Cứu doanh nghiệp phải giải “3 chữ động”

29/11/2021 13:12
29-11-2021 13:12:00+07:00

Cứu doanh nghiệp phải giải “3 chữ động”

Một chủ tập đoàn DN tư nhân nói với tôi rằng, DN Việt Nam trong giai đoạn vừa qua khó nhất khi phải đối mặt với 3 chữ động.

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình hồi phục sản xuất

Chữ động thứ nhất là làm sao thu xếp đủ vốn lưu động khi kinh doanh đình trệ, không có doanh thu, không có khách hàng, trong khi đó tiền cứ phải tiêu, chi phí phải bỏ ra để duy trì hoạt động như chi phí cho người lao động (trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn…).

Do thiếu hụt dòng tiền nên hầu hết các DN rất khó khăn trong việc trả lãi vay đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu, khó có thể tiếp cận các khoản vay mới. Ngoài ra, các DN vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng trong khi phải tạm ngưng hoạt động. Thiếu nguồn vốn lưu động có thể làm DN đến bờ vực phá sản bất cứ lúc nào.

Chữ động thứ hai là DN làm sao có đủ nguồn lao động trong thời gian tới khi sản xuất trở lại. Để cầm cự trước dịch bệnh nhiều DN phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động.

Người lao động cũng vì đời sống khó khăn, dịch bệnh căng thẳng mà phải rời TPHCM, phải rời các tỉnh Đông Nam bộ để về quê. Do vậy, thách thức và khó khăn rất lớn cho DN là đảm bảo đủ nguồn lao động khi phục hồi sản xuất sau đợt dịch bệnh căng thẳng, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử…

Hiện đã có tình trạng tranh giành lao động ở một số nơi, có những DN FDI đã đăng tải thông tin tuyển lao động với mức tiền công hơn 1 triệu đồng/ngày công, đây là thách thức quá lớn cho DN nhỏ và vừa.

Các DN FDI thì gặp khó khăn khác là nguồn lao động chuyên gia và quản lý, vì tình hình dịch bệnh và đi lại khó khăn, các DN FDI gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề nhập cảnh và việc gia hạn hoặc cấp giấy phép lao động cho chuyên gia người nước ngoài.

Chữ động thứ ba là tính năng động của chính quyền các cấp. Rõ ràng trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, tinh thần tạo điều kiện hỗ trợ DN duy trì hoạt động, vượt qua được khó khăn đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Ở đâu mà chính quyền thờ ơ, sợ trách nhiệm, xem sự sống còn của DN không phải là mối quan tâm của mình thì ở đó chắc chắn DN còn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Chính phủ thời gian vừa qua đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Do vậy trước hết, rất cần đồng thuận của cả xã hội về việc “sống chung với dịch bệnh”, cân bằng mục tiêu chống dịch và chống suy sụp kinh tế.

Duy trì kinh tế được hiểu là để đảm bảo nguồn lực phòng chống dịch một cách bền vững. Trách nhiệm của các chính quyền địa phương (cũng như Trung ương) không chỉ là kiểm soát dịch, mà cả phục hồi kinh tế.

An toàn cần hiểu là tương đối chứ không phải tuyệt đối. Không phải có trường hợp F0 là phong tỏa cả vùng lớn, không phải có F0 là buộc cả khu công nghiệp hay DN lớn phải ngừng hoạt động. Đây cũng là tinh thần chỉ đạo rất rõ ràng của Chính phủ trong thời gian qua. Bộ máy chính quyền địa phương cần theo tinh thần sống chung và thích ứng với dịch bệnh trong giai đoạn tới.

Bóc tách ca bệnh F0 nhưng không được ngừng hoạt động. Rõ ràng hiện nay nhiều cơ quan nhà nước có F0, bệnh viện có F0 nhưng không vì thế mà buộc ngừng hoạt động… Quan trọng là phải sẵn sàng các giải pháp và kịch bản y tế.

Nhất quyết chống lại tư duy quản lý bằng mệnh lệnh hành chính, giấy phép con, tùy tiện cấm đoán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng DN cũng cần ý thức tự điều chỉnh hoạt động, chính sách cho hoạt động trở lại bình thường bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tôi vẫn cho rằng để cân bằng các mục tiêu chống dịch và hồi phục nền kinh tế, rất cần thiết phải đổi tên các “Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19” thành “Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 và Phục hồi kinh tế”, nhằm đảm bảo truyền tải thông điệp “Cần nguồn lực để phòng chống dịch lâu dài” và “Phòng chống dịch chính là vì mục tiêu phát triển kinh tế”.

ĐẬU ANH TUẤN

Sài Gòn Đầu Tư Tài chính





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98