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, vừa trợ giúp cho khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi sau đại dịch.

Bên cạnh đó, bối cảnh dịch bệnh còn cho thấy khả năng chủ động và thích ứng của con người là vô tận. Tại PVcomBank, các cán bộ nhân viên toàn hệ thống đã rất nhanh chóng thích ứng với những phương thức làm việc, tác nghiệp mới như chế độ họp, làm việc qua các phương tiện trực tuyến, thậm chí có điểm giao dịch phải làm việc “3 tại chỗ”. Mọi công việc vẫn được triển khai thông suốt, thậm chí còn hiệu quả cao hơn bởi ai cũng ý thức được cần phải nỗ lực gấp nhiều lần so với thời kỳ bình thường.

Tôi cho rằng khả năng thích ứng đó là rất quan trọng. Đó là động lực thúc đẩy ngành ngân hàng nói chung và PVcomBank nói riêng luôn chủ động trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi có những trở ngại tương tự như dịch Covid-19 xảy ra. Và trong quá trình tăng tốc, chuyển đổi số nói chung và ngân hàng số nói riêng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng để gia tăng sức mạnh cạnh tranh, mở rộng thị phần.

Xin cảm ơn ông!

Cát Lam

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tỷ giá tiếp tục tăng, giá bán USD vẫn trên 25,000 đồng

Sáng ngày 19/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tăng liên tục.

Ngân hàng Nhà nước nói sẵn sàng can thiệp tỷ giá trong hôm nay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết các quan chức đã sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối khi tiền đồng rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD.

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98